221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
680440
Game shows - sặc "mầu" quảng cáo !
1
Article
null
Game shows - sặc 'mầu' quảng cáo !
,

Chưa bao giờ trò chơi trên truyền hình (game shows) “bùng nổ” như hiện nay và đồng hành cùng nó là sự hiện diện “tất yếu” của các nhà tài trợ. Các game shows đã đem lại sự hứng thú hay khó chịu cho người xem? Rất nhiều độc giả VietNamNet đã đưa ra ý kiến về vấn đề này…

  

Soạn: AM 478552 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Game show phải thực sự đem lại những phút giây thư giãn cho khán giả.
Ho ten: Lê Thanh Tùng
Dia chi: Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Noi dung: Trò chơi truyền hình (game shows) là một trong những loại chương trình không thể thiếu được trên màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên, xem những chương trình kiểu này trên các chương trình truyền hình Việt Nam tôi cảm thấy dị ứng và rất buồn.

 

Dị ứng vì có quá nhiều trò chơi truyền hình, buồn vì hầu hết các chương trình này đều được xây dựng trên các ý tưởng làm truyền hình của nước ngoài (thường là Anh, Mỹ) thêm chút Việt Nam nên thường rất vụng và hơn tất cả, sự sáng tạo mất dần chỗ đứng của nó. Đành rằng các chương trình truyền hình trên thế giới hiện nay được sản xuất ở nhiều quốc gia trên cùng một ý tưởng ví dụ như “Ai là triệu phú” đã được khai thác hết ở Anh với tiêu đề “Who wants to be a millionnaire?” ở Pháp là “Qui veut gagner des millions?” (ngoài ra, chương trình này còn có mặt ở rất nhiều các quốc gia khác như Nga, Ý, Bỉ...) nhưng tôi nhận thấy truyền hình Việt Nam nói chung cần phải có những chương trình riêng, mang bản sắc dân tộc và đặc biệt làm sao để người xem ý thức được những giá trị văn hoá đích thực.

 

Hiện tại các reality show (truyền hình thật - tạm dịch) ở Việt Nam còn ít, nhưng tôi tự hỏi liệu trong vài năm tới, khi mà lớp trẻ có cái nhìn phóng khoáng hơn, châu Âu hơn thì liệu truyền hình Việt Nam có thể chống lại sự cám dỗ của loại chương trình này? Các reality show nhìn chung là rất thực dụng chỉ quan tâm tới việc có thể thu hút được bao nhiêu khán giả xem mà bỏ qua tất cả các mục đích giải trí, văn hoá lành mạnh khác mà truyền hình công ngoài việc kinh doanh còn phải có trách nhiệm làm điều đó. Điều này là hoàn toàn có thể dự đoán trước được trên cơ sở lợi nhuận mà truyền hình thu được nhờ quảng cáo và như vậy, các công ty muốn quảng cáo hoàn toàn có thể gây áp lực nhờ túi tiền của mình để làm gián đoạn, đứt quãng thậm chí bóp méo một chương trình truyền hình.

 

Như vậy, tương lai của truyền hình sẽ đi tới đâu và xa hơn, có thể nghĩ tới tương lai của những đứa trẻ, những người xem truyền hình một cách vô thức, chúng sẽ thu nhận được gì và bị ảnh hưởng như thế nào từ phương tiện truyền thông được coi là mạnh nhất, phổ biến nhất và ảnh hưởng nhất mang tên truyền hình?

Ho ten: Lê Văn Thành
Dia chi: Xóm 17 xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội
Email: nhung_ke_ngoc2003@yahoo.com
Noi dung: Mình thấy cách quảng cáo sản phẩm này rất hay nhưng mỗi lần nhìn thấy chữ Kotex to lù lù trên màn hình tivi cứ thấy ấm ức thế nào ấy. Các MC của chương trình cũng nên chọn người có đủ tiêu chuẩn như trong các chương trình “Hãy chọn giá đúng”, “Ai là triệu phú”, chứ không phải mấy cô diễn viên giọng chanh chua, không có khả năng dẫn chương trình, nghe chán lắm!

