221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
648250
Lãng phí chủ yếu ở cơ quan nhà nước
1
Article
null
Lãng phí chủ yếu ở cơ quan nhà nước
,

Nên đưa chuẩn tiết kiệm vào chuẩn đề bạt cán bộ.  Trước hết, chọn người có đức có tài ,rồi từ  trong số đó sẽ chọn người nào biết tiết kiệm ngân sách nhất . Đó là ý kiến góp phần thảo luận biện pháp chống lãng phí mà bạn đọc khắp nơi đã gửi về ViêtNamNet ..

Năm 2005 sẽ thanh tra chặt chẽ việc mua và sử dụng xe công.

Ho ten: Nguyen Thu Giang
Dia chi: Ha Noi
Email: nguyenthuGiang@hotmail
Noi dung: Bệnh lãng phí hiện nay  rất trầm trọng, đặc biệt là lãng phí trong đầu tư các dự án, hậu quả là nhiều dự án hoạt động không hiệu quả hoặc đắp chiếu. Biện pháp xử lý đối với những người trực tiếp cũng như gián tiếp tham gia lại không nghiêm, không có chế tài cụ thể và khi họ có tiền, họ lại mua được chức cao hơn. Cứ như thế tạo ra một lối sống của nhiều người thực dụng cá nhân, còn công việc chung thì mặc kệ, họ vẫn cứ giàu lên còn đất nước nghèo đi. Liều thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh lãng phí là chế tài và xử lý hành chính thật nghiêm, nếu nặng có thể bằng pháp luật, mà muốn làm được việc này thì phải xử lý bằng chế tài hay bằng pháp luật ngay cả cán bộ đã về hưu. Có như vậy, những người sau cũng không dám làm, xử lý cả người đã về hưu cũng như người đương chức cũng một lúc nếu những người đó trực tiếp hay gián tiếp gây ra lãng phí.

Ho ten: Dao Xuan Phuong
Dia chi: 493 Truong Dinh
Email: viethacompany
Noi dung: Nói về thuốc đặc trị chữa bệnh lãng phí, theo tôi, chúng ta phải thực hiện quản lý bằng Pháp lệnh. Nếu Bộ Tài chính quy định thì tất cả các bộ khác, các tỉnh, thành phố phải có nghĩa vụ thực hiện, không ai có thể sống ngoài pháp luật.

 

Ho ten: Nguyen Hoa
Dia chi: Cau Giay, Ha Noi
Noi dung: Muốn thực sự tiết kiệm, chống lãng phí thì nên cắt bỏ mọi chế độ bao cấp đã quá lạc hậu. Cụ thể: đưa mọi thứ như nhà, ô tô, nghỉ mát... vào lương. Tất cả cán bộ từ bộ trưởng trở xuống không được sử dụng xe công, nhà phân phối. Ra luật chặt chẽ, cách chức tất cả những kẻ vi phạm, cấp trên không dẹp được cấp dưới thì kỷ luật cấp trên. Những người lãnh đạo, kể cả mọi cấp nếu thấy không làm được thì hãy từ chức để khỏi khổ nhân dân.

 

Ho ten: Dinh Thu Ha
Dia chi: Tan Binh, TP.Ho Chi Minh
Email: basao26@yahoo.com
Noi dung: Chưa nước nào lãng phí như ở nước mình. Theo tôi nghĩ, để chữa căn bệnh này,  nhân dân yêu cầu các vị  lãnh đạo làm gương rồi mới đến lượt mình. Ở nước ngoài, không vứt bỏ lãng phí. Ăn uống ở những nơi công cộng, nhất là trong đám cưới (trong trường hợp tổ chức ăn mặn), còn thừa bao nhiêu chia nhau đem về. Trong nhà hàng tự phục vụ có khẩu phần định sẵn là bao nhiêu tiền,  ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu không bày tràn lan. Bia rượu không cứ "DZÔ,DZÔ". Ở công sở, làm sai trừ lương, cứ trừ tận tình, đừng thương xót.

 

Ho ten: Pham Ngoc Khue
Dia chi: 36 Kim Ma
Email: KPL@fpt.vn
Noi dung: Đưa ra luật.nghe thì có vẻ tăng thêm trọng lượng cho việc áp dụng mà không xem pháp lệnh chống lãng phí đã thực hiện như thế nào, có nghiêm không.? Nếu không thì luật hay pháp lệnh rồi cũng thế .

