,
221
4923
Dữ liệu tham khảo
dulieu
/60nam/dulieu/
774922
Cần 20 năm để thu hẹp khoảng cách với ASEAN
1
Article
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
,

Cần 20 năm để thu hẹp khoảng cách với ASEAN

Cập nhật lúc 09:37, Thứ Năm, 16/03/2006 (GMT+7)
,

Một số nhà kinh tế Việt Nam đã cố gắng dự đoán khi nào kinh tế VN sẽ “bắt kịp” những nước khác ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, đây là vấn đề khá phức tạp.

Hình ảnh một nước VN mới đang khiến bạn bè quốc tế khâm phục

Trước hết là các tiêu chí mà chúng ra sử dụng để định giá mức thu nhập. Chúng ta thường sử dụng mức bình quân thu nhập trên đầu người để xác định sự giàu có của một quốc gia và không cần thiết phải quan tâm đến nền kinh tế đó lớn như thế nào.

Hiển nhiên, nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn Singapore bởi vì Trung Quốc rất đông dân. Vậy nhưng, thu nhập trên đầu người cũng được xem như một phương pháp lệch lạc khi mà tài sản ở mỗi quốc gia không được chia đều cho mọi công dân.

Thu nhập trên đầu người không phản ánh được mức thu nhập cao hay thấp được phân phối khắp các cộng đồng dân cư trong một quốc gia. Mặt khác, mỗi quốc gia có đồng tiền riêng tương ứng với nền kinh tế của nước đó.

Ví như hiện đồng Euro có giá cao hơn đồng USD, nhưng điều đó không có nghĩa châu Âu giàu có hơn Mỹ. Hơn thế nữa, giá cả ở mỗi quốc gia đều khác nhau, thậm chí giữa các vùng trong một quốc gia.

Một bát mỳ ở Hà Nội giá khoảng nửa USD trong khi ở New York (Mỹ) có thể lên tới 10 USD. Vì vậy 1 người New York phải kiếm được 10 USD/giờ mới có thể đạt mức sống tốt hơn so với một người Hà Nội chỉ kiếm được 1 USD/giờ.

Thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá sức mua tương đương năm 2005:
Việt Nam: 3.000 USD
Philippines: 5.100 USD
Thái Lan: 8.300 USD
Malaysia: 10.400 USD
Singapore: 29.700 USD
Tính theo phương pháp này, năm 2004, VN vẫn đứng thứ 142 trên thế giới,  Indonesia (134), Philippines (118), Thái Lan (85)...

Nguồn: World Fackbook,
www.geographyiq.com

Để vượt qua những vấn đề phức tạp liên quan đến tiêu chí, các nhà kinh tế thường so sánh “tỷ giá sức mua tương đương” thay cho tỷ giá thực. Nghĩa là việc so sánh thu nhập được dựa trên lượng tiền bỏ ra để mua cùng một loại hàng hoá ở những quốc gia khác nhau.

Bằng phương pháp này, thu nhập bình quân đầu người theo tỷ giá sức mua tương đương của VN đạt 2.350 USD năm 2003 (3.000 USD năm 2005). Tuy nhiên, dựa trên “tỷ giá sức mua tương đương” cũng không giải quyết được toàn bộ vấn đề.

Những con số này dựa trên dữ liệu giá cả quốc gia, chưa hẳn đã hoàn toàn chân thực và được tính toán theo những cách khác nhau tuỳ theo từng nơi. Dù vậy, theo tôi, sử dụng phương pháp so sánh “tỷ giá sức mua tương đương” hợp lý hơn tỷ giá thực.

Trở lại vấn đề sự bắt kịp của VN đối với các nền kinh tế hàng đầu trong khu vực, cách tốt nhất là dùng phương pháp so sánh thu nhập trên đầu người dựa vào “tỷ giá sức mua tương đương”.

Phương pháp này cho thấy hai vấn đề: VN đã thu hẹp khoảng cách đáng kể với Indonesia trong 14 năm qua, nhưng sự khác nhau về thu nhập trên đầu người dựa trên “tỷ giá sức mua tương đương” vẫn còn rất lớn. VN vẫn còn một chặng đường rất dài để có thể đuổi kịp các nước trong khu vực.

Điều này không đáng ngạc nhiên. Khi mà những nước khác trong khu vực đã đạt mức phát triển chưa từng thấy trong 30 hoặc 40 năm, VN lại đang vật lộn với chiến tranh và thời kỳ hậu chiến. VN sẽ phải mất hơn một thập kỷ hoặc hai thập kỷ nữa để thu hẹp khoảng cách này.

Một thực tế cần nhìn nhận là sự phát triển của các nước khác trong khu vực không thấp. Trong hơn một thập kỷ qua, tỷ lệ phát triển kinh tế của VN vượt các nước khác trong khu vực, nhưng không nhiều.

Trong khi kinh tế VN phát triển ở mức trung bình 7,3% từ năm 1990 đến 2003, Malaysia và Singapore cũng đạt mức 6,5 và 6,3%. Nếu sự khác nhau về tỷ lệ phát triển chỉ hơn kém nhau 1%, thì quá trình đuổi kịp được tính bằng nhiều năm.

Một số nhà kinh tế khẳng định rằng kinh tế VN lớn hơn con số chính thức vì có nhiều hoạt động kinh tế chưa thể tính được. Tuy nhiên, thực tế này có trên khắp toàn cầu. Vì thế đây không thể là lý do để đi đến sự khẳng định rằng nền kinh tế không chính thức ở VN lớn hơn ở Indonesia và Thái Lan chẳng hạn.

Thực tế cho thấy, việc khi nào VN đuổi kịp các nước khác chưa hẳn đã quan trọng bằng việc liệu người dân VN có được sống tốt hơn – no đủ, an toàn và sống trong môi trường sạch, được hưởng đầy đủ hệ thống giáo dục và y tế.

Đuổi kịp Singapore là niềm tự hào dân tộc, nhưng VN còn có những điều khác có thể tự hào. Liên Hợp Quốc tin tưởng mạnh mẽ rằng VN đang đi đúng hướng. Hầu hết người dân VN ngày nay sống tốt hơn so với cách đây một thập kỷ.

Thách thức hiện nay là VN phải duy trì được tỷ lệ phát triển và đảm bảo rằng mọi người dân đều được hưởng lợi từ sự phát triển thần kỳ của đất nước.

  • Trí Đường dịch (Tiền phong)
,
,