Ho ten: Anh Duy
Dia chi: Hạ Long, Quảng Ninh
Email: male_32ag@yahoo.com
Tieu de: Cần hạn chế quảng cáo trên truyền hình
Noi dung: Tôi rất thích các chương trình thời sự, ca nhạc, phim truyện và chỉ được xem vào các buổi tối vì ban ngày còn phải đi làm như bao người khác. Vậy mà trong khoảng thời gian này có rất nhiều quảng cáo được lồng ghép vào chương trình, gây rất khó chịu cho người xem. Những lúc ấy, chúng tôi thường bật sang kênh khác hoặc tắt tiếng (do âm thanh quảng cáo quá ồn ào). Phải chăng các đài truyền hình không để ý đến cảm giác của bạn xem truyền hình?

Ho ten: Nguyen An Tim
Dia chi: P.Ben Nghe, Q.1
Email: hifigallery@hcm.vnn.vn
Noi dung: Một số chương trình đã có từ lâu (Chiếc nón kì diệu) và một số chương trình xem được (Trúc Xanh), còn lại là những chương trình mà người làm truyền hình lập ra với mục đích duy nhất là quảng cáo. Biểu hiện rõ ràng nhất là “Hãy chọn giá đúng” và “Siêu thị may mắn”. Thời buổi bận rộn như hiện nay, việc ngồi trước màn hình xem người ta chọn giá như thế nào là vô ích. Thử hỏi, chúng ta đã vào siêu thị thì làm sao chọn được giá đúng khi trên sản phẩm đã ghi rõ giá tiền. Có thể nơi này rẻ hơn, nơi khác đắt hơn với cùng một sản phẩm, nhưng liệu giá trong chương trình đưa ra đã là giá đúng chưa hay là giá do các nhà tài trợ đưa ra để làm giá chuẩn cho các đại lý bán?

Ho ten: Pham Hoang Minh
Email: phoangminh@dng.vnn.vn
Noi dung: Game shows khi bị lợi dụng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng như vậy. Có thể xem đây là quy luật của kinh tế thị trường. Nhưng nếu không làm game shows thì không có tiền để nuôi sống bộ máy đài truyền hình và mua phim hay về chiếu cho khán giả xem.

Ho ten: Le Thuy
Dia chi: Nguyen Thai Hoc
Noi dung: Tôi thấy các chương trình game shows hiện nay giúp chúng ta được giải trí nhiều hơn. Chúng ta phải cảm ơn các công ty quảng cáo, các nhà tài trợ vì nếu không có họ, không bao giờ chúng ta có những chương trình hay như vậy.

Ho ten: Manh Thang
Dia chi:
Tay Son, Ha Noi
Email: mr_thang84@yahoo.com
Noi dung: Tôi thấy quảng cáo hay trưng bày mặt hàng quảng cáo ở game shows không có gì sai bởi lẽ nếu không có các nhà tài trợ thì đâu có phần thưởng cho người chơi? Chỉ có điều bớt quảng cáo đi một chút giữa các chương trình thì sẽ hay hơn.

Ho ten: Đoàn Quốc Khánh
Dia chi: 88 Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội
Email: hoanguyenbinh@yahoo.com
Noi dung: Với tư cách là một khán giả truyền hình, tôi xin nói thẳng là các đài truyền hình hoàn toàn không tôn trọng khán giả, đáng trách nhất là VTV. Họ không những không tôn trọng mà còn coi các khán giả truyền hình là một thị trường để khai thác kiếm lợi. Nếu là đài truyền hình tư nhân thì chấp nhận được, VTV là đài của Nhà nước, không nước nào cho phép dùng phương tiện công vụ để làm kinh doanh tràn lan như thế dù với bất cứ cơ chế nào. Còn nữa, truyền hình ở ta cũng giống như mía, đường, xi măng, cà phê, tức là trăm hoa đua nở, không khỏi có những bất cập.

Email: viet_luckystar@yahoo.com
Noi dung: Ở nước ta, mọi người vẫn quen với việc được xem TV miễn phí, khán giả ngày càng khó tính và đòi hỏi chất lượng chương trình cao hơn. Vậy thì nguồn kinh phí ở đâu để cải tiến chương trình nếu không từ quảng cáo? Nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi một sự sòng phẳng, cái gì cũng có giá của nó, muốn xem được các chương trình hay mà không bị quảng cáo làm phiền thì hãy bỏ tiền ra xem các chương trình TH Cáp, KTS, Vệ tinh...

Ho ten: Lê Quan Thịnh
Email: thinhint@yahoo.com
Noi dung: Tôi cũng rất chán khi có 2 ngày nghỉ mà cứ phát toàn game shows. Tôi đề nghị giảm bớt thời lượng các chương trình này.

