,
221
4924
Diễn đàn
diendan
/60nam/diendan/
778710
Tâm sự của một nhà khoa học trẻ mong được chia sẻ
1
Article
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
,

Tâm sự của một nhà khoa học trẻ mong được chia sẻ

Cập nhật lúc 10:03, Thứ Ba, 28/03/2006 (GMT+7)
,

Tôi thực sự đồng tình với GS Hoàng Tụy, GS đã nói ra những điều lâu này tôi thấy vô lí. GS đã vạch ra và chỉ rõ được những điều không thể chấp nhận được trong khoa học mục tiêu cần phải hướng tới để có một nền khoa học phát triển. 

 

Việc cần thiết của khoa học đối với một nền kinh tế, một đất nước và đối với sự phát triển của một dân tộc là không phải bàn cãi. Tôi sinh ra trong một gia đình làm khoa học, bố tôi là cũng là một GS. Hiện nay tôi đang làm thạc sĩ tại Korea University. Nên tôi cũng được biết nhiều về môi trường khoa học ở Việt Nam và Hàn Quốc.

 

GS nói rất đúng, GS ở Việt nam “rẻ” lắm, bố tôi bảo “ Lương con mới ra trường còn cao hơn lương bố”, buồn lắm, một anh kĩ sư quèn làm ở một công ty viễn thông nhà nước còn cao hơn lương của một GS. GS không có phòng làm việc riêng, không có phòng thí nghiệm, không có người hỗ trợ nghiên cứu.

 

 Ở Hàn Quốc, làm master thôi cũng đã được trang bị một góc làm việc riêng, có máy tính nối mạng, có các tiện nghi đủ. GS ở Hàn Quốc, họ “to” lắm, có quyền lắm. GS có phòng làm việc rộng rãi, tiện nghi, có một đội ngũ nghiên cứu do GS hướng dẫn, có phòng thí nghiệm được trang bị các thiết bị đắt tiền. GS có quyền quyết định tài chính cho phòng thí nghiệm của mình.

 

Ở đây rất “lạ” không GS nào chịu làm Trưởng khoa cả vì làm trưởng khoa mất thời gian không nghiên cứu được. Họ đành phải phân công mỗi người làm một thời gian.

 

hổ thật! Không biết là họ lạ hay Việt nam lạ.

 

 GS ở đây có cuộc sống rất đầy đủ, lương họ rất cao, có khi họ còn bỏ tiền ra cho sinh viên vay, hoặc tài trợ thêm về đời sống cho sinh viên yên tâm nghiên cứu.

 

 Ở ta, tôi thấy tiền dành cho nghiên cứu cũng không phải nhỏ. Nhưng mà cuối cùng ta có được cái gì. Bố tôi được mời làm chủ tịch hội đồng nghiệm thu đề tài, đề tài làm sai, “sai từ cơ bản” như lời ông nói. Đáng lẽ không cho qua nhưng ông “cả nể” đánh giá “ Trung bình”, thế là từ lần sau cái viện ấy chẳng bao giờ mời nữa. Các GS nào “ngang” là lần sau “ xin miễn”.

 

Tôi ngây thơ bảo ông “Sao bố lại cho qua”, bố tôi cười buồn. Ở ta khi nghiệm thu, tốt nhất là mời những người trái ngành chằng biết gì hoặc biết ít về lĩnh vực của đề tài là OK.

 

Ông không bao giờ xin làm đề tài vì bố tôi không chịu được cách mà GS phải “lom khom” trước cửa quan, mà ở Việt nam phải gọi đúng là “chạy” để tài, luật bất thành văn là phải feedback cỡ 20% tiền đề tài cho “chữ kí duyệt”, từ cấp trường, cấp bộ đến cấp nhà nước.

 

 Tôi cũng đã có dịp đọc báo cáo tài chính của một số đề tài, tiền tiêu cho việc đi lại, công tác phí cũng tốn ngót 50%, một tỉ đồng của nhà nước (đúng hơn của dân) để cho ra một sáng kiến ... đã có từ những năm 80.

 

Gần 10 năm nghiên cứu ở Liên xô cũ để thành phó tiến sĩ, tiến sĩ, thế mà về Việt nam bố tôi phải đi dạy cao đẳng, tại chức ở các tỉnh để có tiền, một việc mà đâu cần đến các GS. Phí quá! nhưng ở nhà thì lấy đâu ra tiền. Một sự lãng phí ghê gớm không thể thông kế được và ở Việt nam mình có bao nhiêu GS như thế.

 

Theo quyển GS Việt nam (mỗi GS muốn có phải mua chứ không được tặng), ta có hơn 1000 GS, trong đó có gần nửa đã mất còn cỡ 500 (tôi không nhớ chính xác), nếu mỗi GS được cấp kinh phí gồm lương, chi phí phòng thì nghiệm, chi phí nghiên cứu mỗi năm một trăm triệu thôi. Cũng chỉ hết có 50 tỉ, con số quá nhỏ so với việc cải cách sách GK (1000 tỉ), so với số tiền mà Bùi Tiễn Dũng đánh bạc trong một tháng.

 

 Với các nhà quản lí này, với cái cơ chế này tôi nghĩ Việt nam mãi cũng chỉ là một nước lạc hậu về mặt khoa học mà thôi.

 

Về phía tôi sau khi ở nước ngoài về, tôi phải làm gì?. Sống trung thực hay tìm kẻ hở của cơ chế để móc tiền của nhà nước. Nếu chọn sống trung thực chắc tôi không dám làm khoa học, ra ngoài tự kiếm sống không làm khoa học chắc dễ hơn.

 

  Đây là vài lời tâm sự, không đầu không cuối.

 Mong mọi người chia sẻ.

 

 Trần Nam Long
 Korea University, Seoul, Korea
Email: redhot@fpt.vn

 

Ý kiến của bạn?

,
,