Truyền thống "Tôn sư trọng đạo","Tiên học lễ, hậu học văn" trong các nhà trường hiện nay đang bị mất dần đi do có những học sinh côn đồ, vô lễ với các thầy cô giáo. Phải chăng giáo dục những học sinh này là chuyện ảo tưởng? Chúng ta cần phải có các biện pháp giáo dục như thế nào? VietNamNet xin trích đăng một số ý kiến của độc giả.
Email: langtutrist@yahoo.com
Noi dung: Tôi muốn nói ngay rằng cải tạo trò hư không phải là ảo tưởng, nhưng đó là chuyện cực kỳ khó đòi hỏi sự nhẫn nại, yêu trò và phải có phương pháp nữa. Tôi còn nhớ thầy giáo của tôi đã từng phân tích từ giáo dục (education và formation) trong tiếng Anh là kéo ra và nâng lên. Đó là cả một bài phân tích dài và tỉ mỉ tôi không thể nhớ hết nhưng đó là bài giảng rất uyên thâm (theo cá nhân tôi). 5 chữ đó thôi đã nói lên rất nhiều điều: người thầy giáo, cha mẹ, người đỡ đầu, hay người hướng đạo sinh... cần phải biết, cần phải nhìn ra những ưu điểm của đối tượng để từ đó tìm cách thu hút, khuyến khích đối tượng phát huy sở trường của mình. Một khi sở trường phát triển thì sở đoản tự nhiên mất đi.
Ho ten: Hoàng Nguyên Vũ
Dia chi: Paris
Email: hoangnguyenvu2051984@yahoo.com
Noi dung: Tôi cũng từng là hoc sinh nên ít nhiều biết được thói hư tật xấu của học sinh Việt Nam ta. Cái đó gần như 90% bắt nguồn từ lỗi giáo dục trong gia đình. Tôi nghĩ học sinh hư (không hoàn toàn tuyệt đối nhưng cũng gần 80%) không thể giáo dục bằng tình cảm. Đuổi học, kiểm điểm không thì không thành công được. Phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước khác. Tôi cho một ví dụ như thế này, phối hợp với một doanh trại quân đội, các học sinh hư bị kiểm điểm đuổi học sẽ bị bắt buộc tham gia một khoá huấn luyện tại quân đội, bị bắt đi lao động, bị phạt với những kỷ luật thép của quân đội thì ắt hẳn những học sinh này sẽ nhận ra chính mình, biết quý trọng hơn cuộc sống... Tôi đã tùng trải qua môi trường giáo dục quân đội, dù chỉ một tháng ngắn trong quá trình học ĐH ở Việt Nam nhưng điều đó cũng giúp tôi học hỏi rất nhiều.
Ho ten: Nguyen Ngoc Dat
Dia chi: Cao dang Su pham Binh Phuoc
Email: traitimsoida071784@yahoo.com
Noi dung: Là một sinh viên Sư phạm sắp ra trường thực hiện nhiệm vụ của mình, tôi nhận thấy việc kết hợp giáo dục học sinh vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Trước hết phải nói rằng nhà trường đã làm hết nhiệm vụ của mình nhưng chỉ nhà trường thì không thể. Thực tế hiện nay do mưu sinh, một số gia đình phó mặc con cái cho nhà trường và xã hội. Ở nhà các em vẫn tỏ ra là một người con ngoan, khi ra đường, đến trường các em mới thể hiện sự hư hỏng của mình. Bác Hồ đã từng nói "Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Do vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể khác.
Ho ten: Trần Vui
Dia chi: Trường THPT Số 1 Quảng Trạch, Quảng Bình
Noi dung: Sự cô đơn của giáo viên trên bục giảng có lẽ bắt nguồn từ những quan niệm lệch lạc của xã hội và của chính ngành giáo dục: Học sinh vào lớp thì ắt phải được lên lớp, bất chấp em học sinh đó không có khả năng hoặc không muốn tiếp thu lượng kiến thức mà lớp học đó yêu cầu. Xã hội và lãnh đạo của ngành giáo dục không chấp nhận một kết quả tốt nghiệp PT thấp mặc dù ai cũng biết là nếu thi cử nghiêm túc có lẽ chỉ chưa đầy 50% học sinh tốt nghiệp. Từ đó nhiều học sinh không học vẫn được lên lớp, vẫn tốt nghiệp PT. Vậy thì học sinh cần gì coi trọng thầy cô giáo. Khi đã không được học sinh coi trọng thì thầy cô giáo làm sao giáo dục đạo đức cho các em được. Để cho thầy cô giáo được phụ huynh và học sinh coi trọng, để thầy cô giáo khỏi bị cô đơn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, ngành giáo dục phải cải cách triệt để tận gốc chứ không chỉ trên ngọn một cách liên tục như hiện nay. Kết quả của công cuộc này trước hết phải là: học sinh không học hoặc không có khả năng học phải ở lại lớp, không được tốt nghiệp PT. Chỉ khi nào đạt được kết quả này chúng ta mới có thể nói đến việc cải cách nội dung và phương pháp giảng dạy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Ho ten: Lê Hùng Sơn
Dia chi: 69 Đinh Tiên Hoàng
Email: hungsonchuvan@yahoo.com
Noi dung: Hãy gom những học sinh cá biệt này vào một môi trường, một lớp riêng. Ta phải hiểu phần giáo dục kiến thức chỉ là phụ. Phần giáo dục cải tạo con người mới là quan trọng. Làm như vậy thì sẽ giảm được tối đa các loại hình tội phạm trong tương lai.