Email: luciferqn@hopthu.com
Noi dung: Tôi thấy không phải tất cả những gì liên quan đến game shows hiện giờ là có hại, quảng cáo cho sản phẩm của họ trong chương trình game là điều tất yếu mà các nhà tài trợ phải được hưởng quyền lợi... Vì các nhà tài trợ đã phải bỏ ra một số tiền để tài trợ thì những sản phẩm của họ phải được quảng cáo. Nếu không quảng cáo sản phẩm của họ trong khi họ tài trợ thì liệu họ còn chịu bỏ ra số tiền ấy hay không?

Đúng là bây giờ quảng cáo chiếm quá nhiều thời gian của các chương trình. Nhưng không phải các nhà đài đều bỏ rơi các chương trình bổ ích. Nếu ai đã xem các chương trình nước ngoài thì sẽ biết, việc quảng cáo của họ còn nhiều hơn ở nước mình. Đừng nhìn một khía cạnh của sự việc mà đánh giá. Vì nếu một ngày kia, cả nước mình ko có game show thì sao? Không còn có những quảng cáo thì sao?

Ho ten: Quang
Dia chi: Ha Noi
Noi dung: Tôi thấy vấn đề này quá đúng. 
Họ bất chấp quy luật, miễn sao có thu. Hãy xem cách họ hợp tác với các đơn vị khác cũng thật là cửa quyền. Rất nhiều những chương trình có ý nghĩa giáo dục rất lớn khác cần phải đầu tư thì họ bắt khán giả tiêu hoá trò "Hãy chọn giá đúng". Trong chương trình này, không biết họ giáo dục, tuyên truyền cho người dân cái gì đây. Chẳng có chút trí tuệ nào.

Ho ten: Bùi Thanh Phương
Dia chi: 125 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
Tieu de: Ác mộng Game Show
Noi dung: VTV có “Sóng nước phương Nam”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Trò chơi âm nhạc”, “Đường lên đỉnh Olympia”, “Hãy chọn giá đúng”, “Vườn cổ tích”, “Ai là triệu phú”, “Hành trình văn hoá”, “Ở nhà chủ nhật”... HTV có “Chung sức”, “Trúc xanh”, “Nốt nhạc vui”, “Siêu thị may mắn”, “Hát với ngôi sao”, “Vui cùng Hugo”, “Rồng vàng”, “Kim tự tháp”, ‘Vui để học”, “Stinky và Stomper”, “Nhịp sống sôi động”, “Chuyện nhỏ”, “Vượt lên chính mình”, “Chuyện không của riêng ai”, “Năng động”, “Ai nhanh hơn”, “Thử tài người hâm mộ”, “Mọi người cùng thắng”... Ôi trời! Nhiều chương trình như vậy mà nhà tôi có duy nhất một cái TV cho cả 3 thế hệ cùng xem. Bố mẹ chồng tôi bây giờ muốn xem thời sự cũng khó (vì các cháu lại thích xem các chương trình khác hơn).

Trong các game shows đó có rất nhiều game shows thực sự vô bổ, không mang lại lợi ích cho người xem. Có các game show phải gọi là chương trình "tên sản phẩm quảng cáo" thì đúng hơn. Tôi bây giờ gần như không còn hứng thú gì với TV nữa, chỉ nắm bắt thông tin qua báo chí (cả các báo điện tử) và đài phát thanh. Không biết có ai có cùng ý nghĩ như tôi không nhỉ?

Email: trandanguy@vhttcs.org.vn
Noi dung: Tôi đồng ý với ý kiến của bạn và lấy làm tiếc là quảng cáo trên truyền hình đang có rất nhiều vi phạm. Ban lãnh đạo của VTV, HTV... có biết không? Tôi chắc chắc là họ biết, họ đã có cả một chương trình trên Đài truyền hình về chuyện này. Các cụ ta có câu “Làm nghề nào, ăn nghề nấy”. Và đúng là “làm truyền hình, ăn quảng cáo”!

Soạn: AM 478554 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trò chơi "Vui cùng Hugo" của HTV.

Ho ten: Nguyễn Việt Hùng

Dia chi: 15 Trần Hưng Đạo, Hà Nội

Noi dung: Là độc giả bình thường, ít có thời gian xem hết để đánh giá các game shows trên TV. Game shows có nhiều mặt tốt, nhưng chỉ qua vài lần xem, trong tôi đọng lại cảm nhận rất buồn là sự tài trợ (tiền bạc) đã lấn át tính cách văn hóa dân tộc trong các chương trình Văn hoá - Thương mại - Giải trí này.

