221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
648838
Đừng để việc thu hút nhân tài chỉ là hô khẩu hiệu
1
Article
null
Đừng để việc thu hút nhân tài chỉ là hô khẩu hiệu
,

Chính sách thu hút nhân tài của các địa phương đã được “hô hào” từ lâu nhưng việc thực hiện nó lại dường như không mấy hiệu quả. Nguyên nhân chính vẫn là chính sách đãi ngộ không thỏa đáng và sự phân công công việc bất hợp lí.

Cần sử dụng nhân tài một cách hiệu quả.

Minh Thong, Da Nang
Tôi rất đồng tình với ý kiến trên, việc thu hút nhân tài ở ta dường như chỉ là hô khẩu hiệu. Chính tôi là người đã rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đà Nẵng là thành phố  khởi phát chính sách thu hút nhân tài. Tỉnh có nhiều ưu đãi cho cho sinh viên tốt nghiệp ĐH trở về như có việc làm ổn định, tiền lương là 5 triệu nếu tốt nghiệp loại giỏi.

Khi trở về thành phố công tác, tôi rất vui. Nhưng khi tiếp xúc với công việc, chúng tôi lại buồn. Dường như chỉ thành phố mở cửa đón chúng tôi trở về. Với cơ sở thì lại khác, những người lớn tuổi, làm việc lâu năm, họ không cho chúng tôi cơ hội để làm việc thực sự. Tôi may mắn có người sếp tốt nhưng thế không đủ. Những người lớn tuổi nghĩ rằng tôi giành mất công việc, giành mất thu nhập của họ, thậm chí họ còn ái ngại khi thấy tôi quá nhiệt tình với công việc.

Qua một khoảng thời gian làm việc, nhiều sinh viên sau khi trở về quê hương thấy mình lạc lõng giữa một cơ chế làm việc quan liêu, bảo thủ. Người lớn đã có phe cánh, có “miếng bánh” của họ. Còn chúng tôi được phần nào trong “miếng bánh” đó ngoài một chỗ làm, một khoản tiền thưởng từ thành phố, những lời gièm pha và những lời nhận xét rằng cơ quan thực sự không cần người? 

Chúng tôi thấy buồn vì thành phố mình còn bộ máy công chức quá cồng kềnh, bảo thủ. Nhiều người như tôi đang thấy hối hận vì trở về quê hương theo chính sách thu hút nhân tài. Đã đến lúc chính sách thu hút nhân tài không chỉ là hô khẩu hiệu, nó cần sự nhất quán từ trên xuống dưới.

Nguyen Khac Gia Bao, ĐH Y Dược Quảng Châu, Trung Quốc
Tôi là sinh viên đang du học ở nước Trung Quốc. Tôi học ngành đông y. Tôi muốn khi học xong, tôi sẽ về làm việc ở ngay quê hương tôi đang sống là tỉnh Gia Lai. Tôi rất sợ khi về tỉnh. tôi không được nhận vào bệnh viện tỉnh vì nhà tôi không có đủ tiền xin việc. Tôi mong tỉnh trọng dụng nhân tài như những người học ở nước ngoài như chúng tôi, đặc biệt là người làm ngành y để chữa bệnh cho nhân dân.

quocvuong_27a@yahoo.com
Chúng ta phải cần nâng cao trách nhiệm với đất nước, không nên đòi hỏi quá nhiều, phải xem mình đã làm gì cho đất nước, cho quê hương mình. Cần loại bỏ tư tưởng phải có ưu đãi, tài lộc thì mới làm việc. Nếu có tài thực sự thì nên có trách nhiệm lao động, cống hiến sức lực xây dựng quê hương mình, đất nước Việt
Nam giàu mạnh hơn.Tôi hi vọng lịch sử sẽ nhìn nhận đúng những nhân tài thực sự.

Minh Hương , Bình Định
Tôi đang hưởng cái gọi là "ưu đãi" của công ty nhà nước tham gia kinh tế thị trường. Với những gì tôi cống hiến, công ty nước ngoài có thể trả gấp ba, bốn lần tôi đang nhận được ở đây. Làm sao trả lương cao hơn được khi một người làm phải nuôi ba người ngoài chơi, xơi nước? Tuy nhiên với thu nhập tạm ổn, tôi sẽ phải trụ lại, phải đứng lên bằng đôi chân của mình. Còn nếu không làm được, tôi sẽ nhẹ nhàng hơn khi rời bỏ công ty. Người Việt
Nam  phải có trách nhiệm với công ty Việt Nam, thương hiệu Việt Nam.

