,
221
4922
Hình dung về tương lai
tuonglai
/60nam/tuonglai/
700070
Rất cần cạnh tranh trong "thị trường" giáo dục?
1
Article
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
,

Rất cần cạnh tranh trong 'thị trường' giáo dục?

Cập nhật lúc 15:32, Chủ Nhật, 28/08/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Nếu chỉ có các trường ĐH công lập của Nhà nước thì đôi lúc sẽ có những trì trệ, chậm chạp. Nên chăng chúng ta có những hệ thống ĐH tư thục như ở nước Mỹ chẳng hạn. Câu hỏi này được đặt ra với ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT, bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội, Tiến sĩ Vũ Minh Khương, trường ĐH Harvard và ông Phạm Đức Trung Kiên, Giám đốc Quỹ giáo dục VEF.

 
Ông Vũ Minh Khương: Cạnh tranh ĐH điều kiện quan trọng để thúc đẩy chất lượng giáo dục VN. Khi đó, Nhà nước vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cạnh tranh này. Nếu cứ để các trường ĐH nhận kinh phí từ Nhà nước một cách đồng đều thì cũng giống như các doanh nghiệp bị bao cấp nhiều, họ không có sức ép thực sự để tạo ra chất lượng tốt.

Mình nên nhìn vào hai đầu: đầu cung và đầu cầu. Đầu "cầu" phải có cái nhìn tinh xảo, đánh giá chính xác, phán đoán được nhu cầu của phía tiếp nhận lao động. Đầu "cung" là các trường ĐH, phải đặt trong thế cạnh tranh quyết liệt, Tôi thấy ở các trường ĐH lớn ở Mỹ bây giờ xác định đối thủ cạnh tranh còn hơn cả doanh nghiệp. Các nhà giáo dục luôn nghe SV cần cải tiến cái gì, đưa doanh nghiệp, các tổ chức đến để trao đổi về chất lượng đào tạo SV.

Ở các trường ĐH danh tiếng hàng trăm năm thì không nói làm gì, nhưng các trường mới nổi lên bây giờ rất đáng cho VN học tập. Trước đây 10, 15 năm, họ không có tiếng gì. Nhưng nhờ chính sách củng cố của người lãnh đạo có tầm nhìn đã xoay chuyển được tình thế.

Ở đây, tôi thấy, trong hai yếu tố chất lượng con người thì phẩm chất quan trọng hơn kiến thức. Phẩm chất yếu thì dù có kiến thức nhiều vẫn không tốt được.

Học sinh ở Mỹ có cách viết đơn xin việc rất hay, không bao giờ hỏi đến bố mẹ, nhờ người khác, viết rất độc lập, mang tính chất tự nhiên. Khi cần thì họ interview,

Đánh giá chất lượng một trường ĐH phải căn cứ vào các chỉ số: SV tốt nghiệp bao nhiêu tháng thì có việc, lương và thu nhập của họ bao nhiêu, cơ quan nào...Vậy thì Chính phủ và các doanh nghiệp, là khách hàng của các trường ĐH, phải gương mẫu trong vấn đề phán xét chất lượng, hiệu quả đào tạo ĐH một cách nghiêm khắc.

Những người yếu kém không thể nào vào được cơ quan tốt. Ở Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc,v.v..., làm trong một cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, người ta có thể ngẩng đầu lên: tôi là người học tập xuất sắc. Chính những nhu cầu sắc bén này khiến các trường ĐH tăng sức cạnh tranh.

Ông Nguyễn An Ninh: Nhân các anh chị đang nói về cung và cầu, hay nói cách khác là chất lượng cụ thể của người học khi ra trường thì chúng tôi xin tham gia một vài ý như thế này. Hiện nay, có một cái cũng rất lãng phí. Đó là việc đào tạo những SV ở bậc ĐH đã là khó - khó có chất lượng cao. Mà ngay cả những SV giỏi nhất cũng chưa hẳn đã kiếm được việc làm. Tôi muốn nói đến một tỷ lệ nhất định: một số người có việc làm nhưng chưa hẳn đã có chất lượng tốt vì bằng cách này hay cách khác mà  có được việc làm.

Tinh thần như các anh chị vừa nói, là các nhà tuyển dụng những người tốt nghiệp phải có thái độ đúng mức đối với xã hội để có thể tuyển dụng được những người giỏi, có năng lực vào làm việc. Hiện nay, chúng tôi thấy riêng việc này cũng còn nhiều vấn đề đặt ra. Cụ thể là những cuộc phỏng vấn hay các cuộc tuyển dụng ở đâu đó, đôi khi rất hình thức, không thực sự tuyển được những người có chất lượng. Hoặc là những cơ chế, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước ở các cấp, thanh niên vẫn than phiền, tốt nghiệp có bằng giỏi nhưng không có việc làm.