Ho ten: Lê Tuấn
Dia chi: 61 Khương Thượng
Email: tuan_le@yahoo.com
Noi dung: Lãng phí của công như hiện nay là không thể định lượng được, làm thất thoát một khối lượng khổng lồ tài sản của đất nước mà chính là của nhân dân lao động, người dân chân chính vật lộn với cuộc sống còn rất nhiều vất vả như hiện nay. Họ đã "com cóp" để cho một bộ phận là "cọp" ăn mất,    người dân bị xúc phạm. Để điều trị bệnh này, phải đưa thành luật và thực hiện nghiêm túc. Có cơ quan độc lập của Chính phủ để giám sát, xử lý thật nghiêm minh, và lấy một số vụ ra làm gương...
 

Ho ten: To Dinh Lu
Dia chi: Thai Binh
Noi dung: Công khai tiêu chuẩn và thủ trưởng đơn vị là người gương mãu thực hiện. Cấp trên trực tiếp là người xử lý nghiêm khắc nếu thủ trưởng vi phạm tiêu chuẩn. Dĩ nhiên, cán bộ nào vi phạm thì xử lý nghiêm khắc cán bộ đó. Trước hết, cứ trừ vào lương của họ. Làm được như vậy thì mới đem lại công bằng xã hội, mới giữ được kỷ cương, phép nước.

 

Ho ten: Nguyễn Đỗ Dũng
Dia chi: Phố Ghẽ, Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương
Email: nguyendodung_tt@yahoo.com
Noi dung: Với một đất nước như đất nước mình hiện nay thì việc xây dụng, trang bị, hay tổ chức những lễ hội lớn trong năm... là điều cần thiết. Nhưng những việc đó đã được thực hiện một cách có tổ chức, quản lý hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh của nước mình hay chưa thì lại là cả một vấn đề lớn.

 

Ai cũng hiểu tài sản của Nhà nước chính là tài sản, là công sức, là mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân. Bên cạnh đó, năm nào cũng vậy, Nhà nước mình luôn nêu cao khẩu hiệu "chống lãng phí", nhưng thử hỏi kết quả đã thu được những gì? Hay là càng chống lãng phí thì lại càng thêm lãng phí, và đó ngày càng trở thành 1 căn bệnh "trầm kha", không thuốc chữa. Thử hỏi nếu 1 năm đất nước mình giảm được 1 nửa sự lãng phí đó và đầu tư vào các lĩnh vực khác thì sẽ thu được kết quả "tuyệt vời" như thế nào thì ai chắc cũng hiểu. Đã bao giờ các quan chức nhà nước của chúng ta tự hỏi lãng phí tài sản nhà nước chẳng khác nào không tôn trọng nhân dân chưa? Trong khi câu đầu tiên khi họ phát biểu lại luôn là làm việc vì lợi ích của nhân dân? Tôi lấy  ví dụ đơn giản, 1 năm nhà nước ta đã tổ chức bao nhiêu cuộc họp về việc chống lãng phí, mỗi lần họp bao nhiêu ngày, sử dụng hết bao nhiêu tiền cho viêc họp hành đó và... kết quả của cuộc họp thu đuợc cái gì không?

 

Ai cũng hỏi đến thuốc chữa để chữa "căn bệnh hiểm nghèo" này. Theo tôi, sẽ không có thuốc chữa nếu như các vị lãnh đạo cao nhất của mỗi cơ quan lại là những người luôn "đi đầu trong phong trào" lãng phí. Bởi cấp trên mà lãng phí làm sao có thể bảo được cấp dưới của mình không được lãng phí. Theo tôi,  cần trao 1 số quyền hạn nhất định cho 1 tổ chức làm nhiệm vụ xử lý những vi phạm về lãng phí, đồng thành lập 1 tổ chức "ngầm" có nhiệm vụ "thanh tra, giám sát" để kiểm tra lại tổ chức có nhiệm vụ xử lý vi phạm kia nếu như có dấu hiệu tiêu cực...

