,
221
4922
Hình dung về tương lai
tuonglai
/60nam/tuonglai/
776008
Người lãnh đạo đất nước phải có tâm và đủ tầm
1
Article
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
,

Người lãnh đạo đất nước phải có tâm và đủ tầm

Cập nhật lúc 08:39, Thứ Hai, 20/03/2006 (GMT+7)
,

Việt Nam giờ đây cần phải có những người lãnh đạo có đủ tầm, quyết đoán, quả cảm, có khát vọng cháy bỏng đưa dân tộc đi lên chứ không phải là người chỉ biết "cởi trói" những giây buộc của tư duy cứng nhắc, giáo điều.

 

 

Hình dung về người lãnh đạo đất nước thời kỳ mới?

 

 
Soạn: AM 730389 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phải để thế hệ trẻ, những người có trình độ, có tâm huyết và quyết đoán đứng trong hàng ngũ lãnh đạo

Lê Nga, Công ty Cổ phần Tư vấn AA

Chúng ta, rất nhiều người nghĩ rằng, đặc điểm, tính chất, điều kiện, hoàn cảnh của xã hội bây giờ đã khác rất xa thời kỳ cách đây hơn nửa thế kỷ. Có thể là khác, song có một điểm không khác đó là chúng ta vẫn luôn thấy bất ổn, vẫn luôn thấy rằng phải thay đổi, phải đổi mới, và thấy cần phải tiến hành cuộc cải cách, hay cao hơn nữa là cách mạng. Đó cũng là điều phù hợp với sự mong muốn phát triển ngày càng cao.

 

Có thể chúng ta đã lẫn lộn khái niệm lãnh đạo và cầm quyền. Lãnh đạo không có nghĩa là cầm quyền. Khi Bác Hồ bắt đầu con đường cách mạng, thành lập Đảng CS Việt Nam, lúc đó chưa phải đảng cầm quyền nhưng đảng hoàn toàn xứng đáng và trên thực tế đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên thực hiện sứ mạng lịch sử của dân tộc.

 

Nhiều người có quyền ở các cấp vẫn nhầm lẫn mình là người lãnh đạo và có phẩm chất lãnh đạo. Họ cần phải hiểu được rằng họ là lực lượng phát triển chứ không phải là nhân tố đứng trên sự phát triển.

 

Vì vậy, người lãnh đạo đất nước thời kỳ đổi mới phải có các điều kiện tiên quyết sau:

 

1. Người lãnh đạo phải có Tâm, biết đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của bản thân, biết hy sinh vì đất nước, vì nhân dân. Điều này rất quan trọng.

 

2. Yếu tố quan trọng của người lãnh đạo là sự sáng suốt để có thể phát hiện và hiểu các quy luật phát triển và điều chỉnh mọi quyết định cho phù hợp với thực tiễn. Người lãnh đạo phải có năng lực cảm nhận, phát hiện và sáng tạo những quy luật biến động và bất trắc của cuộc sống, chứ không phải theo những khuôn phép của quá khứ. 

 

3. Phải có nhận thức về trách nhiệm và phương pháp lãnh đạo mới. Biết mềm dẻo để phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi cải cách luôn xuất hiện trong đời sống xã hội. Nhu cầu đổi mới và cải cách của xã hội nào cũng như nhau là để đến một xã hội, một thế giới phát triển bền vững, họ phải hiểu được bản thân sự phát triển bền vững, phải dựa trên nhận thức của từng người và sự đồng thuận của cả xã hội.

 

4. Nhà lãnh đạo chính trị cần giải quyết được các vấn đề:

- Xác định được rõ ràng địa vị của Việt Nam trong tiến trình phát triển thế giới.

- Biết cảm nhận và xác định các yếu tố, điều kiện để bảo vệ sự an toàn của đất nước, của nhân dân.

- Xây dựng một hệ tư tưởng, triết lý về kinh tế, quân sự Việt Nam.

- Xây dựng chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá.

- Xây dựng đội ngũ trí thức trong xã hội Việt Nam và thừa nhận các giá trị phương Tây và văn hoá phương Đông.

 

5. Một điểm cuối cùng, nhà lãnh đạo phải có đức dũng cảm vì người lãnh đạo là linh hồn của nhân dân, chỗ dựa của nhân dân, là người cầm lái của con tàu đất nước đưa dân tộc đến con đường hạnh phúc. Do đó người lãnh đạo phải định được tư tưởng của mình như Napoleon Bonapart đã xác định rằng “Ta có thể mất tiền, vì như vậy là không mất gì cả. Ta có thể mất niềm tin, vì như vậy mới là mất một nửa. Nhưng nếu mất lòng dũng cảm, điều đó có nghĩa là mất tất cả”. Một người lãnh đạo như một vị tướng phải là một người dũng cảm.

 

Lịch sử nước ta ở nửa thế kỷ trước có Hồ Chí Minh đã lãnh đạo đất nước và nhân dân tiến hành hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Bước sang thế kỷ XXI này, liệu sẽ là ai bước tiếp con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang phẩm chất lãnh đạo Hồ Chí Minh để lái con tầu đất nước trên con đường tiến tới Thịnh Vượng, Bình An và Hạnh phúc?

Hoàng Hà, hoangha_00@yahoo.com
Sau những bước thăng trầm, nước Nga cuối cùng đã tìm được Putin là người cầm lái và đất nước đã đi lên với những bước đi ngoạn mục. Gần Việt Nam hơn đó là Trung Quốc, với những nhà lãnh đạo có đủ tầm như Đặng Tiểu Bình, Chu Dung Cơ, và giờ đây là Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã làm giật mình nhiều cường quốc, số tỷ phú người Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, nhiều người đã nhận định rằng thế kỷ tới sẽ là thế kỷ của Trung Quốc.

