,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
774578
Học cách tồn tại bên cạnh những người khổng lồ
1
Article
null
,

Học cách tồn tại bên cạnh những người khổng lồ

Cập nhật lúc 09:30, Thứ Tư, 15/03/2006 (GMT+7)
,

Trở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng... Dưới đây là lược ghi bài nói chuyện của ông. 

Dệt may là một thị trường đặc biệt chưa có giới hạn

 

Học cách tồn tại bên cạnh những người khổng lồ

 

Ba đối thủ và là đối tác lớn Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc được ASEAN “mời” hợp tác trong chương trình ASEAN +3 đã có những phản ứng khác nhau và dĩ nhiên kết quả đạt được cũng khác nhau. Trong lúc Nhật và Hàn Quốc còn chậm chân, Trung Quốc nhanh chóng trở thành bạn hàng số một của khu vực Đông Nam Á.

 

Năm nay, Trung Quốc sẽ có dự trữ ngoại tệ đạt 1.000 tỉ đô la Mỹ. Đã đến lúc người Trung Quốc mang tiền ra nước ngoài đầu tư. Cuộc mở cửa trên nhiều mặt đã đem lại cho Trung Quốc nguồn thu ấy. Ngày nay, trong số 20 triệu dân của thành phố Thượng Hải, có 400.000 doanh nhân Đài Loan và 300.000 doanh nhân Hàn Quốc. Trong một chuyến thăm Mỹ, một hạ nghị sĩ Mỹ tặng tôi một chiếc phù hiệu có hình quốc huy Mỹ và rỉ tai rằng “hàng Trung Quốc làm đấy”. Ngày nay, một nhà máy ở Nam Ninh đang cung cấp 70% lượng cravat cho toàn thế giới, từ “thượng vàng” đến “hạ cám”, có cả Pierre Cardin và Louis Vuitton nữa. Mười chín ngành kinh tế ở Trung Quốc từng được dự báo là sẽ sụp đổ sau khi vào WTO bây giờ đều sống khỏe cả, chính vì họ có sự chuẩn bị rất tốt.

 

Trong bối cảnh ấy, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để tồn tại trước một người láng giềng có nhiều điểm chung, nhưng sản xuất mọi thứ đều giỏi hơn và sản phẩm cạnh tranh hơn? Câu trả lời là phải dùng chính triết lý của họ để tồn tại. Binh pháp Tôn Tử dạy “không cần đánh mà vẫn thắng”. Trong trường hợp này, không có cách nào khác, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tranh thủ thị trường, chủ động đi vào thị trường ngách. Hàng dệt may cạnh tranh trực diện với Trung Quốc thì rất khó, nhưng hàng dệt may Trung Quốc cho người Hồi giáo lại không thích hợp, thì đó chính là cơ hội. Làm những sản phẩm Trung Quốc chưa làm hay làm chưa tốt thì vẫn phát triển được.

 

Mà không phải Trung Quốc không có điểm yếu, họ phát triển quá nóng nên lo chuyện năng lượng, đi đâu cũng lo ký hợp tác về dầu mỏ, nhất là với mấy nước châu Phi. Trong khi đó, với ta, du lịch Hội An giờ đây tiếng lành đồn xa khắp thế giới rồi. Tôi đọc được quảng cáo về Hội An của một công ty du lịch thế này: “Hội An rất đẹp, sạch sẽ và an toàn. Điều thú vị nữa là may đo quần áo chỉ trong vòng 24 tiếng. Một cặp vợ chồng có thể đặt may hai bộ quần áo theo ý muốn, mà tiền công chỉ 4 đô la Mỹ thôi, quá rẻ”. Tôi đọc cũng thấy giật mình vì bao giờ hàng dệt may thông thường có được giá đó.

 

Lại nói chuyện dệt may, cũng đừng nghĩ rằng Trung Quốc kinh khủng quá, vì dệt may là một thị trường đặc biệt chưa có giới hạn. Còn những mặt hàng thực phẩm thì lại khác. Bài học cà phê vẫn nóng hổi đấy, rằng chạy theo khối lượng chưa hẳn đã là hay. Tôi đọc tin Việt Nam vượt Ấn Độ về sản xuất hạt tiêu đen mà lo, lo vì bài học cà phê sẽ lặp lại. Tôm cá cũng vậy, không tính cách chế biến thì một ngày kia sản lượng tăng cao cũng sẽ vô cùng khó. Quyết định là ở thị trường chứ không phải là sản xuất.

 

Thông tin sẽ quyết định

 

Quyết định là thị trường chứ không phải là sản xuất, vậy nên thông tin sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong thời kỳ mới. Ngày nay, khái niệm chuỗi giá trị (value chain) được nói đến nhiều, bởi không một nơi nào có thể sản xuất tốt từ đầu đến cuối một sản phẩm. Thái Lan muốn sản xuất ô tô nhưng họ hiểu rằng không thể làm được ngay, vậy nên họ chọn con đường kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực phụ tùng ô tô, giờ đây đã có tiền đề để làm công nghiệp ô tô. Việt Nam thì thích làm ra được chiếc ô tô mang nhãn hiệu Việt Nam trước. Hơn bao giờ hết, cần có một tầm nhìn toàn cầu.

 

Hồi Thủ tướng Phan Văn Khải sang Nam Phi, điều khiến ông ngạc nhiên nhất là ở sân bay đã có những người Việt Nam mặc comlê, áo dài ra đứng đón. Thì ra đó là những doanh nhân Việt Nam đã sang thị trường này để tìm cơ hội làm ăn. “Thế các anh chị kinh doanh gì?”, Thủ tướng hỏi. Đáp: “Chúng tôi mua gỗ nguyên liệu và làm nhiều thứ khác”. “Thế có ai chỉ đường không? Có bộ, ngành nào hướng dẫn không?”. “Thưa, không. Chúng tôi tự tìm lấy thông tin trên mạng”. Sự năng động tìm kiếm thông tin là điều cốt yếu trong kinh doanh hiện nay.

 

Hơn bao giờ hết, việc nắm bắt được thông tin quyết định phần lớn sự thành bại. Vụ SITC vừa rồi có phải là chúng ta bị lừa không? Đúng là bị lừa và vấn đề cũng là ở chỗ bất đối xứng về thông tin, họ biết về mình mà mình không biết về họ.

  • Thời báo KTSG
,
,