 

Thật sự, đây là những suy nghĩ không những của riêng tôi mà còn là của chung những người luôn mong đất nước mình sẽ trở thành 1 đất nước giàu mạnh, có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
 

 

Ho ten: Hữu Long
Dia chi: ĐH Luật Hà Nội
Email: namtuocbongdem176@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi, chúng ta nên căng các khẩu hiệu "Tham nhũng,lãng phí  là ăn cắp" lên các đường phố cho mọi người thấy. Kẻ tham nhũng lãng phí ngày nào cũng nhìn thấy sẽ lấy đó mà ray rứt, rồi thì ăn không ngon, ngủ không yên. Kẻ có ý định tham nhũng thì lấy đó mà tránh. Các ông bố, bà mẹ tham nhũng hàng ngày dạy con cái không được ăn cắp, vậy thì mỗi lần dạy con như vậy sẽ nhớ tới khẩu hiệu này mà xấu hổ. Rồi không loại trừ trường hợp con cái hỏi vặn lại là bố mẹ có tham nhũng lãng phí không? Hay đại loại như thế. Những người tham nhũng là những người vụ lợi cho bản thân, tất nhiên là muốn hưởng thụ một cuộc sống giàu sang, yên bình bằng tiền của nhân dân, họ sẽ không chịu được sự day dứt hàng ngày cắn xé lương tâm họ. Cuộc sống của họ vì thế sẽ biến thành địa ngục. Đó là sự trừng phạt đối với kẻ tham nhũng.
 

Ho ten: Lê Chí Quân
Dia chi: 184 Triệu Việt Vương, Hà nội
Email: quanlc@hotmail.com
Noi dung: Lãng phí có 7 loại cơ bản, đi kèm sau 7 loại này là rất nhiều những kiểu lãng phí khác. 7 loại đó là: Lãng phí sản xuất thừa, Lãng phí sửa chữa, Lãng phí tồn kho lớn, Lãng phí do vận chuyển, Lãng phí thao tác thừa, Lãng phí công nghệ, Lãng phí do chờ đợi. Quốc hội cần chỉ rõ lãng phí đó là loại gì thì sẽ có biện pháp xử lý. Ví dụ vấn đề xe công: Mục đích xe công là gì? Ai được quyền sử dụng xe công? Các biện pháp xử lý khi vi phạm: người đầu tiên bị xử phạt là người ra quyết định mua chiếc xe đó, tiếp theo là người ra quyết định sử dụng chiếc xe đó sai mục đích.

Nhật Bản vừa bỏ quy định mặc complê đi làm nhằm tiết kiệm điện,Việt Nam mặc complê trong khi nhiệt độ trung bình là 39 độCchắc còn tốn điện hơn !  Quốc Hội nên đi vào chi tiết cụ thể chứ đừng đề ra nguyên tắc chung chung , tìm nguyên nhân thật và cách giải quyết cụ thể bằng luật. Phải chăng  Quốc hội đang lãng phí rất nhiều thời gian để họp, thảo luận mà các điều luật đưa ra chưa có hiệu quả cao. Người dân chúng tôi chỉ cần những điều luật đơn giản, công bằng và hiệu lực lớn.

 

Ho ten: Tran Hai
Email: haitran1949@yahoo.com
Noi dung: Việc tiết kiệm mua sắm xe công theo tôi không nên chỉ nhắm vào các cơ quan nhà nước, các Bộ trưởng dù sao cũng là chính khách của một quốc gia nên việc đi một chiếc xe sang cũng thể hiện được bộ mặt của đất nước ấy. Tuy nhiên, tôi thấy rằng chúng ta đang có vẻ quá dễ dãi với các DNNN và DN công ích. Từ khi các qui định về tài chính tạo thêm quyền tự chủ cho các DN thì các doanh nghiệp lại càng ngày càng có xu hướng dùng xe ô tô đắt tiền. Tôi thấy điều này thật lãng phí vì vốn trong các DNNN và DN công ích cũng là tiền của Ngân sách Nhà nước. Vậy, trong khi đất nước còn khó khăn thì các DNNN và DN công ích cũng nên phải tiết kiệm. Ngoài ra, tôi thấy hiện nay có rất nhiều DNNN và DN công ích đang lẩn trốn việc mua xe bằng cách đi thuê xe. Chúng ta nên quản lý cả vấn đề này. Tôi mong rằng sắp tới quốc hội sẽ thảo luận vào đưa ra chính sách chặt chẽ nhằm hạn chế loãng phí trong lĩnh vực mua sắm xe không chỉ trong các cơ quan hành chính nhà nước mà cần có các các DNNN và các DN công ích.
 

