,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
774434
Hình dung về người lãnh đạo đất nước thời kỳ mới?
1
Article
null
,

Hình dung về người lãnh đạo đất nước thời kỳ mới?

Cập nhật lúc 15:02, Thứ Tư, 15/03/2006 (GMT+7)
,

Phần hình dung về người chèo lái con tàu đất nước trong thời kỳ mới được các vị khách có mặt trong buổi "Bàn tròn: Kỳ vọng có sự đột phá để tìm người tài cho Đảng" chia sẻ với Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và độc giả một cách sôi nổi. Với TS Lê Kiên Thành thì người lãnh đạo cần có sự quyết đoán mạnh mẽ? Còn GS.TS Nguyễn Trường Tiến cho rằng đó phải là người đoàn kết được trí tuệ, tập hợp được tiềm năng của dân tộc và đặc biệt "ra gió không sợ... ốm?

Còn bạn, bạn có đồng ý với các vị khách mời? Bạn kỳ vọng và hình dung như thế nào về người chèo lái con tàu đất nước?

>> Sửa mình để đón "thời cơ vàng"

 >> Huy động tối đa tiềm năng con người để "Đổi mới II"

Cần có sự quyết đoán mạnh mẽ

Soạn: AM 726745 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS Khoa học Lê Kiên Thành, Tổng giám đốc công ty TNHH Thiên Minh (phải) đang tham trao đổi tại đầu toà soạn VietNamNet phía nam cùng nhà báo Thẩm Tuyên, đại diện Ban biên tập VietNamNet (trái).

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhiều bạn đọc nói rằng, chúng ta đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử lớn, đang mở ra những  thời cơ mà như nhiều học giả gọi là "thời cơ vàng". Nếu không biết chớp lấy nó để bật lên thì rõ ràng rất lãng phí và đi kèm với nó sẽ là hiểm hoạ. Bởi thời cơ luôn đi kèm thách thức.

Quay trở lại câu chuyện của anh Thành, anh là con của một vị lãnh tụ cách mạng, một vị học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người mà trong những giai đoạn khó khăn, những thời điểm bước ngoặt của đất nước đã có những quyết sách rất đúng đắn. Điển hình là TBT Lê Duẩn đã có những quyết sách để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chúng tôi cũng được biết vào thời điểm đó đã có rất nhiều trở lực trong và ngoài nước. Anh có thể chia sẻ những bài học mà với tư cách một người con, anh có quan sát thấy rằng trong thời điểm bước ngoặt ấy, cha anh đã có những suy nghĩ, những trăn trở gì? Ông đã có lúc nào đắn đo trước khi tung ra những quyết định như vậy?

TS Lê Kiên Thành: Tôi rất nhớ những câu chuyện mà ông cụ đã kể lại. Theo tôi hiểu, mục đích thống nhất đất nước là mục đích chung của cả dân tộc, không hề có ai ngăn trở, đó là mong muốn của tất cả những người VN. Nhưng ở vào thời điểm đó, Liên Xô và Trung Quốc đã khuyên mình rằng, việc đó chưa thể làm được vào thời điểm này, nếu làm, thậm chí có khả năng mất đi cả miền Bắc và còn có khả năng gây ra chiến tranh thế giới thứ III. Trước ý kiến đó của hai người bạn lớn, trong nội bộ Đảng chúng ta cũng không thống nhất, với nhiều ý kiến khác nhau, cũng có những ý kiến cho rằng chúng ta không nên cục bộ mà phải nhìn toàn bộ, rằng đó là ý kiến rất sắc bén, là xu thế của thời đại do Đảng cộng sản Liên Xô hồi đó đưa ra - xu thế hoà giải. Nếu chúng ta làm cuộc kháng chiến thì có nghĩa là xu thế đó không đúng, phủ nhận lý tưởng tiến bộ.

Ông cụ có kể lại, trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, ông có nói với Bác rằng, thưa Bác, trong công cuộc giải phóng miền Nam, chúng ta phải không được sợ Mỹ, thứ hai, chúng ta không được sợ Trung Quốc và Liên Xô. Có như thế, chúng ta mới làm được. 

Hơn lúc nào hết, chúng ta cần vận dụng trí tuệ để giải phóng khỏi sự gò bó, để tìm ra con đường phát triển. Đây là thời điểm phải nhìn thấy con đường đi lên của đất nước, nếu không chúng ta mãi mãi là những người đi sau. Trí tuệ VN, bằng cách nào đó, tìm ra con đường đi lên hạnh phúc. Đó là con đường nào, những người lãnh đạo ở ĐH này phải cảm nhận được và nhìn ra. Trong ĐH X lần này, nếu ai đó có đủ trí tuệ, tầm nhìn thì hãy đứng ra gánh vác trọng trách này, thay vì cắm cúi nghiên cứu các sách kinh điển, so sánh điều này điều kia. Bởi, thực tế cuộc sống bây giờ đã khác xa lý thuyết rồi. Trong chủ nghĩa Mác có đề cao tính biện chứng. Đến thời điểm này, các nhà lãnh đạo  cần tìm thêm những lý thuyết khác để phục vụ cho phát triển xã hội.  