 

Tôi đề nghị các đài truyền hình tổ chức một vài chương trình sạch thuần túy, không có một biển hiệu quảng cáo nào để người xem còn có những khoảnh khắc hưởng thụ văn hoá một cách thuần khiết.

 

Các chương trình như vậy rất cần thiết cho nhân dân, những người lao động, và thể hiện tính độc lập tự chủ của văn hóa truyền thống cội nguồn, thể hiện sức mạnh tuyên truyền của chế độ ta, của Đảng ta.    

 

Như vậy, liệu có cần quy định tỷ lệ % trong các chương trình Văn hoá - Thương mại - Giải trí có bao nhiêu chương trình sạch thuần túy, không thương mại, không quảng cáo?

 

Hãy đừng để người lao động mệt mỏi, chán ngán vì nghịch cảnh: đâu đâu cũng thấy nhãn hiệu hàng hóa trong chương trình, thậm chí có cảm giác văn hoá, âm nhạc bồng bềnh trên nền Kotex, Softina..., có khán giả là em bé trai ngây thơ cũng nhận phần thưởng băng vệ sinh! Khi đó là hài kịch, rất buồn, thậm chí đôi lúc gây phản cảm.

 

Chúng ta không nghèo đến mức chỉ dựa vào quảng cáo mới có tiền làm công tác văn hoá, âm nhạc. Như vậy là có tội nếu để đồng tiền từ quảng cáo lấn át sự thanh thịnh của văn hoá Việt. Cần chấn chỉnh sao cho hài hòa giữa thị trường và văn hoá, tư tưởng.

Email: dot@yahoo.com
Tieu de: Cái gì hợp với thuần phong mỹ tục?
Noi dung: Tại sao phải cấm quảng cáo băng vệ sinh và bao cao su? Mấy cái đó nếu được được sử dụng nhiều là tốt cho sức khỏe và xã hội (bao cao su ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục). Nếu cái gì cũng nói là không hợp thuần phong mỹ tục thì xin hãy chỉ ra những cái thuộc về thuần phong mỹ tục? Ô tô, xe máy hay là ăn uống bằng dao, nĩa... có phải thuộc thuần phong mỹ tục hay không? Mà bất cứ việc gì không hợp với thuần phong mỹ tục có phải luôn là điều xấu hay không? Sử dụng bao cao su để bảo vệ sức khỏe có hợp với thuần phong mỹ tục không? Vậy nó là tốt hay xấu? Cái chính là việc quảng cáo không được thô tục, ví dụ như phơi bày bộ phận kín của cơ thể... Các tiêu chí đề ra phải cụ thể, chứ còn có những câu chung chung như "hợp thuần phong mỹ tục" thì rất khó để thực hiện.

Ho ten: Quoc Trung
Dia chi: UBND tỉnh Hậu Giang
Noi dung: Hiện nay, do thiếu kinh phí nên các đài truyền hình (cả đài Trung ương và địa phương) đều có các hợp đồng quảng cáo với các công ty trong và ngoài nước để thực hiện các chương trình. Việc làm này là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, tạo được sân chơi bổ ích cho nhiều độc giả. Tuy nhiên, như nhiều ý kiến đã góp ý phê bình lâu nay, từng lúc, từng nơi, một số chương trình do quá nặng về quảng cáo, nên vẫn còn để lại những hạt sạn trong lòng bạn xem đài, rất mong những người làm chương trình sớm có sự thay đổi phù hợp. Phải đặt quyền lợi chính đáng của bạn xem đài là tối thượng, không nên thương mại hóa chương trình, nhất là những chương trình mang tính giáo dục.

Ho ten: Ly Dai Duong
Dia chi: Phuong Tam Hoa, Bien Hoa, Dong Nai
Email: lydaiduongmientay@yahoo.com
Tieu de: Quá thiên về kinh doanh sẽ làm mất vẻ đẹp văn hoá
Noi dung: Tôi hoàn toàn đồng tình với Nghị định 24/2003/NĐ-CP. Bởi vì VTV là một đơn vị hoạt động văn hoá thì trước hết mọi hoạt động đều phải đảm bảo tính văn hóa. Nếu thiên về kinh doanh mà làm mất đi vẻ đẹp văn hoá thì không gọi là cơ quan văn hoá nữa. Thử hỏi trong lúc cả nhà đang ngồi quây quần bên mâm cơm mà trên màn ảnh nhỏ lại quảng cáo rất chi tiết về băng vệ sinh thì có mất văn hoá không?