Ho ten: Dang Hung Son
Dia chi: DH Su pham Ky thuat TP.HCM
Email: dang_hungson@yahoo.com
Noi dung: Để giải quyết bệnh lãng phí, cần có những chế tài quy định cụ thể về các quyền lợi mà mỗi cán bộ được hưởng. Rèn luyện phẩm chất các cán bộ về thực hành tiết kiệm vì cần biết một điều là nước ta vẫn còn nghèo, số tiền mà các quan chức lãng phí, tham ô dùng để đầu tư cho các ngành khác thì sẽ có lợi rất nhiều. Khi cán bộ vi phạm thì cần phải xử lý thật nghiêm chứ không qua loa như là kiểm điểm. Và  phải tăng cường nâng cao năng lực quản lý.

 

Ho ten: Cony Han
Email: cony_han@yahoo.com
Noi dung: Ngoài việc công khai, minh bạch tiêu chuẩn, định mức và có chế tài xử lý, theo tôi nên có các hình thức khen thưởng đối với những người thực hành tiết kiệm và không lãng phí của công cũng như đối với những người phát hiện ra người lãng phí. Và phải có các biện pháp bảo vệ những người phát hiện đó.

 

Ho ten: Vũ Liên
Dia chi: Cần Thơ
Noi dung: Nếu đem tiền về nhà thì mắc tội tham nhũng, thôi thì mình được hưởng "chùa" cái gì thì cứ xài cho hết. Tiết kiệm cũng chẳng ai khen, cũng chẳng ai biết đó vào đâu. Đây là ý chúng tôi thu được từ lời một số cán bộ lãnh đạo cấp huyện. Không biết cán bộ cấp trên có ý nghĩ như vậy không? Theo tôi, nên đưa chuẩn tiết kiệm vào chuẩn đề bạt cán bộ (trong các chức vụ ở tất cả các cơ quan). Tất nhiên, không phải ai tiết kiệm cũng được đề bạt. Trước hết, chọn người có đức có tài sau đó sẽ chọn người tiết kiệm ngân sách hơn. Tôi nghĩ rằng sẽ giảm được rất nhiều.
 

Ho ten: Lê Ngọc Thành
Dia chi: KBNN NĐ
Email: leminhphuc20042002@yahoo.com
Noi dung: 1- Đưa ngay vào lương cho rõ ràng minh bạch. 2- Giảm ngay dự toán chi khi giao kế hoạch thu chi hàng năm.

 

Ho ten: Lam An
Dia chi: 88 Dung si Thanh Khe TP.Da Nang
Email: playboy_vc67@yahoo.com
Noi dung: Chính bản thân tôi cũng chưa thực hành tiết kiệm cho mình nữa, lấy đâu ra câu trả lời tiết kiệm cho cơ sở làm việc, cho xã hội khi tiền đồ không thuộc về bản thân của mình. Vì vậy, cần tuyên truyền khuyến khích ý thức thực hành tiết kiệm trên toàn quốc, từng nơi làm việc trong từng cá nhân là biênh pháp đầu tiên và bền vững nhất.

 

Ho ten: Quang
Dia chi: Ha Noi
Email: michael@primecargo.com.vn
Noi dung: Theo tôi, bệnh lãng phí hiện nay xảy ra ở tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế, tất cả các thành phần kinh tế nhưng chủ yếu tập trung ở các cơ quan của Nhà nước. Vì những người đứng đầu các cơ quan Nhà nước là những người có quyền lực, họ coi việc họ làm là đúng và tiền là của chung nhưng thực chất là do họ quản lý, không ai giám sát họ thì sẽ xảy ra tình trạng lãng phí.

 

Lãng phí có 2 hình thức. Một là, những người đứng đầu biết là lãng phí nhưng vẫn làm vì có ai "soi" họ đâu. Hai là, họ cũng chẳng biết đó là lãng phí vì việc gì phải nghĩ cách để tiết kiệm, có phải tiết kiệm cho mình đâu. Theo tôi, chúng ta phải công khai hóa thì bản thân người đứng đầu các cơ quan cũng phải cân nhắc xem các khoản chi phí này có hợp lý không và sau đó bản thân Quốc hội sẽ giám sát việc này.

 

        Bạn có ý kiến gì về vấn đề lãng phí ?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,