Sống thử trong sinh viên đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Chúng ta nên cấm đoán hay ngăn chặn việc này bằng các hình thức giáo dục? VietNamNet xin chuyển tới quý vị một số ý kiến của độc giả.
Ho ten: Nguyễn Thị Hoàn
Dia chi: Hà Nội
Email: hoan1102@yahoo.com
Noi dung: Theo ý kiến của tôi, có hai việc của các nhà chức trách. Việc đầu tiên là tích cực hơn nữa trong việc truyền bá lối sống lành mạnh, tình cảm trong sáng cho lớp trẻ. Dù ở thời đại nào, những tình cảm trong sáng mới mang giá trị vĩnh hằng và sẽ bền vững mãi mãi. Những hậu quả của lối sống thử cần được đưa ra nhiều... và nhiều nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp cận trực tiếp với sinh viên. Việc thứ hai là phổ biến nhiều hơn nữa những giải pháp an toàn tình dục. Bởi những tuyên truyền, dù có hiệu quả thế nào, cũng không thể hạn chế triệt để hiện tượng này. Vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn là để nó tự chạy sai đường. Cuối cùng, theo tôi, mỗi người, nhất là ở lứa tuổi sinh viên, ít nhiều trưởng thành, có quyền lựa chọn cách sống cho mình và phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Ho ten: Che Duy Khuong
Dia chi: Cao Lanh, Dong Thap
Email: duykhuuong70301363@yahoo.com
Noi dung: Không nên cấm sinh viên sống thử nhưng phải quản lý ở chừng mực nào đó. Sinh viên là những người lớn, đã ý thức được việc làm của mình và có thể chịu trách nhiệm việc mình làm. Tuy nhiên, khi cả hai người chưa có sự nghiệp thì không nên có con với nhau. Trong thời gian sống thử, ta đâu biết tình yêu của họ chấm dứt khi nào, vì vậy trong thời gian này bản chất của con người thật của mọi con người sẽ thể hiện rõ, khi ấy có thể đường ai nấy đi nếu có con với nhau thì đứa bé khi ấy sẽ như thế nào? Sinh viên cần phải ý thức được điều này, nhất là các bạn nữ vì các bạn là người bị tổn thương, các bạn phải tự bảo vệ mình.
Ho ten: Phạm Ngọc Thúy
Dia chi: D1 Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: thuy.pham@comvik.com.vn
Noi dung: Theo tôi thấy là không nên cấm. Theo như bài viết trên thì chúng ta thấy là cấm đoán sẽ phản tác dụng. Chúng ta nên đưa ra một số hướng giải quyết cụ thể. Nếu tôi là người chịu trách nhiệm về việc này thì trong phần giáo dục giới tính từ trường cấp III đến đại học, tôi sẽ chia nam, nữ riêng ra và hướng dẫn, gợi ý cho các em những câu hỏi cụ thể để các em có thể bày tỏ những thắc mắc và quan điểm riêng theo giới của họ. Từ đó chúng ta sẽ có những hướng dẫn cụ thể. Chúng ta càng cấm, thì với xa lộ thông tin ngày nay thì học sinh, sinh viên sẵn sàng hỏi bạn bè những thắc mắc về giới tính và hậu quả sẽ rất tồi.
Ho ten: Vũ Thái Hùng
Dia chi: 260 Cầu Giấy, Hà Nội
Email: thaihunglitech@yahoo.com
Noi dung: Tôi nghĩ rằng việc cấm sinh viên sống thử là không nên bởi đó là chuyện riêng tư của cá nhân. Thay bằng việc cấm sinh viên sống thử, chúng ta nên đưa ra các biện pháp giáo dục giúp sinh viên nhận thức được tác hại của việc sống thử.
Ho ten: Lê Sỹ Thao
Dia chi: K43 CNTT, ĐH Thuỷ Lợi
Email: lethao_tl@yahooo.com
Noi dung: Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế, xem xét vấn đề thật tường tận cả về khoa học tâm sinh lý, văn hoá xã hội và truyền thống đạo đức. Đó là một trong bảy nhu cầu tất yếu của con người nên chúng ta phải nhanh chóng xã hội hoá vấn đề này. Đó là cách duy nhất. Đã là nhu cầu con người chúng ta không được cực đoan cũng không được lạm dụng.