Ho ten: Tran Thi Kim Oanh
Dia chi: 321 A5 Quang Trung, Vinh, Nghe An
Email: Kim oanh_1978 @ yahoo.com
Noi dung: Tôi đã đứng trên bục giảng 4 năm. Học sinh của tôi chủ yếu là con em các gia đình nghèo khó ở nông thôn, trường tôi lại là trường dân lập nên để duy trì được trường lớp, điều đầu tiên là không được đuổi học sinh mà phải tìm cách thuyết phục sao cho vừa giữ được sĩ số vừa đạt danh hiệu lớp tiên tiến. Không ít lần tôi đã khóc trên bục giảng vì những lời nói vô ý thức của các em. Mời phụ huynh đến gặp giáo viên thì họ không đến, mà nếu có đến thì cũng rất ít người quan tâm đến vấn đề này. Họ chỉ mong con cái có bằng tốt nghiệp cấp 3 để đi bộ đội hoặc làm ruộng. Đó là vấn đề mà tất cả giáo viên trong trường chúng tôi rất bức xúc.
Ho ten: Nguyễn Tiến Cường
Dia chi: Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Noi dung: Theo tôi, tất cả̉ những thói hư tật xấu mà học trò nhiễm phải phần nhiều là do gia đình. Mong muốn cải tạo chúng đối với các thầy cô giáo là gần như không thể vì thời gian tiếp xúc giữa giáo viên và học trò không nhiều, chỉ trong vài tiết học một ngày, còn lại là do tác động của gia đình. Nếu cha mẹ không có sự quan tâm chăm lo giáo dục trẻ đúng đắn thì chắc chắn trẻ sẽ hư hỏng, tất yếu sẽ là trò hư. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng vai trò lỏng lẻo của phụ huynh trong mối quan hệ "gia đình - nhà trường - xã hội" là nguyên nhân khiến giáo dục lễ nghĩa trong nhà trường không hiệu quả. Và nếu như vậy thì cải tạo học trò là điều không tưởng.
Ho ten: Bùi Thế Hợp
Dia chi: Đại học Nottingham, Vương quốc Anh
Email: hopcse@yahoo.com
Noi dung: Theo cảm nhận của tôi, phần lớn các thầy cô giáo của chúng ta ở vào trạng thái 'lên gân' nhiều quá. Một cách vô tình hay hữu ý, họ tự biến mình thành một thứ 'khuôn vàng thước ngọc', ép học trò phải tuân theo. Vì thế, học sinh tuổi dậy thì và thanh niên, vốn muốn khẳng định cái tôi của mình, thường thể hiện theo cách cực đoan là chống đối lại. Điều nên làm, có lẽ là hãy coi mình như người bình thường. Không ai làm mẫu cho ai cả. Hãy là bạn của tập thể học sinh, cho phép học sinh được nói lên nguyện vọng và thể hiện 'cái tôi' trước tập thể, trên cơ sở đó cùng xây dựng một nội quy theo kiểu thoả thuận hoặc 'khế ước' xã hội. Chuyện đôi khi học sinh chống đối là bình thường, ở đâu cũng có. Hãy coi đó như một thách thức cần vượt qua, không phải như một tai nạn hay nỗi đau.
Ho ten: Nguyễn Chung
Dia chi: 58-Nguyễn Bỉnh Khiêm Q1, Tp.HCM
Email: firib@hcm.vnn.vn
Noi dung: Có muôn vàn lý do làm trẻ em sinh hư. Bố mẹ không giáo dục, không gương mẫu làm sao bắt các em ngoan hơn mình. Pháp luật không được thực hiện nghiêm minh, người lớn còn nhờn huống chi con trẻ. Đơn cử, vụ ông nào đó dẫn côn đồ vào trường làm loạn, vậy là người lớn tiếp tay làm hư trẻ em rồi. Công an được báo không thực thi ngay công vụ theo đúng chức trách, vậy là pháp luật bị coi thường. Nhà trường đâu có làm việc thay cơ quan pháp luật được, càng không thể có kỷ luật kiểu trại lính. Nghĩa vụ các thầy là truyền đạt kiến thức, học được nhiều hay ít là ở các em. Các quy định của nhà trường chỉ nên tạo trật tự cho các em học và đánh giá kết quả học tập chứ không nên làm thay pháp luật. Phương pháp giảng dạy và chương trình học hiện nay cũng quá cứng nhắc, thầy nói mỏi miệng, học sinh thụ động ngồi nghe cả buổi. Người lớn còn không kiên nhẫn ngồi họp được cả buổi, huống chi trẻ con. Nói vậy thì nhiều khiếm khuyết trong giáo dục quá, song rõ ràng chương trình giáo dục chưa theo kịp những biến đổi của thời cuộc và tốc độ phát triển kinh tế. Đã bao giờ chúng ta đi học hỏi xem các nước tiên tiến dạy học ra sao chưa? Tại sao học sinh ở Nhật không làm loạn như vậy? Họ có bị những giai đoạn khủng hoảng giáo dục như ta không? Nếu có thì khắc phục thế nào? Học làm được kinh tế, tại sao không học được làm giáo dục? Giáo dục không những phải phù hợp mà còn phải đi trước phát triển kinh tế. Ở Việt Nam thì ngược lại. Vậy phải tìm lại con đường đưa giáo dục đi trước.