Ho ten: Phan Bích Huyen
Noi dung: Tôi rất ít xem chương trình truyền hình trên các kênh vì lí do có quá nhiều game show kèm theo các chương trình quảng cáo với thời gian quảng cáo quá dài được lặp đi lặp lại nhiều lần. Cách đây 1,2 năm, TV có rất nhiều các chương trình hấp dẫn dành như phim dành cho trẻ em, phim hành động, chương trình ca nhạc…, thời lượng phát sóng cũng rất hợp lí, không gây cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ khi xem.

Đành rằng các chương trình game shows nhằm phục vụ khán giả nhưng không phải ai cũng có thời gian để xem quá nhiều chương trình như thế. Quảng cáo cũng vậy, nếu trong một chương trình truyền hình, quảng cáo một sản phẩm nào đó được phát một lần thì có thể chấp nhận được, chứ phát đi phát lại nhiều lần khiến người xem rất khó chịu. Tôi từ là một người thích xem TV, bây giờ không còn xem TV nữa, tôi thấy mất thời gian vô bổ xem quảng cáo trong khi không được xem chương trình mình thích.

Email: gopy@hotmail.com
Noi dung: Từ lâu, chúng tôi vô cùng bất bình về sự vi phạm này. Các cơ quan truyền hình ở Việt Nam đều của Nhà nước, là tiếng nói của Đảng bộ, của Chính quyền, của Nhân dân nhưng lại lợi dụng để thu lợi. Họ luôn luôn rao giảng mọi người phải tuân thủ, chấp hành pháp luật, lên án, bôi nhọ các nghi án vi phạm kinh tế mặc dù chưa được tòa án xét xử, nhưng chính họ lại vi phạm pháp luật, mà trong trường hợp này là pháp luật về quảng cáo như nội dung bài viết.

 

Các chương trình vi phạm pháp luật hiện nay, thì vi phạm nghiêm trọng nhất phải nói là chương trình “Hãy chọn giá đúng” của Đài truyền hình Việt Nam. Toàn bộ chương trình là các mẩu quảng cáo sản phẩm một cách lố bịch và lấy người chơi để hợp thức hóa thành một game shows. Người chơi thì hưởng ứng nồng nhiệt vì dễ chơi và có cơ hội kiếm thêm thu nhập. Còn nhà đài thì đạt doanh thu vô cùng lớn và không biết có chảy vào túi công hay lại chảy vào túi riêng.

 

Các game shows về ca nhạc thì nhàm chán, quanh đi quẩn lại thì vẫn bài này của ai, sáng tác thời gian nào… các tên gọi mới thì thay đổi liên tục, nhưng nội dung thì cũng chẳng có gì. Nếu có phê phán thì lấy lý do để phổ biến kiến thức âm nhạc, nhưng hỡi ôi chán không buồn xem thì làm sao biết được bài này của ai, sáng tác thời gian nào. Thế mà khi bị góp ý thì nhà đài không cầu thị. Ví dụ, khi bị phê phán chất lượng phim truyền hình thì ông giám đốc hãng phim viện cớ tiền ít, thời gian ít nên chất lượng chỉ thế thôi. Gần đây nhất, ông “đạo diễn” chương trình “Gặp nhau cuối tuần” đề cao chất lượng chương trình bằng thước đo doanh thu quảng cáo từ chương trình. Thật hết biết! Chúng tôi đang vô cùng khát các chương trình hài hước để giải trí nên cố gắng nhặt hạt gạo trong đống sạn. Và thế là các nhà sản xuất thế quảng cáo vào chương trình đó và các ông yên tâm là chương trình đã ổn vì có nhiều quảng cáo.