Ho ten: Nguyễn Phương Hoa
Dia chi: Thái Hà, Hà Nội
Email: phuonghoa@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi, không thể cấm đoán việc sống thử. Điều đó giống như là "không quản lý nổi thì cấm đoán". Chúng ta nên bổ sung môn học để sinh viên tự do thảo luận về đề tài "sống thử" trong trường. Tại đây, sẽ có nhiều ý kiến khác nhau và tôi nghĩ có rất ít người nói thật lên ý kiến đồng thuận theo "sống thử". Điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều người phản đối kiểu sống mới này với những lý do thuyết phục. "Học thày không tày học bạn", đây chính là lúc mà các sinh viên giáo dục nhau và nếu có người nào đồng thuận theo lối sống thử sẽ phải suy nghĩ lại hay ít ra cũng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy nên hay không nên, cảm thấy những mất mát của việc sống thử. Không thể cấm đoán, mà chỉ nên tạo môi trường tốt để giáo dục cho sinh viên biết nên phải sống thế nào.
Ho ten: Tuyết Minh
Noi dung: Theo ý kiến của riêng tôi thì chuyện sống thử của sinh viên bây giờ cũng không phải là chuyện gì ghê gớm lắm. Là những người có học, họ có thể tự chịu trách nhiệm về những chuyện mình đã làm. Đừng lơ là trách nhiệm và yêu nhau. Xã hội đã phát triển, dĩ nhiên không đồng nghĩa với sự băng hoại về lối sống cũng như đạo đức nhưng vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân theo tôi cũng chẳng có gì đáng phê phán hay coi khinh. Ở các nước phát triển hay ngay cả những nước châu Á khác như Nhật Bản hay Hàn Quốc thì những chuyện này cũng đã quá bình thường. Chỉ có điều họ cần có sự hướng dẫn để quan hệ tình dục lành mạnh và giảm thiểu được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục từ những chuyên gia và những người hiểu biết khác để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra ngoài ý muốn. Điều mà tôi muốn nói duy nhất chính là trách nhiệm với bản thân và xã hội của các bạn sinh viên. Giải pháp của tôi là hãy hướng dẫn cho họ con đường đúng để đi.
Ho ten: Trần Chí Trung
Noi dung: Sao lại đặt vấn đề cấm ra ở đây? Không thể cấm. Mọi lời giải cho bài toán này nằm ở nhận thức của sinh viên. Sống thử không phải là một vấn đề xấu. Đó là quy luật của tự nhiên mà trước đây chúng ta, với phong tục và lễ giáo phong kiến cấm đoán. Ngày nay, sinh viên và giới trẻ nói chung đã suy nghĩ khác. Vấn đề cần giải quyết không phải ở chỗ cấm hay không cấm mà cần thay đổi cách suy nghĩ về vấn đề sống thử trước hôn nhân. Suy cho cùng, đây chính là xu hướng tất yếu và là quy luật tự nhiên của con người mà thôi.
Ho ten: Đại Đồng
Email: dvdh@hn.vnn.vn
Noi dung: Nên có một tổ chức (Đoàn TN và Hội SV) giáo dục ý thức cho sinh viên nếu như họ có ý tưởng sống thử. Sống thử ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt, nền tảng gia đình và dễ dẫn đến nhàm chán trong tình yêu. Còn nếu họ thực sự họ yêu nhau thì đó là quyền của họ.
Ho ten: Nguyen Quynh Thi
Dia chi: 123/1A Co Bac, TP.HCM
Email: nhocon@yahoo.com
Noi dung: Sống thử không phải là biện pháp tốt để biểu hiện tình yêu. Khi chia tay mọi hậu quả sẽ do người con gái gánh chịu. Tình yêu cần sự thanh cao, trong sáng thì mới đẹp và bền vững, trần tục quá sẽ không còn sự thi vị của tình yêu.