Lâm Quang Vinh, Trà Vinh
Chỉ có những người đã từng là công chức mới thấy hết những bất cập trong công tác cán bộ, tuyển dụng theo kiểu "thằng đó là con anh Ba bên tỉnh .. đó, con nhỏ kia là cháu anh Tư chủ tịch tỉnh đó" thì chất lượng nguồn nhân lực ở một cơ quan sẽ đi tới đâu ? Từ đó, nảy sinh những bất cập trong công việc là một tất yếu. Cho dù bạn có tâm quyết cỡ nào vì sự phát triển của Việt Nam, bạn cũng sẽ phải suy nghĩ một điều "mình có đủ sức để thay đổi một lối mòn tư duy hay không?” hay lại tìm "kết phe, kết cánh""đục nước béo cò" để xã hội ra sao thì kệ. Một người trình độ thấp kém tham nhũng không đáng sợ bằng một nhân tài sa sút đạo đức, các bạn có đồng ý không?

 Lâm Kim Trung ..Hàtĩnh  

Hiện nay, việc thu hút nhân tài chỉ là một việc để cơ quan địa phương báo cáo thành tích với trung ương. Thực chất các quy trình tuyển chọn nhân tài chưa thực sự khách quan, thậm chí còn mang nặng tính chủ quan, tính cá nhân của một số quan chức thiếu năng lực, họ không muốn nhận người giỏi hơn mình vì sợ bản thân bị lu mờ, không giữ được vị trí hiện có.

thangnguyen@catholic.org
Bản thân tôi cũng là người được hưởng chế độ "thu hút nhân tài" ở Nghệ An. Tất nhiên tôi cũng rất hoan nghênh chính sách của tỉnh đã tạo điều kiện để tôi có được một việc làm ổn định như hiện nay. Nhưng sau gần 2 năm công tác trong cơ quan sự nghiệp hành chính tôi thấy hình như mình chưa làm được gì đáng kể vì với chuyên môn Điện tử - Viễn thông ngoài việc hàng ngày tôi lại làm công việc soạn thảo công văn, xử lí giấy tờ... Tôi mong rằng khi đã có chính sách đãi ngộ các địa phương nên chú trọng đến sở trường chuyên môn của từng người để bố trí công việc cho phù hợp, có như thế mới tạo được hưng phấn làm việc và sự tự tin cần thiết cho người được thu hút, nâng cao hiệu quả phát huy, đóng góp cho từng người. Bên cạnh đó, nếu mức lương hàng tháng cũng được nâng cao thì tốt quá...

Thu hút nhân tài là một chính sách mang tính tích cực và chủ động của nhà nước ta nhưng việc triển khai một cách đúng đắn và có hiệu quả chính sách này vào cuộc sống là điều vô cùng khó. Những thử thách trên con đường khởi nghiệp của một nhân tài là gì?

Là một công chức nhà nước, 28 tuổi, với 5 năm kinh nghiệm làm việc, tôi thấy tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền vẫn tồn tại trong xã hội. Trong một xã hội đang đổi mới từng ngày thì đây là điều làm mất hết hứng thú và niềm tin trong công việc của giới trẻ. Ai là người có tinh thần “chậm tiến bộ” như vậy? Đó là một số cá nhân lớn tuổi trong các cơ quan nhà nước. Họ chính là những người góp phần vào thất bại của chính sách “thu hút nhân tài”. Bên cạnh cái “tôi”, cái “ích kỷ” của người cũ thì bản thân lớp trẻ - nhân tài - cũng phải nhìn lại chính mình.

Tôi công nhận rất nhiều người trẻ là nhân tài thực sự nhưng họ cũng phải hiểu là đất nước ta còn rất nhiều khó khăn. Việc nhà nước bố trí công ăn việc làm với thu nhập tạm đủ trang trải cho cuộc sống đã là một sự ưu ái. Các thế hệ cha anh có rất nhiều nhân tài nhưng họ đã cống hiến hết mình thậm chí hy sinh bản thân cho Tổ quốc nhưng họ đâu tính đến danh lợi. Nếu các nhân tài phải tự thân tìm việc trong cơ chế thị trường thì mới hiểu hết các giá trị mà nhà nước ưu đãi cho họ.

Tôi hy vọng chúng ta cùng nhìn nhận hai mặt của vấn đề này cho rõ để thực hiện tốt chính sách “đẹp” của nhà nước.

...Kết quả của chính sách thu hút nhân tài không phải nằm ở con số bao nhiêu người để báo cáo, mà là việc bao nhiêu người được tuyển dụng cảm thấy hài lòng với công việc, bao nhiêu người phát huy được chất xám của mình và bao nhiêu người có được công trình khoa học ứng dụng vào thực tiễn công việc...

