221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
682226
Luật chống tham nhũng cần dân góp ý
1
Article
null
Luật chống tham nhũng cần dân góp ý
,

Quốc hội vừa quyết định lấy ý kiến các ngành và nhân dân cho dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Một số độc giả VietNamNet đã đề xuất ý kiến cho dự thảo các luật này.

Soạn: AM 372809 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cử tri mong Quốc hội sớm ban hành Luật chống tham nhũng. Ảnh VietNamNet

Ho ten: Nhat Chung
Dia chi: Ha Tay
Noi dung: Để lấy ý kiến đóng góp cho Luật chống tham nhũng, tôi nghĩ, Quốc hội cần phải tính đến tính khả thi khi luật ra đời. Nhiều bộ luật đã tỏ ra kém hiệu lực khi đưa vào cuộc sống. Với tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của một thể chế, việc ra đời luật chống tham nhũng là rất cấp thiết. Nhưng đằng sau luật là là một loạt các vấn đề mà các nhà làm luật không tính hết, ví dụ như, ai kê khai tài sản? Ai kiểm tra việc trung thực trong kê khai tài sản? Việc thành lập ủy ban chống tham nhũng ra sao? Ai quản lý? Quyền hạn đến đâu? Có bị chi phối không?

Có rất nhiều ý kiến mà một công dân bình thường như tôi không thể kể hết, song, tính khoa học của luật sẽ đem lại hiệu quả cho luật khi áp dụng trong cuộc sống. Mong được góp một ý kiến nhỏ vào Luật chống tham nhũng.

Ho ten: Quang
Dia chi: Ha Noi
Email: michael@primecargo.com.vn
Noi dung: Theo tôi, một trong những nguyên nhân xảy ra tham nhũng là cơ chế quản lý không công khai. Có rất nhiều cách để chống tham nhũng nhưng ở đây, tôi chỉ góp ý về cách kiểm soát tài sản của người có chức quyền.

Chúng ta nên tham khảo cách thức quản lý của nước ngoài là mọi vấn đề đều do cá nhân tự kê khai, tự quản lý mình. Nếu cán bộ vi phạm pháp luật thì cơ quan pháp luật có quyền kiểm tra tất cả các hoạt động từ trước đến nay. Vậy theo tôi, nếu cán bộ có chức, có quyền vi phạm pháp luật, cán bộ đó phải giải trình toàn bộ nguồn gốc tài sản, nếu không giải trình được tức là tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp và tài sản đó có thể xung vào công quỹ.  

Người có chức có quyền thường chuyển tài sản cho người thân (bố, mẹ, vợ, con, anh em ruột) nên cơ quan pháp luật có quyền kiểm tra tất cả các nguồn gốc tài sản của những người này.

Ho ten: Vu Dung Nam
Dia chi: Thanh Liem, Ha
Nam
Email: dungnamhn82@yahoo.com
Noi dung: Như chúng ta đã biết, tham nhũng có tác hại như thế nào tới đời sống xã hội. Những vấn đề đặt ra vô cùng phức tạp. Tôi chỉ xin đề nghị một số giải pháp nhỏ như sau. Tham nhũng thường là một hoạt động có tổ chức nhiều người tham gia. Vì vậy, theo tôi, cần phải có cơ quan tình báo chống tham nhũng đặt ở tất cả các tổ chức cơ quan nhà nước, cơ quan này hoạt động có tổ chức và hiệu quả bí mật, tất cả các nhân viên trong cơ quan này có mã số riêng và không biết mặt nhau, trao đổi với nhau bằng mật danh và mật khẩu riêng đươc bí mật huấn luyện nghiệp vụ. Tổ chức này chỉ phát hiện và thu thập chứng cứ cho cơ quan pháp luật. Có như vậy mới phát hiện sớm, tránh gây hậu quả khó lường. Tôi luôn tin tưởng Chính phủ sẽ thực hiện được mục tiêu của mình. Nếu được làm công chức hay cơ quan tình báo, tôi nguyện sẽ cống hiến hết mình vào sự nghiệp chống tham nhũng.

Ho ten: Pham Van Hien
Dia chi: Ha Noi
Noi dung: Tôi có một góp ý về dự thảo Luật phòng chống tham nhũng như sau: để ngăn ngừa hành vi tham nhũng thì mọi người đều phải có trách nhiệm chứng minh tất cả các tài sản phải có nguồn gốc một cách hợp pháp, nếu không chứng minh được thì phải bị thu hồi (không có bất cứ tài sản nào tự dưng mà có được). Nếu trong luật bỏ điều này thì theo tôi, việc ban hành bộ luật phòng chống tham nhũng sẽ chỉ là hình thức và sẽ không đạt được kết quả như tên gọi của bộ luật.

Có thể khi mọi công chức nhà nước phải thực hiện kê khai tài sản và chứng minh nguốn gốc sẽ có một số người có tài sản hợp pháp mà vẫn không chứng minh được là do nhưng quy định của Nhà nước trước đây chưa hoàn chỉnh. Do vậy, tôi góp ý vào dự thảo là: tất cả mọi công chức nhà nước bắt buộc phải kê khai và chứng minh nguồn gốc của tài sản mà minh có được kể từ khi bộ luật được ban hành.

Ho ten: Lê Sơn
Dia chi: Hà Nội
Email: amaziner@yahoo.com
Noi dung: Tôi xin góp một ý kiến nhỏ về việc kê khai tài sản. Trong khi các loại hình báo chí đều nhắc đến vấn đề này nhiều lần thì chẳng có ai có ý kiến dứt khóat về vấn đề này . Các vị  chỉ giỏi hô hào thôi bởi ai cũng biết, có luật rồi lại phải có văn bản, nghị định này nọ mới thực hiện được. Đây chính là lúc các ông ấy "câu giờ". Theo ý tôi, đơn giản nhất là ta nên yêu cầu các cán bộ  làm gương, kê khai ngay tài sản.  

Ho ten: Cong Ta, Ong Tam
Dia chi: 92 Le Loi, Q.1, TP.HCM
Noi dung: Cần lập ngay một website chống tham nhũng để toàn dân cung cấp thông tin, hình ảnh, băng ghi âm để cơ quan chống tham nhũng có chứng cớ trừng trị kẻ tham nhũng.

Ho ten: Nguyễn Tuấn Sơn
Dia chi: Bắc Ninh
Email: nguyentuansonbn2005@yahoo.com
Noi dung: Kê khai tài sản của người có chức vụ quyền hạn là việc làm rất quan trọng, tuy nhiên, cơ chế kiểm soát tài sản của họ còn quan trọng hơn. Làm thế nào để kiểm soát được mọi nguồn thu của những người này? Khi phát hiện được những nguồn thu không minh bạch thì xử lý như thế nào? Đó là những vấn đề mà luật cần phải đề cập.

Ho ten: Tran Ai Quoc
Email: tranlc72@yahoo.com
Noi dung: Thật đáng buồn! Quốc hội bỏ quyền thanh tra đột xuất của cơ quan thanh tra vì không phù hợp với Luật thanh tra vừa ban hành, bỏ quy định nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc tài sản thuộc người kê khai tài sản vì trái với nguyên tắc chứng minh tội phạm thuộc cơ quan nhà nước. Vậy thì làm sao chống tham nhũng?

 

  • Bạn có gợi ý gì cho Luật chống tham nhũng? Hãy gửi ý kiến cho chúng tôi:

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,