,
221
4924
Diễn đàn
diendan
/60nam/diendan/
774990
"Tăng tốc" chứ không thể là "đi tắt đón đầu"?
1
Article
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
,

'Tăng tốc' chứ không thể là 'đi tắt đón đầu'?

Cập nhật lúc 11:49, Thứ Năm, 16/03/2006 (GMT+7)
,

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay thua xa các nền kinh tế của các nước lân bang như Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a… Và cứ đặt mục tiêu 8% thì có phấn đấu đến bao lâu chăng nữa thì mình vẫn không thể đuổi kịp các nước khác, chưa kể đến các nước văn minh như Xing-ga-po, Hàn Quốc… Do vậy, biện pháp mà  kỹ sư Nguyễn Phương Anh đưa ra là: Phải tăng tốc để đuổi kịp họ, việc tăng tốc là thuần tuý chứ không thể là “đi tắt đón đầu”.

 

Tôi xin phép được góp ý thêm về phương diện kinh tế dựa trên thực tế phát triển kinh tế mà Đại hội X đưa ra hiện nay là: tăng trưởng kinh tế 8%. Mục tiêu này theo tôi, đã có sự cân nhắc về hiện trạng của nền kinh tế nước nhà. Và theo tôi hiểu, việc đề đạt một phần trăm lớn hơn là bất khả thi hoặc sẽ vướng vào việc nói không đi đôi với làm.


Trong tâm trạng một người dân thiết tha với công cuộc làm chuyển biến kinh tế nước nhà, tôi mạo muội xin đề cập đến một phương pháp phát huy nền kinh tế theo kiểu của riêng tôi. Để dễ hình dung, tôi có thể diễn đạt về một phương pháp như sau :

 

Soạn: AM 726339 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hình 1.

Xuất phát điểm hiện nay của nền kinh tế của chúng ta là điểm A và đích đến là điểm B (điểm B tương đồng với một nền kinh tế hơn ta, ví dụ như Ma-lai-xi-a, đó là chưa kể ta có thể chọn đích đến là Ma-lai-xi-a+ (M+) vì ta phải kể đến khi ta tiến đến đích B thì Ma-lai-xi-a đã đến B+, việc B+ trừ đi B ta có thể lấy mức độ tăng trưởng của Ma-lai-xi-a để biết hiệu số. (Hình 1)


Muốn phát triển kinh tế đi từ điểm “A” đến điểm “B” theo lộ trình thì ta có nhiều phương pháp:


Phương pháp 1, đi thẳng AB: Phương pháp này có lợi thế là rút ngắn khoảng thời gian tiến hành, nhưng lại có nhược điểm là gặp nhiều chông gai vì lý do không thể thống nhất mọi quan điểm để làm kinh tế, không thể đánh đồng tốc độ 8% cho mọi ngành nghề, khó có thể giải quyết các lực cản của từng nghành nghề trong xã hội cùng lúc và “Đấu tranh” thì “Tránh đâu”.


Phương pháp 2, đi đường vòng (AB): Phương pháp này nhằm tránh đối đầu với các lực cản cùng một lúc (hoặc đối đầu trực tiếp) và hy vọng các lực cản bị chia sẻ theo thời gian. Phương pháp này rất mất nhiều thời gian và chưa chắc đủ sức để vượt qua, vì “thời cơ vàng không đến nhiều lần” và không đợi được.


Phương pháp 3, đi tắt đón đầu BA: Là một phương pháp tách rời thực tế, chỉ có gặp may mới có thể nói nó thành công. Mà trong giai đoạn hiện nay, chúng ta không thể chỉ trông chờ vào vận may, biết đâu lại như "tái ông mất ngựa" loanh quanh luẩn quẩn.


Phương pháp 4, áp dụng thuyết lượng tử A=B: Bước nhảy anpha (α). Nhưng, việc này chỉ có thể xảy ra trong khi mình đã đạt được đích đến là nền kinh tế trên cả nền kinh tế Mỹ hoặc Alien. (Bước nhảy anpha dựa trên nguyên lý bẻ cong không gian giống như ta vẽ 2 điểm A và B trên tờ giấy và ta uốn cong tờ giấy lại cho hai điểm đó gần nhau).


Phương pháp của tôi, đó là "Tam cấp âm - dương" A+/- A. Phương pháp này có thể hiểu đó là kết hợp của phương pháp đường thẳng + đường vòng + trí tưởng tượng (của phương pháp 3) + tương lai của phương pháp 4.
 