Nguyễn Văn Chung, Tp. Hồ Chí Minh
Chỉ có thể làm như vậy khi từng địa phương có yêu cầu cụ thể dựa vào tình hình thực tế. Ví dụ, cần người đảm nhiệm một vị trí công tác cụ thể, một lĩnh vực cụ thể... Vì thế, số lượng và ngành nghề được yêu cầu cũng không phải tràn lan. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng thực sự của chính sách ưu đãi nhân tài.

Hoàng Thanh, Thanh Hóa
Tôi suy nghĩ rất nhiều khi đọc bài báo. Theo tôi, ý tưởng của tác giả Trường Uy nêu lên là rất táo bạo. Nhưng để thay đổi được cách làm theo kiểu tôi tạm gọi là căn bệnh "Báo cáo" thì không phải dễ dàng và một sớm một chiều. Vì vậy, chính chúng ta cần phải có cái nhìn thông suốt soi vào những nguyên nhân sâu xa đồng thời gióng lên những hồi chuông cảnh báo về vấn đề này.

Tôi mong tất cả chúng ta hãy cùng góp sức tìm ra các giải pháp tháo gỡ vấn đề này từng bước đẩy lùi căn bệnh ưa thành tích trong xã hội.

Trương Công Thắng, Vĩnh Phúc
Việc “trải thảm đỏ” hiện nay có lẽ chỉ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thực hiện thực sự hiệu quả. Còn trong công chức nhà nước thì chúng ta đã và đang đi theo con đường “sống lâu lên lão làng”.

Ngọc Mai, Hà Nội
Tôi có đứa cháu học rất giỏi, thi đại học đạt thủ khoa được học bổng của chính phủ Úc. Qua 5 năm học tại Úc, cháu lại đạt được học bổng tiến sĩ của Anh. Kết thúc 3 năm tại Anh cháu rẩt muốn về Việt Nam làm việc nhưng sau khi tìm hiểu cháu đã quyết định tiếp tục định cư ở nước ngoài. Vì cháu tôi nói “tại Việt Nam không có đất dụng võ”. Mọi người trong gia đình cũng biết nếu bao nhiêu kiến thức của cháu thu nhập được ở nước ngoài mà không được sử dụng thì sẽ mai một dần.

Thực tế đã chứng minh, khi cháu tôi nộp đơn vào một công ty toàn cầu họ đã tiếp nhận luôn. Hiện nay, cháu được đánh giá rất cao, sau ông Chủ tịch và Tổng Giám đốc. Cháu làm việc rất có hiệu quả và uy tín tuy nhiên, cháu vẫn tâm niệm một điều: muốn về Việt Nam làm việc và cống hiến.

Tôi không khuyến khích các sinh viên du học sau khi tốt nghiệp ở lại nhưng cơ chế và chính sách của nước ta hiện nay đang làm thất thoát không ít tài năng. Ngay lúc này tôi thấy, cháu tôi đã đúng!

mcthanh@gmail.com
Chính phủ không quản lý được nên các địa phương chỉ đưa ra hình thức “mơ hồ” để quảng cáo cho chính mình. Tôi hoàn toàn thất vọng về việc này.

Một bạn đọc
Hiện nay, có nhiều vị cán bộ lãnh đạo trong các ngành, các cấp mang bằng thật nhưng học giả. Họ biết rằng nếu nhận người có thực tài về thì bản thân sẽ bị lu mờ mà đôi khi ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân. Chính thế có nơi đã xẩy ra tình trạng phải cô lập nhân tài đến khi nhân tài chán mà bỏ đi.

Đặng Thọ Lâm, ĐH Kiến Trúc
Em đang là một sinh viên cũng từng hy vọng vào chính sách “trải thảm đỏ” của các địa phương. Nhưng sau khi đọc bài bài báo này em thấy thất vọng. Em dự định sau khi tốt nghiệp sẽ trở về quê hương hoặc một số tỉnh thành không phải là trung tâm để làm việc nhưng với sự đãi ngộ như vậy thì em không biết mình có đủ dũng cảm để quay về hay không.

hoangtuan_bk1_bc2@yahoo.com                 

Tôi nghĩ, thu hút nhân tài để xây dựng địa phương là việc rất cần làm, nhưng không được xem như làm cho có, làm theo hình thức, làm để báo cáo cho hay. Tuyển nhân tài về là phải giao công việc phù hợp chuyên môn cho họ, cho họ cơ hội để làm việc thật sự, kích thích và sử dụng hiệu quả năng lực của họ.