Đây là một thực tế, tôi cho rằng muốn đẩy chất lượng GD ĐH của chúng ta lên mức độ cao hơn cũng phải nghĩ đến. Bởi tôi nghĩ, đây không những là thước đo mà nó còn là đòn bẩy kích thích chất lượng giáo dục tăng trưởng. Khi một trường ĐH đào tạo một số sinh viên có chất lượng, được sử dụng đúng mức thì tạo điều kiện cho nhà trường trong đào tạo sẽ hợp lý và có chất lượng hơn.

Một ý khác tôi cho rằng nó còn tệ hơn điều tôi vừa nói. Đó là tình trạng sử dụng lao động không có đào tạo ở trong khu vực dịch vụ. Tôi cũng chưa có những điều tra cụ thể trong các doanh nghiệp, các cơ sở của nhà nước có tình trạng này không, nhưng ít nhất trong một số  khu vực dịch vụ mà chúng ta vẫn thường thấy là những người phục vụ không có bằng cấp.

Nói như chị Ninh, có bằng cấp chưa hẳn quyết định, nhưng những người làm việc trong khu vực dịch vụ lại không có bằng cấp. Họ lao động chỉ mong có chút lương, những kỹ năng nghề nghiệp không có bao nhiêu, do đó chất lượng dịch vụ rất thấp. Nếu chúng ta chỉ nhìn nhận vào chất lượng dịch vụ, chúng ta nhìn vào cách làm việc không giỏi giang của một bộ phận lao động khu vực này mà chúng ta lại nghĩ đây là sản phẩm của GDĐH thì đây cũng là một cái khó trong đánh giá chất lượng GDĐH.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Tôi quên một cái ý rất quan trọng. Thực ra nếu nói về diện, điểm thì về diện, đó là cái sức mạnh của Việt Nam, nếu so với các nước đang phát triển khác thì có lẽ không nhiều nước có một mạng lưới trường ĐH,CĐ rộng khắp như ở VN, có những người sang VN mà họ không hiểu biết gì họ cứ hỏi VN có được vài chục trường ĐH không, họ không nghĩ mấy trăm mà họ nghĩ chỉ có được vài chục không. Cho nên phải nói rằng, thời kỳ trước đã để lại một mạng lưới và hạ tầng cơ sở của giáo dục, tôi không muốn nói về xi măng bê tông đâu mà muốn nói tới cái mạng lưới, cái hệ thống, đó là cái có sẵn.

Nhưng về điểm, nói khác đi là những đơn vị cấu thành ở trong hệ thống mạng lưới đó thì mờ mờ lắm chẳng có gì là nổi bật cả. Chúng ta có những cá nhân nổi bật, trong nước cũng có, khi tôi tiếp cận với những DN nước ngoài, họ rất khen ngợi các cán bộ trẻ, quản lý trẻ do họ tuyển dụng. Hoặc như tôi vừa kể về anh Ngô Bảo Châu, nhưng để có  được một trường ĐH nằm trong mạng lưới 20 hay 50 trường ĐH hàng đầu của châu Á - Thái Bình Dương, tham gia câu lạc bộ những trường ĐH hàng đầu của khu vực thì có lẽ chưa có  trường ĐH nào của ta đạt được tiêu chuẩn đó.

Ý tôi muốn nói là vấn đề cạnh tranh là ở chỗ này, trước hết là sự cạnh tranh giữa các trường ĐH với nhau, chúng ta phải tiến tới một sự xếp hạng trường ĐH, Bộ Giáo dục đã nghĩ đến chuyện đó chưa, mà có lẽ không nên chỉ có Bộ Giáo dục tham gia xếp hạng mà các doanh nhân...

Ông Phạm Đức Trung Kiên: Thứ nhất, trường tư thục là tất yếu cho phát triển kinh tế, xã hội. Lý do là hiện tại một triệu em đi thi chỉ hơn 100 nghìn em vào ĐH, 90% còn lại không vào. Sự chênh lệch cung cầu quá lớn, Chính phủ không thể nào giải quyết nhu cầu quá lớn như vậy bằng ngân sách quốc gia. Giải pháp là phải cho các nhà đầu tư mở trường, vấn đề cần nói là phải kiếm soát như thế nào để bảo đảm chất lượng và bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước.

Làm sao phát triển một ĐH, mà theo đề nghị của nhóm GS Hoàng Tụy gọi là ĐH hoa tiêu, tôi tán thành. ĐH hoa tiêu này muốn  thành công, phải chú trọng ở 2 yếu tố: thứ nhất là nhân sự, thứ hai là giáo trình, còn tiền bạc là chuyện thứ ba. Ở Mỹ, có hai khoản đầu tư chắc chắn sẽ  thành công: bệnh viện cho tốt và trường học cho tốt.

  • VietNamNet

,
,