221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
64283
Nhân đọc bài Cô giáo bắt học sinh liếm ghế
1
Article
null
Nhân đọc bài Cô giáo bắt học sinh liếm ghế
,

Nhân đọc bài, cô giáo bắt học sinh liếm ghế đăng tải trên www.vnn.vn. Tôi đã đọc bài viết của nhiều vị trên diễn đàn Vietnam net. Xong có lẽ người ta chỉ đòi công lý … phải thực thi ngay với cô giao Lan. Nhưng họ đã quên đi mất một điều quan trọng, gia đình và học sinh. Mảng sáng, tối đan xen và những trớ trêu của số phận.

 

Thưa các vị,

 

Chúng ta đang sống và lao động theo hiến pháp và pháp luật. Giáo dục được coi là quốc sách. Chưa bao giờ cả nước đi học, đi thi nhiều như hiện nay. Cứ mỗi độ hè về thì lại thi và ra trường.

 

Sức ép dành cho người thầy và sự vô ý thức của học sinh ngày càng tăng lên. Có câu: Nhất tự vi sư, bán sự vi sư. Tôi đã từng đọc, nghe và biết được có những học sinh, cay cú thầy cô giáo đã đâm, đã đánh thầy cô. Tục ngữ có câu: Nhất quỷ, nhì ma, thứ 3 học trò. Học trò nghịch - có, học trò giỏi - có, học trò coi thầy bằng vung … cũng có.

 

Khi kinh tế len lỏi vào từng gia đình, nóc nhà, nhà trường, thì sức ép cho ngành giáo dục & hơn nữa đó chính là … chuyển vai nuôi dạy con cái.  Nhiều ông bố, bà mẹ không có nổi vai trò được như người thân, người hướng dẫn, cha, mẹ đích thực của con cái. Họ đã chuyển sang vai thầy giáo, cô giáo. Sự "thể hiện" quá mức vào những cô, cậu quý tử. Họ chỉ có thể làm được việc chu cấp tiền và cho ăn uống. Sống ra sao, mặc kệ. Học ra sao, biết vậy. Chỉ biết cuối năm, lên lớp, đi thi... Các cháu lớn lên với hành vi, lời nói… thay đổi rất nhiều.

 

Hành vi của cô giáo Lan là đáng lên án. Nhưng những cô cậu được chúng ta gọi là học sinh của lớp, của trường cô giáo Lan, đã tự hỏi có hay không như sự dồn, ép, trêu ghẹo cô giáo để cô phải có "hành động" này. Nếu so sánh các thầy đồ ngày xưa, để học cái chữ, những bậc như cụ, ông, bà chúng ta cũng đã phải như thế nào. Chắc các vị cũng đã biết.

 

Chúng ta lên án hành vi của cô Lan là bất công đối với học sinh còn nhỏ tuổi. Có lẽ cô Lan cũng không còn cách nào chăng ? để "trị" những học sinh của mình. Chúng ta cũng lên án những bậc cha, mẹ và những người nhân danh "đạo lý" đã ép và nhồi những em học sinh - khi còn rất nhỏ nhưng đã không còn được độ vô tư, ngây thơ, phải tham gia hay hành động và phải suy nghĩ như những người quá tuổi...

 

Những mảng sáng, tối trong xã hội mà chúng ta đang xây dựng, những chuẩn mực giáo dục của một niềm tin lớn lao. Trách nhiệm của ông bố, bà mẹ, gia đình ra sao, học sinh ra sao, người thầy, người cô như nào, có lẽ xin để cho các nhà cải cách giáo dục, xã hội học, nhân chủng học và các nhà sư phạm giải quyết, quyết định.

 

Xin cảm ơn 

L.P

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,