 

Một nhà nghệ thuật nếu có năng lực, đạo đức thì không bao giờ viện cớ đó để chứng minh năng lực của mình. Tiền thu từ quảng cáo thì nhiều như vậy, nhưng không biết có đầu tư vào các chương trình khác? Phim hiện nay thì chủ yếu vẫn là mua từ nước ngoài. Đài truyền hình Việt Nam nhưng phổ biến văn hóa đuôi sam Trung Quốc, văn hóa tóc nâu môi trầm, bệnh tật Hàn Quốc cho nhân dân Việt Nam? Không biết thời lượng cho phim Việt Nam theo quy định diễn ra vào lúc nào? Doanh thu quảng cáo lớn như vậy nên khi bị các đài tiếp sóng cắt quảng cáo đã kêu ầm ĩ lên là vi phạm bản quyền nhưng thực chất là bị chi phần “miếng bánh” quảng cáo. THVN quảng cáo hết trên sóng của đài truyền hình khác thì đài truyền hình khác sống bằng gì? Đài truyền hình là tài sản của Nhân dân, chứ không phải của cá nhân nào cả. 

 

Ho ten: Nguyen Trong Hieu
Dia chi: 8/10 kp 5, P.Thong Nhat, Tp. Bien Hoa
Email: eutronghi@yahoo.com
Tieu de: Chấn chỉnh lại việc quảng cáo trong gameshow
Noi dung: Vấn đề quảng cáo tràn lan trên các đài truyền hình hiện nay khiến tôi rất bức xúc. Mật độ quảng cáo dày đặc làm người xem ngán ngẩm. Đôi khi người xem rất khó chịu với những thước phim quảng cáo khá thô tục, thậm chí tức giận khi xem chương trình đang lôi cuốn thì bị quảng cáo chèn vào mặc dù biết rằng đó cũng là một công nghệ của việc quảng cáo. Vô hình chung làm cho người xem thụ động trong việc chọn những sản phẩm và có cảm giác rằng những sản phẩm quảng cáo đều tốt và chất lượng cao.

Nhiều game shows hiện nay tôi thấy rất là dở, các MC dẫn chương trình với những lời nói rất vô duyên khiến khán giả bức xúc (MC Nguyên Vũ - Yến Trang trong “Hát với ngôi sao”…) và có nhiều sự trùng lặp trong các game shows (“Rồng vàng” của HTV và “Ai là triệu phú” của VTV)…

Tôi cũng xin kiến nghị nhà nước cần chấn chỉnh lại sự họat động tràn lan của các game shows hiện nay, đưa các game shows vào họat động trong một khuôn khổ nhất định và hạn chế bớt những yếu tố tiêu cực gây nên những bức xúc khó chịu cho người xem đài.

 

Ho ten: Bui Thanh Son
Dia chi: Hoang Mai, Ha Noi
Email: buithanhsonbkhn@yahoo.com
Tieu de: Tôi phản đối việc quảng cáo qua các trò chơi
Noi dung: Hiện nay, các trò chơi trên truyền hình là quá nhiều và chất lượng các trò chơi ngày một đi xuống. Tôi thấy các đài truyền hình làm chương trình trò chơi không mấy tôn trọng khán giả mà chỉ chú ý đến quảng cáo, thu lợi nhuận. Việc con em của chúng ta suốt ngày dán mắt vào TV xem các trò chơi không mấy bổ ích là rất có hại cho sự phát triển của trẻ. Các cơ quan chức năng cũng chậm trễ trong việc ngăn chặn các hình thức quảng cáo không đúng pháp luật, xem thường và làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc ta. Vậy, tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và mỗi khán giả xem truyền hình có biện pháp và ý kiến mạnh hơn nữa để quảng cáo trở về theo đúng nghĩa của nó.

Email: hongvan19872004@yahoo.com
Noi dung: Tôi thấy các trò chơi giải trí cũng rất tốt nhưng mỗi chương trình lại kèm theo rất nhiều quảng cáo. Thời gian dành cho quảng cáo có khi còn nhiều hơn thời gian của chương trình khiến người xem “mất hứng”. Tôi nghĩ, đài truyền hình nên lập một kênh riêng cho game shows, giảm bớt game shows trong các chương trình giải trí.

Ho ten: Trần Thái Tuân
Dia chi: Hà Nội
Email: thaituant34@yahoo.com
Noi dung: Tôi nghĩ các đài truyền hình nên có những kênh riêng cho quảng cáo, những kênh riêng cho game shows.