Soạn: AM 726757 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn (phải) đang trao đổi với GS.TS Nguyễn Trường Tiến (Ảnh: Lê Anh Dũng)

"Ra gió không sợ... ốm"

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vâng, thưa anh Trường Tiến, anh có nói là trông chờ vào các vị lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ mới có những đột phá, những giải pháp đưa đất nước đi lên. Vậy anh trông chờ gì, anh nghĩ gì và hình dung các nhà lãnh đạo trong nhiệm kỳ tới sẽ  như thế nào?

GS.TS Nguyễn Trường Tiến: Tôi nghĩ rằng, giống như một đoàn tàu ra khơi, bao giờ chúng ta cũng kỳ vọng ở thuyền trưởng- người chèo lái con tàu đất nước. Dân tộc mình sống rất nhân bản. Tôi mong những người cộng sản lãnh đạo đất nước trong tương lai phải hiểu rõ truyền thống lịch sử, văn hoá và nhìn vào bốn ngàn năm lịch sử để nhìn rõ con đường đi lên của đất nước. Hiện nay, tôi thấy chúng ta vẫn chưa nhận rõ được con đường này.

Tôi cũng mong muốn những người Đảng viên lãnh đạo đất nước có đủ bản lĩnh, không sợ gì. Hiện nay chúng ta vẫn vướng ở vấn đề này. Chúng ta là người cộng sản, lại có truyền thống lịch sử bốn nghìn năm, có trong dòng máu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, mạnh dạn "mở hết" để tạo điều kiện không chỉ cho Đảng viên mà là toàn dân làm việc, toàn dân cống hiến sức khoẻ, tình cảm, tiền bạc để xây dựng đất nước.

Hơn nữa, cần mạnh dạn mở cửa, tổ chức lại các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức lại những tổ chức phi chính phủ, hội liên hiệp, hay tổ chức lại các doanh nghiệp... Người đảng viên cộng sản phải làm giàu bằng trí tuệ, công sức, tình cảm của mình thì chắc chắn đảng viên sẽ đi đầu.

Tôi luôn nghĩ người đảng viên cộng sản và người lãnh đạo đất nước phải biết cân bằng, giữa quá khứ và lịch sử, học tập cha ông mình để lựa chọn được nhân tài.

Cụ thể hơn: Người lãnh đạo trong tương lai của một bộ, ngành, tỉnh hay một cơ quan, doanh nghiệp phải tự đề xuất, rằng: "Nếu được làm lãnh đạo thì tôi sẽ làm gì? Tôi sẽ phải tiếp tục học cái gì? Tôi sẽ xây dựng được cái gì? Cho tôi một khoảng thời gian để tôi thực hiện được việc ấy". Chứ không phải tôi làm tổng giám đốc, thứ trưởng, bộ trưởng thì cứ đến hẹn lại lên. Để rồi sau nhiệm kỳ tôi cũng không biết làm cái gì, đóng góp được cho đất nước, dân tộc này được cái gì tiếp theo nữa.

Tôi chờ đợi người lãnh đạo tương lai tập hợp được toàn bộ tiềm năng, trí tuệ của dân tộc để đi lên. Tất nhiên chúng ta đã làm được những điều đó từ trước đến nay, nhưng hy vọng, thời điểm này chúng ta sẽ phát huy được hơn nữa. Tôi cũng hy vọng diễn đàn của VietNamNet mở ra lần này sẽ giống hệt như một hội nghị Diên Hồng, chứ nếu như chúng ta chỉ mở ra có một tháng, xem ra hơi bị "thèm thuồng".

Người lãnh đạo tương lai phải có trách nhiệm, với dân tộc, với lịch sử, với trọng trách mà họ đang gánh vác. Tôi muốn chúng ta nhìn con đường đi xa hơn nữa của dân tộc. Tôi hy vọng sau ĐH X lần này, những người lãnh đạo lắng nghe và tìm ra được giải pháp để dân tộc đi xa hơn. Tôi chờ đợi và kỳ vọng vì cảm giác vận mệnh đã đến, chỉ có điều chúng ta có nắm bắt được nó hay không.

Tôi ước mơ người lãnh đạo cao nhất của mình ''ra gió không sợ ốm'', đủ bản lĩnh để tường minh mọi chuyện. Giải thích mọi chuyện cho dân thấy rằng giữa Đảng và nhân dân, giữa Đảng và dân tộc không có khoảng cách. Đảng là dân tộc, dân tộc là Đảng, Đảng tin dân, dân tin Đảng. Con người chúng ta phải có 3 điểm tựa: Một là trí tuệ, hai là văn hoá, ba là sức khoẻ thì mới làm việc được. Nhìn về phía trước tôi cho rằng chúng ta phải hết sức tử tế với nhau, trung thực với nhau, thật thà với nhau. Với trí tuệ, văn hoá, sức khoẻ, tình cảm ấy chúng ta lựa chọn người lãnh đạo. Tôi cho rằng dân mình thông minh lắm! Tôi tin rằng đến một lúc nào đó dân tộc mình sẽ có nhân tài để đưa đất nước đi lên như lịch sử đã chứng minh.

  • VietNamNet

Còn bạn, bạn có đồng ý với các vị khách mời? Bạn kỳ vọng và hình dung như thế nào về người chèo lái con tàu đất nước?

Ý kiến của bạn?

,
,