Soạn: AM 726337 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hình 2.

Chúng ta có thể hiểu như sau: trên hình vẽ là việc phải làm đi từ A đến B, các đường đi như AB, (AB), và BA còn đường tam cấp là A+/-A. Đuờng tam cấp là kết hợp của việc gần như là đi thẳng (nếu chỉ có 1 lần dùng công bội): đó là chọn nền tảng nào là cần thiết nhất và có khả năng biến đổi chậm, gặp nhiều thử thách… của nền kinh tế thì ta chọn AC và duy trì nó theo dạng 8% mà không cần tăng tốc để tránh rủi ro. Trên qui mô của AC 8%, ta có thể chọn tiếp theo một ngành kinh tế khác phụ thuộc khăng khít với nó CD để phát huy trên cơ sở 8%, ta phải đặt ngành này lên trên 8% nghĩa là 8%+ (có thể từ 8 đến mức độ cần đến hiện tại ngành nghề này của đối tượng so sánh. Ví dụ, so sánh ngành nghề của Ma-lai-xi-a đối với mình). Tiếp tục trên cơ sở này, ta lại chọn một ngành nghề khác tương ứng và lại phát triển theo định hướng như trên, và do vậy đồ thị của ta sẽ là đường tam cấp cong (Hình 2).

Với các bước nhảy vượt bậc 8%+ trông giống như đường vòng với các điểm có độ dài nhất định? Vậy nhưng tăng tốc ở đâu? Đó chính là phương pháp chọn đoạn tăng tốc. Ví dụ, trên cơ sở 8%+ của DE mà ta thấy ngành nghề này có thể đi bằng đường thẳng với vận tốc tối đa M+/8% thì ta ngay lập tức phải tăng tốc cho nó (ví dụ: DE là tự do báo chí, thì ta phải mở rộng nó cho bằng vận tốc M+/8%, mà không phải lo báo chí ảnh hưởng đến các ngành nghề khác), vậy thì vận tốc từ D đến E sẽ không phải là 8%+ nữa mà là M+/8% (nhiều lần công bội)… Vậy, ta muốn đạt vận tốc cao thì phải chọn lựa khoảng cách nào đấy để vận dụng tăng tốc tối đa… cứ thế sau khi đến đích ta sẽ có thể gần đến B, B+ hoặc hơn B+ tùy theo các đoạn tăng tốc nhiều hay ít.
 

Vậy câu hỏi đặt ra là: Khoảng cách DE… sẽ dài bao nhiêu hay nó choán cả AB hoặc giả nó kéo dài hơn AB nhiều lần?

 

Đó mới chính là vấn đề, vậy ta càng phải chia nhỏ các soạn CD, DE, EF… càng nhiều càng tốt, tức là ta phải chọn ngành nghề càng hẹp càng tốt, càng có cơ hội phát huy thì càng tốt (giống như phát triển nền kinh tế cá thể nhỏ, tư nhân… ưu tiên trước). Ta có thể hiểu cấp số nhân có công sai là 1,08 và ta càng chia nhỏ "n" = CD, DE, EF… bao nhiêu thì ta càng có bước nhảy vọt cấp số nhân bấy nhiêu (đó là chưa kể nội tại trong CD, DE… đã là có công bội của 8% đến M+). Vậy thì theo hy vọng của tôi, 5 hoặc 10 năm nữa chúng ta sẽ vượt được Ma-lai-xi-a về GDP nếu cứ phát huy theo đường lối trên.


Vậy, một việc nữa phát sinh là: lý thuyết này (phương pháp) có thực tế hay không? hay là hoang tưởng? Vì đồng ý rằng ta có thể đặt công sai là 1,08 hoặc 0,08 hoặc 1000 hay ta tùy ý lựa chọn đến đâu thì đến? Câu trả lời cực kỳ đơn giản: Đó là nội lực, thế năng và tình yêu nhân loại.
 

Nội lực là gì? Đó là niềm kiêu hãnh, tự tin của dân tộc, niềm khát vọng vươn lên của kẻ nghèo… chúng luôn luôn là ước mơ của cả dân tộc. Mong muốn bằng người, bằng M+… mà nhân tài thì không thiếu! Và tiềm năng của người dân trong nước và Việt Kiều là rất lớn?