Ho ten: Nguyễn Thế Hiền
Dia chi: 108 Tan Trang, P.9, Q.Tan Binh, Tp.HCM
Email: hien_nguyenthe@yahoo.com
Tieu de: Quảng Cáo Quá Mất Văn Hoá
Noi dung: Tôi thấy các đài truyền hình hiện nay quảng cáo quá nhiều, theo tôi nghĩ, hình như họ không còn biết đến nội dung hay hình thức của quảng cáo đó là gì nữa. Hiện nay, có nhiều quảng cáo không còn chút gì văn hoá nữa, nó quá thô tục. Ví dụ như quảng cáo băng vệ sinh thì quay mông người diễn chiếm hết cả màn hình, còn sản phẩm khử mùi thì cứ quay ngay vùng nách. Như thế thì làm sao người xem chấp nhận được. Ở đây, tôi tự hỏi có phải mấy nhà quảng cáo quá xem thường khán giả hay sao mà chẳng cần biết họ sẽ như thế nào khi xem các tác phẩm của mình?

Ho ten: Nguyễn Quán
Dia chi: Nghi Tàm, Hà Nội
Email: ng_quan@hotmail.com
Noi dung: Được may mắn sống ở nước ngoài, tôi rất khó chịu khi về Việt Nam, mỗi lần bật ti vi lên xem là quảng cáo nào băng vệ sinh phụ nữ, đồ lót, xà phòng... Chưa thấy ở đâu có nhiều quảng cáo các loại hàng đó như vậy. Chưa kể ở ngoài phố, ngay ở phố Tràng Thi - rất nhiều đoàn khách ngoại giao đi qua lại, có treo đôi trai gái quảng cáo quần áo.

 

Thực sự ở các nước phát triển, tôi chỉ thấy họ quảng cáo rất lịch sự, chỉ khi vào shopping center, ở những counter riêng mới có những quảng cáo rất "bắt mắt" như vậy. Hay người ta đem cả những cô người mẫu ra giữa phố để sơn mầu (bùng binh phố Hàng Bông-Tràng Thi). Cảnh sát đứng đối diện cũng làm ngơ. Hãy sang Trung Quốc, nước láng giềng của ta xem họ giữ gìn thuần phong mỹ tục của châu Á ra sao. Rất mong nhiều người quan tâm tới bộ mặt của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.

Ho ten: Lưu Nguyễn
Noi dung: Theo tôi, đây là chuyện hoàn toàn bình thường trong xã hội thương mại phát triển. Game shows là sự hợp tác cùng có lợi của nhiều bên: truyền hình, doanh nghiệp, khán giả, người chơi. Sự liên hệ giữa các bên này thì quá rõ ràng, không cần bàn nữa. Tuy nhiên, việc những sản phẩm thuộc loại nào, mức độ quảng cáo (lời giới thiệu, hình ảnh, ...) phải phù hợp văn hóa phương Đông và một số quy định của Nhà nước. Chuyện game shows phát triển, theo tôi là xu hướng của một xã hội phát triển và không thể có game shows nếu không có quảng cáo, không có nhà tài trợ.

Ho ten: Nguyen Hoang
Tieu de: Luật nên thay đổi cho phù hợp
Noi dung: Theo tôi, luật trên đã không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, vì trước đây không có game shows. Nếu một game shows không có quảng cáo thì rất khó tồn tại. Nhưng hiện tại thì hơi quá một tí. Vì vậy, luật nên có một chút thay đổi cho thích hợp. Việc giới tính cũng là một vấn đề. Tại sao lại không quảng cáo các dụng cụ tránh thai trong giờ vàng được chứ? Khi gia đình đang ăn cơm, nếu quảng cáo bao cao su, cha mẹ sẽ có cơ hội giải đáp các thắc mắc về giới tính cho con. Tư duy của các nhà lãnh đạo không thay đổi thì làm sao mà luật có thể hiện đại được?

Ho ten: Nguyen Thu Huong
Dia chi: Ha Noi
Email: Huongsinohp@yahoo.com
Noi dung: Bản thân tôi cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi xem một chương trình game shows vì thời gian dành cho quảng cáo khá nhiều. Song, nhìn nhận một cách khách quan, nếu không có quảng cáo thì làm sao có những game shows chất lượng?

Ho ten: Vu Quang Trung
Dia chi: Ha Noi
Tieu de: Cần nghiêm túc thực hiện pháp lệnh quảng cáo
Noi dung: Việc quảng cáo xen lẫn các game shows khiến người xem rất khó chịu. Nhiều quảng cáo rất vô duyên, không có tính thẩm mỹ xen vào những bộ phim ăn khách. Nên chăng đài truyền hình dành riêng một chương trình quảng cáo hoặc lựa chọn, biên tập các đoạn phim quảng cáo rồi phát vào những giờ thích hợp?

