221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
680736
Bạo lực gia đình nỗi đau nhức nhối!
1
Article
null
Bạo lực gia đình nỗi đau nhức nhối!
,

Thương cảm với những số phận phải chịu cảnh bạo lực gia đình qua bài viết của Võ Thị Hảo, nhiều bạn đọc đã gửi thư về tòa soạn tâm sự về hoàn cảnh của mình và chia sẻ với những số phận trong bài viết.

 

Soạn: AM 480509 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tôi là một người con, sống trong một gia đình và chứng kiến cảnh bạo lực thì có lẽ không ai có thể hiểu hết bằng tôi.

 

Năm nay, tôi 24 tuổi và cũng chưa lập gia đình nhưng những hình ảnh cuộc sống của tôi về một gia đình bạo lực chẳng bao giờ phai được. Có lẽ nó cũng có cả trong ký ức của em trai tôi. Tôi rất nhớ những ngày ấy, ngày mà tôi thường hay phải chứng kiến cảnh mẹ khóc cùng hai anh em tôi. Có lẽ ngày nào cũng thế...

 

Cuộc sống như vậy kéo dài, từ khi tôi bắt đầu nhận biết được sự việc cho đến năm tôi 20 tuổi, có lẽ là trong khoảng thời gian 12 năm trời. Bố tôi là một người cực kỳ khó tính và gia trưởng, mọi việc trong gia đình đều phải nghe theo bố. Hơn nữa, ngày ấy, gia đình tôi rất nghèo. Bây giờ, tôi mới hiểu được, có thể do quá khổ nên ngày ấy, bố mới hay chửi và đánh mẹ như vậy. Nhưng cũng may cho gia đình tôi, cho anh em tôi là bây giờ, bố tôi đã thay đổi. Có lẽ cũng do gia đình tôi đã khá giả hơn ngày xưa và do anh em tôi đã lớn.

 

Ngày ấy, tôi từng nói với mẹ là tại sao mẹ không bỏ bố, nếu mẹ bỏ bố thì anh em tôi sẽ đi với mẹ, ở với mẹ và mặc kệ bố tôi. Nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi mới biết tôi trẻ con. Chính sự chịu đựng và cố gắng của mẹ mà bây giờ gia đình tôi mới được hưởng những ngày tháng hạnh phúc.

 

Tôi mong khi những người làm bố đọc được những dòng này hãy hiểu cho những người vợ của mình và cũng mong những người làm mẹ hãy cố gắng để vun đắp, chịu đựng "nhưng không phải là khuất phục" để có một gia đình hạnh phúc như tôi được hưởng bây giờ.

 

Nguyen Phong Nha, Hung Yen, email: tomato_@...


Tôi vừa kết hôn được 6 tháng, sự chiều chuộng và quan tâm của người chồng đã dần nhạt đi. Và điều khiến tôi thât sự đau lòng chính là thói quen "thượng cẳng chân hạ cẳng tay" của chồng tôi mỗi khi chúng tôi "có chuyện".

 

Sau mỗi lần như vậy, tôi cũng như các nhân vật trong bài viết của chị Võ Thị Hảo, chỉ biết ngồi nhỏ những giọt nước mắt khóc thương cho số phận của mình. Tôi cũng oán trách lắm, tức tối lắm những biết làm sao đây, biết kể với ai đây...? Mọi người vẫn nhìn vào gia đình tôi như một mẫu hình về sự hạnh phúc nhưng tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc thật sự trong mái ấm của mình.

 

 Nguyễn Thị Nhung, Thanh Xuân, Hà Nội, email: kyucngotngao_sn@...

Sống trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều bậc phụ huynh trong gia đình xem nhẹ yếu tố văn hóa con người. Đâu đó quanh ta, vẫn nhiều ngôn từ ứng xử không văn hoá. Bậc cha mẹ còn xem nhẹ tấm gương của mình cho con cái noi theo, con cái là kết quả của chúng ta, khi con cái sai ta phải xem lại gia đình của chính chúng ta. Không nên mạt sát, dùng lời lẽ quá đáng làm ảnh hưởng tinh thần con trẻ, tổn thương và đôi lúc trở thành lì lợm, trở thành phản tác dụng. Hãy để ý đến từng ngôn từ khi chúng ta nói với con trẻ.

 

Phan Anh Hao, 54 Tran Quoc Toan, Da Nang, email: anh_hao2003@yahoo.com

Vâng, như bài viết đã nói, "đèn nhà ai nhà ấy rạng", không dễ gì có thể can thiệp được. Cũng như với thời đại này, "mạnh ai nấy sống", ai cũng như ai, không muốn rắc rối cho bản thân, đó cũng chính là một phần lý do mà chúng ta không thể ngăn chặn được điều này. Cũng như việc phụ nữ và trẻ con trong gia đình bị đánh đập đến tàn bạo mà chỉ biết nhẫn nhục. Vâng! bây giờ để kêu gọi mọi người không thờ ơ quả là khó, chỉ mong sao tấm lòng ở họ, con tim họ lên tiếng mà thôi. Hy vọng...

 

Nguyen Bang, Thanh Xuan, Ha Noi, email: hongnhungden86@...

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,