Việt Nam giờ đây cũng cần phải có một người cầm lái như vậy, một người có đủ tầm, quyết đoán, quả cảm, một người cháy bỏng khát vọng đưa dân tộc đi lên chứ không phải tìm một người chỉ biết "cởi trói" những giây buộc của tư duy cứng nhắc, giáo điều. Nhưng để tìm được những người này thì những người lãnh đạo đương nhiệm phải là những người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm tới mức tự rút khỏi cương vị lãnh đạo nếu cảm thấy không đáp ứng được đòi hỏi của thời cuộc.

Khuất Việt Hùng, Darmstadt, kviethung@yahoo.com
Tôi đồng ý với ý kiến về hai tiêu chí cơ bản của một người lãnh đạo: trí tuệ và sức khoẻ. Xét về trí tuệ, người lãnh đạo trước hết cần phải có năng lực lănh đạo. Người lãnh đạo chưa chắc cần phải có bằng Tiến sĩ hay là giải được đạo hàm bậc 3 bậc 4. Tuy nhiên, đó phải là người biết tập hợp các ý kiến khác nhau, phân tích, lựa chọn, ra quyết định và chịu trách nhiệm. Một điểm nữa về trí tuệ, người lãnh đạo cần hiểu rõ và quán triệt việc lãnh đạo hay quản lý cũng là một công việc bình thường như bao nhiêu công việc khác. Người lãnh đạo cần quán triệt thật rõ việc ông ta làm lãnh đạo và người khác làm chuyên môn là kết quả của quá trình phân công lao động xã hội theo năng lực của cá nhân chứ không phải do ông ta có gì đó đặc biệt hơn người một cách tuyệt đối, là thần thánh, có thể làm bất kỳ việc gì đều hay hơn người khác. Chúng ta không nên có niềm tin vô căn cứ vào tài năng thần kỳ của một cá nhân nào. Nếu lãnh đạo quán triệt điều này thì đương nhiên ông ta sẽ khiêm tốn và hoà mình với những công dân khác.

Một điểm nữa, một lãnh đạo có trí tuệ sẽ là người hiểu rõ rằng ông ta cần làm việc chăm chỉ và chuyên cần, cũng như có phương pháp làm việc hiệu quả. Nhân dân “thuê” ai đó làm lãnh đạo không phải để ông ta chơi hay để cho ông ta an nhàn sung sướng, nhân dân “thuê” ông ta để "bóc lột" sức lao động và trí tuệ của ông ta. Vì vậy, lãnh đạo cần có sức khoẻ tốt .

Vu Thi Bich Ha, Bưu điện Đà Nẵng, ha_bddn4@vnn.vn
Tôi kỳ vọng người lãnh đạo tương lai đất nước biết nhìn xa hơn, quyết đoán, có lòng nhân ái, biết lắng nghe để tập hợp trí tuệ của toàn dân. 

Phung Thi Quynh Hoa, So 4, day 8c, ĐH Thuỷ lợi
Trước tình hình đất nước với đầy thách thức và cơ hội mới, tôi hình dung người chèo lái con thuyền đất nước phải là người thực sự có trí tuệ, có lòng nhiệt huyết mong muốn được cống hiến cho dân tộc, không vì mục đích cá nhân. Người lãnh đạo đó phải có tính quyết đoán, nhìn nhận mọi việc một cách khách quan và minh bạch, phải ở độ tuổi dưới 60 và có sức khoẻ tốt.

Để trong tương lai có được những người chèo lái tốt, Đảng và Nhà nước phải đào tạo và chuẩn bị trước 20 năm, tập trung vào những tài năng trẻ có đức, có tài. Điều này Trung Quốc đã làm rất tốt và họ đã có được thành quả như ngày hôm nay.

Ngoc Tam, 228.1C Trần Hưng Đạo, Cần Thơ
Khi đất nước đổi mới thì người lãnh đạo cũng phải là người biết đổi mới. Muốn đổi mới đất nước, người lãnh đạo phải đổi mới ngay bản thân mình, phải dám làm dám chịu, đó là bản lĩnh người lãnh đạo thời kỳ mới. Nếu người lãnh đạo có cái đầu của một nhà chiến lược quân sự, có trái tim của người cộng sản và trình độ quản lý của một nhà tư bản thì đó là một nhà lãnh đạo tuyệt vời.

Hoang Minh Tuan, LuậtB K29, ĐH Khoa học Huế, minhtuanht@easyvn.com
Theo tôi, người lãnh đạo trong tương lai phải có sức trẻ, lòng nhiệt huyết kết hợp với trí tuệ, tài năng của mình để lãnh đạo đất nước. Để làm được điều này không hề đơn giản. Đã đến lúc chúng ta phải có sự thay đổi trong cách thức lựa chọn cán bộ, phải để thế hệ trẻ, những người có trình độ, có tâm huyết và quyết đoán đứng trong hàng ngũ lãnh đạo. Có như vậy, chúng ta mới tạo được các bước tiến lớn.

Thanh Nguyen, Denver, Colorado
Người lãnh đạo tương lai phải có trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử, với trọng trách mà họ đang gánh vác. Tôi muốn chúng ta nhìn con đường đi xa hơn nữa của dân tộc. Tôi hy vọng sau ĐH X này, những người lãnh đạo sẽ lắng nghe và tìm ra được giải pháp để dân tộc đi xa hơn. Tôi chờ đợi và kỳ vọng cảm giác vận mệnh đã đến, chỉ có điều chúng ta có nắm bắt được nó hay không. Đây mới thật sự là vấn đề chủ yếu và trên hết.

Bạn kỳ vọng như thế nào về người chèo lái con tàu đất nước thời kỳ mới?

,
,