Ho ten: Lê Thu Thủy
Dia chi: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: thuytl@gmail.com
Noi dung: Tôi cũng rất đồng tình với những bức xúc của tác giả. Ví như chương trình “Hãy chọn giá đúng”, nhiều khi MC dõng dạc tuyên bố công dụng của sản phẩm mà không cần biết những chức năng, công dụng đó có đúng hay không. VTV đang lạm dụng qúa nhiều chương trình để mời tài trợ. Và chất lượng thì tất nhiên là rất kém, MC cực kỳ sáo rỗng. Hình như họ chỉ biết nói: “rất hay”, “cực kỳ hay”, “rất tốt”, “vâng ạ”...

Ho ten: Đặng Phương Thuỷ
Dia chi: Hà Nội
Email: dangphuongthuyk47@yahoo.com
Noi dung: Quảng cáo đem lại nguồn thu chính cho truyền hình quảng bá ở nước ta. Tuy nhiên, việc đưa vào quảng cáo rộng rãi trong các game shows có lẽ nên nhìn ở nhiều góc độ. Thực chất, không có tài trợ rất khó làm được game shows. Việt
Nam chỉ có một game shows tốt là “Ở nhà chủ nhật”, còn lại đều rất tệ. Việc quảng cáo nên nghĩ chỉ chỉnh lại cho phù hợp với thuần phong như văn bản mới ra. Nên cân nhắc trước khi có quyết định khép chặt. Cách làm tốt nhất là quy định chặt chẽ, minh bạch, hợp lòng người.

Ho ten: Hoang Nam
Dia chi: Dong Nai
Email: nam26999@yahoo.com
Noi dung: Tôi cũng rất bất bình về hiện tượng này và đồng tình với ý kiến của PV Thanh Chung. Chúng tôi cần ở truyền hình là các chương trình thời sự, giáo dục, hướng nghiệp, y tế sức khỏe, giải trí, văn học nghệ thuật… Đề nghị các cơ quan chức năng nên xem xét nghiêm túc vấn đề này.

Ho ten: Bình
Dia chi: Nhật Bản
Noi dung: Việc phát sóng chương trình vào thời gian nào là do lượng khán giả của chương trình đó quyết định. Nếu tỷ lệ người xem thấp chương trình sẽ mất quảng cáo và tự động bị loại trừ. Trong điều kiện người Việt
Nam không đóng tiền phí xem truyền hình, việc các công ty quảng cáo cho đài truyền hình chỉ có lợi cho khán giả. Nhờ tiền quảng cáo mà chương trình được thực hiện một cách công phu hơn, người làm truyền hình có thu nhập tốt hơn và khán giả có điều kiện xem được những chương trình tốt hơn.

Một chương trình quảng cáo băng vệ sinh nếu được thực hiện có văn hoá thì tự nó đem lại ấn tượng tốt cho người tiêu dùng. Nếu ngược lại, nó được sử dụng một cách thô thiển, gây ấn tượng không tốt với người xem truyền hình thì chính công ty đó là kẻ chịu hậu quả đầu tiên. "Tốt thì tồn tại, không tốt thì sẽ bị xã hội đào thải", đó là quy luật của xã hội. Pháp lệnh quảng cáo cũng giống như vấn đề giáo dục, cái gì chúng ta cũng muốn quản lý nhưng những pháp lệnh quản lý lại chẳng do ai quản lý, càng quản lý thì càng rối và trói buộc, ngăn cản sự phát triển.

Ho ten: Hoàng Văn Y Phong
Dia chi: Ba Đình, Hà Nội
Email: Hoangvanyphong@yahoo.com
Noi dung: Vấn đề này đã có một số ý kiến phản đối của khán thính giả từ lâu, nhưng xem ra không được coi là gì hết. Bởi những người làm chương trình hoặc là không đủ trình độ nhận ra đó là một sự xúc phạm, sự xúc phạm dành cho ngay những người làm chương trình; hoặc vì chạy theo lợi nhuận mà giũ bỏ tất cả. Ta có một thói rất chung trong mọi lĩnh vực là không bao giờ ngăn chặn từ đầu. Cứ đến khi quá ra rồi thì mới lại ầm lên, lấy ý kiến đóng góp này nọ kia. Rốt cục không những không giải quyết được mà lại càng tạo đà để nó bung ra dữ dội hơn. Theo tôi, đến giờ phút này, hãy để tự khán thính giả phân xử.
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,