Ho ten: Dang The Long
Dia chi: Nam Dinh
Email: longtasco@yahoo.com
Noi dung: Tôi thực sự cảm thấy hổ thẹn cho các sinh viên sống thử hiện nay. Từng là một sinh viên, tôi xin bày tỏ quan điểm của mình:
1. Các trường ĐH và Bộ GD-ĐT cần phải có các biện pháp cứng rắn ngăn chặn tình trạng sống thử trong sinh viên, học sinh hiện nay. Họ là nguồn lực của đất nước trong tương lai mà không chịu trau dồi kiến thức, đam mê sắc dục thì mai sau ai sẽ gánh vác trách nhiệm của đất nước?
2. Các gia đình có con cái trong độ tuổi học sinh, sinh viên cần có các biện pháp nhắc nhở, kiểm soát, giáo dục các bạn trẻ nhận ra sai lầm của việc sống thử.
3. Xã hội cần phải công khai bài trừ tệ nạn này, coi đó như tệ nạn ma túy, mại dâm.
Ho ten: Phạm Phước
Dia chi: 444/5 Phan Xích Long, P2, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
Email: ph2lunar1089@yahoo.com
Noi dung: Mình không có tham vọng nói nhiều và sâu về vấn đề này nhưng mình vẫn muốn bày tỏ quan điểm của mình rằng chúng ta không nên có thái độ quá cứng nhắc trong vấn đề này. Sinh viên sống xa nhà thì nhu cầu tình cảm là rất lớn, có người yêu va chia sẻ với người yêu là cách để các bạn giải tỏa được tâm lý, nhất là khi các bạn đang ở tuổi yêu hết mình.
Ho ten: Nguyen Van Huy
Email: xigalahabala_tb@yahoo,com
Noi dung: Sống thử là việc không thể làm một cách triệt để được. Vấn đề là phải giáo dục học sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ. Chính những nữ sinh viên sẽ quyết định có sống thử hay không. Nếu sống thử rồi dẫn đến chia tay thì họ sẽ là người chịu hậu quả nặng nề nhất.
Ho ten: Do Thanh Thang
Dia chi: Nguyen An Ninh
Noi dung: Tôi nghĩ rằng việc sống thử kiểu này khó có thể cấm được. Quan điểm của tôi là không nên sống thử bởi tình yêu chân chính không cần đến sống thử.
Ho ten: Ngo Hoang My Dung
Dia chi: Hoa Khanh, Lien Chieu, Da Nang
Email: heo_it83@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi, không nên cấm sinh viên sống thử mà nên có những buổi giao lưu về giáo dục giới tính để họ có thể tránh được những bệnh lây qua đường tình dục và biết được biện pháp tránh thai, giúp họ có kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình và người yêu của mình.
Ho ten: Nguyen Minh Nguyet
Dia chi: 10 Ngo 40/8 Chinh Kinh, Thanh Xuan, Ha Noi
Email: minhnguye@yahoo.com
Noi dung: Em là một sinh viên đang sống và học tập ở Hà Nội. Là sinh viên ngoại trú sống cùng với người thân, em đã nghe nhiều về vấn đề này nhưng em không ngờ giờ đây nó lại tràn vào đời sống của học sinh, sinh viên như vậy. Em thật sự buồn cho thanh niên ngày nay. Gia đình và nhà trường nên quan tâm và giáo dục con em mình tốt hơn để tình trạng này không còn nữa. Các bạn trẻ hãy sống lành mạnh để sau này không bao giờ phải hối hận vì nhưng gì đã làm.
Email: xibum@pisem.net
Noi dung: Cấm đoán chưa bao giờ là một biện pháp hữu hiệu, nhất là đối với những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như tình dục. Theo tôi, chúng ta chỉ có một cách là giáo dục sức khỏe giới tính. Sinh viên là những người có trí thức, đa phần thông minh, với kiến thức đầy đủ họ sẽ tự chọn cho mình một cách thức sinh hoạt đúng. Tôi không thấy ở bất cứ trường đại học nào có máy bán bao cao su tự động hay lãnh đạo các trường đại học yên tâm là "không có sex trong trường” - một kiểu chối bỏ trách nhiệm giải quyết vấn đề? Từ những chuyện tưởng như nhỏ như vậy có thể giải quyết những việc lớn.