Nguyễn Anh Hùng, Buôn Ma Thuột
Nhân tài ở Việt Nam bây giờ rất nhiều nhưng số được trọng dụng chẳng được bao nhiêu. Các cơ quan doanh nghiệp nhà nước thường tuyển nhân viên theo bằng cấp với số tiền lớn. Là nhân tài mà nghèo thì ngay lập tức bị “hất cẳng”. Và như thế chảy máu chất xám là điều khó tránh khỏi.

Đơn cử như ở tỉnh Đăk Nông, việc thu hút nhân tài được quảng cáo rầm rộ lắm nhưng nếu giỏi thì cũng phải mất không ít tiền chạy chọt để vào một cơ quan nhà nước, thậm chí rất khó tiến thân nếu không theo guồng xoáy .... Chỗ tôi ở có một người tốt nghiệp loại xuất sắc về công nghệ thông tin ở Mỹ muốn làm việc cho nước nhà nên đã về Đăk Nông lập nghiệp nhưng vì không có tiền để xin việc nay phải bỏ về nhà ở Buôn Ma Thuột làm rẫy! Tiếc thay!

Nguyễn Hoàng Lương, Hồ Chí Minh
Là một sinh viên, tôi cũng có rất nhiều trăn trở trong vấn đề này. Người tài là vốn quý của quốc gia nên cần cho họ cơ hội để cống hiến. Họ có tầm nhìn rộng, kiến thức chuyên môn sâu và một cái “tôi” rất lớn nên nếu tạo điều kiện cho họ làm việc đúng lĩnh vực thì sẽ thu được kết quả rất to lớn. Đồng thời cũng cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng, một chức danh phù hợp. Các địa phương cũng cần phải mời đúng người đúng việc.

Kiếm Bạc, Rạch Giá Kiên Giang
Theo tôi, việc thu hút nhân tài mà Nguyễn Tường Uy đã nêu ra không có gì là lạ. Bản chất của vấn đề là có những người không có tài, năng lực hoặc chuyên môn nhưng do mối “quan hệ” nên họ được “ngồi” ở vị trí lãnh đạo hoặc phụ trách ở những ngành vừa quan trọng vừa có uy quyền. Ngoài ra, con em của họ còn rất đông đều muốn giống như họ cứ như thế thì còn đâu chỗ cho nhân tài. Mặt khác, những người như trên làm gì có tâm huyết lo cho dân cho nước. Họ chỉ hình thức, giả tạo, thủ đoạn tìm mọi cách củng cố quyền lực của mình, sẳn sàng đạp đổ bất cứ một tài năng nào vô tình đụng chạm tới quyền lợi của họ. Mọi trì trệ trong xã hội đều từ đó mà ra.

Phạm Văn Phúc, Nhật Bản
Nếu thực sự có năng lực, kiến thức thì bạn hoàn toàn tự tìm cho mình một công việc phù hợp, có thu nhập xứng đáng mà không cần bất cứ một sự ưu đãi nào.

utebathanh@yahoo.com
Thực chất đây là một phong trào được dựng nên để “đánh bóng tên tuổi” của các địa phương. Sinh viên sau khi tận lực học tập ra trường ai muốn đi làm với mức lương không đủ sống? Có một chính sách đãi ngộ xứng đáng chính là biện pháp ngăn chặn hiện tượng chảy máu chất xám.

hongvinh10_7_81
Nếu các công ty nhà nước vẫn tuyển dụng nhân viên theo hình thức “con ông cháu cha” thì không bao giờ phát triển được.

trihalong@yahoo.com
Tiền nhân Việt Nam đã nói “chỉ có người Hiền mới sử dụng được người Hiền”. Muốn sử dụng người tài thì phải xóa bỏ những người bất tài lại đứng ra tuyển chọn người tài trước tiên. Trong cuộc sống có ai muốn cấp dưới giỏi hơn mình cho nên khi người bất tài còn tại chức thì nhân tài phải ở ngoài thôi.

hoanhct@yahoo.com
Theo dõi cơ chế thu hút nhân tài và đãi ngộ nhân tài, tôi thất vọng nhiều lắm. Tôi từng nộp đơn vào ngân hàng Vietcombank nhưng thất bại vì việc chọn người đã định sẵn. Tôi đành đi làm cho công ty nước ngoài.

     Bạn có ý kiến gì về vấn đề này? hãy ghi vào phần phản hồi dưới đây và gửi về cho Tòa soạn :

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,