Thế năng và tình yêu nhân loại là gì? Nếu có nội lực thì không đủ, tôi muốn đấy, tôi cần đấy… nhưng lực bất tòng tâm thì không thể đến M+… được. Điều này lại cực kỳ vui nữa, đó là thế năng đã sẵn có rồi, tự nhiên rồi, đó là bàn tay muốn nâng đỡ của các nước tiên tiến với Việt Nam theo kiểu tự nhiên! Đó là gì? Mọi người hãy tưởng tượng mặt bằng kinh tế thế giới tạm gọi như là một dãy núi (vì họ cao hơn mình) và mặt bằng kinh tế của ta như là một mặt thung lũng. Do vậy, theo quy luật tự nhiên “Nước chảy chỗ trũng” thì thế năng của các nền kinh tế trên ấy sẽ tự nhiên bồi đắp cho thung lũng và chỉ dừng cho đến khi thế năng thung lũng ngang bằng với thế năng trên cao (việc này được chứng minh qua các công ty, tập đoàn nước ngoài đến đầu tư tại nước ta, họ làm lợi cho họ nhưng cũng nâng cao đời sống dân ta, và còn việc khác nữa đó là viện trợ không hoàn lại hoặc xoá nợ, cho vay không lãi, lãi ít…), việc còn lại chúng ta phải làm là làm sao mở rộng các con kênh để thế năng tuôn xuống (Dễ quá!). Và chúng ta có thể tăng tốc nền kinh tế đến 40% hoặc lớn nhất bằng M+/8% hay là KR+/8%, USA+/8%...

Vậy thế còn Âm - Dương? Theo tôi, khi đã phát triển quá nóng 40% - USA+/8% rồi thì tất nhiên sẽ sinh ra cọ xát và nếu không biết cách sẽ sinh ra cháy, nổ… tiêu huỷ cả thành tựu mới sơ khai đạt đuợc, vì lẽ đó cho nên ta mới phải dùng thuyết Âm - Dương để trung hòa năng lượng sinh ra do nóng và lại còn được lợi (ví dụ như khi dùng than đá đốt lò ta thỉnh thoảng cho thêm một ít nước vào để than đượm hơn, nhiều nhiệt lượng hơn do hơi nước tạo ra H2 để đốt cháy thêm…). Chúng ta phải "làm mát" nền kinh tế tức là:

 
Ưu tiên phát triển kinh tế biển, duyên hải (do gần nước, không sợ nóng quá, hoặc dễ dập nóng): tăng cường khả năng khai thác biển, khai thác lợi thế quanh bờ biển (du lịch, chế biến, dịch vụ cho tàu nước ngoài…), mở cửa 100% cho khai thác du lịch, miễn visa cho toàn thế giới.


Ưu tiên phát triển kinh tế của các vùng Đà Lạt, Sapa, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo (khí hậu mát mẻ). Dùng du lịch, cây trái mùa, cây đặc sản… để tạo hàng hoá giá trị cao.


Làm mát kinh tế nông nghiệp: giảm xuất khẩu gạo (xuất khẩu gạo đang nóng) để nâng giá trị gia công (có thể giảm ½ sản lượng gạo xuất khẩu để giá gạo trên thế giới tăng cao để bù đắp thu nhập và số gạo còn lại là lợi nhuận ròng để phát triển chăn nuôi, làm các sản phẩm được chế biến… giảm nhập khẩu).


Giảm không khí nóng do công việc: ta có thể cho phép công nhân viên chức mặc quần soóc đi làm, hoặc tăng thêm ngành dịch vụ giải trí như cờ bạc, cá độ… để giảm sức ép, sức nóng công việc (vì các nơi này có máy điều hoà nhiệt độ


Các ngành nghề khác nếu không có điều kiện để giải nhiệt như trên thì ta không bỏ không mà có quyết sách khác đó là: thuê các chuyên gia của các nước xứ lạnh đến giải quyết công việc như ở Đông Âu, Ai-xơ-len, Ca-na-da… hoặc kêu gọi Việt kiều ở các nước xứ lạnh về nước…


Trên đây chỉ là một số vấn đề tôi cảm thấy quan tâm và chia sẻ với phong trào góp ý Đại hội X và thư này tôi góp ý cho việc phát triển kinh tế và biết đâu phương pháp này lại có thể áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau như: làm luật, tư pháp, hành pháp…

  • Nguyễn Phương Anh, KS Hoá Thực phẩm

Ý kiến của bạn?

 

,
,