221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
683718
Dân Gò Vấp đòi làm rõ vụ điện kế điện tử
1
Article
null
Dân Gò Vấp đòi làm rõ vụ điện kế điện tử
,

Vụ việc điện kế điện tử ở TP.HCM đang là tâm điểm thu hút được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Mời các bạn nghe tiếng nói của những người trong cuộc.

 

Soạn: AM 489422 gửi đến 996 để nhận ảnh này
x
Người dân rất bất bình về vụ việc điện kế điện tử.

Ho ten: Nguyễn Thị Thu Giang
Dia chi: 482/21B Lê Đức Thọ, P16, Q.Gò Vấp
Email: thugiang7480@yahoo.com
Tieu de: Phải thay tất cả ĐKĐT cho khách hàng.
Noi dung: Gia đình tôi cũng là một nạn nhân trong vụ "bê bối" không thể chấp nhận được này. Trước đây, khi chưa thay ĐKĐT, gia đình tôi chỉ trả tiền điện khoảng từ 60.000-80.000 đồng mỗi tháng, lúc cao điểm thì chỉ 100.000 là nhiều nhất. Vậy mà tháng đầu tiên nhận giấy báo tiền điện theo ĐKĐT mới, tôi đã thật bất ngờ: 240.000 đồng! Trong khi gia đình có 2 người suốt ngày ở công ty, chỉ có chút buổi tối sử dụng điện vậy mà điện kế bỗng nhiên tăng lên 2-3 lần! Tuy gia đình tôi không làm đơn khiếu nại lên công ty điện lực nhưng sau khi có kết quả kiểm tra toàn bộ ĐKĐT của công ty Linkton Vina đều không có nguồn gốc và kém chất lượng thì tôi yêu cầu phải thay tất cả các ĐKĐT đã lắp đặt cho chúng tôi. Nếu công ty điện lực chỉ đợi khi có đơn khiếu nại của khách hàng yêu cầu thay thế điện kế thì mới thay thì đó là một hành động vô trách nhiệm!

 

Ho ten: Vũ Đức Bình
Dia chi: 818/47 Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp, TP.HCM
Email: ducbinh@hcm.vnn.vn
Tieu de: Bạn nghĩ sao về vụ điện kế điện tử?
Noi dung: Gia đình tôi cũng bị Điện lực Gò Vấp thay điện kế cơ bằng ĐKĐT từ tháng 4/2005 mặc dù điện kế cơ đang hoạt động tốt (biên bản kiểm tra do nhân viên Điện lực lập khi thay điện kế có ghi rõ: điện kế cơ còn nguyên niêm phong và đang hoạt động tốt). Sau 3 tháng dùng ĐKĐT, chỉ số báo điện năng tiêu thụ của gia đình tôi đều tăng so với trước đây, mặc dù sinh hoạt dùng điện của gia đình vẫn bình thường như trước.

 

Tôi rất đồng tình với bài báo "Một sự ngụy tạo thô thiển" của kỹ sư Trương Văn Dũng đăng trên báo Người Lao Động, theo đó, ĐKĐT không hiển thị được phần thập phân Kwh, tạo sự khác biệt lớn sau nhiều lần đọc, điều này thua điện kế cơ, vậy là không thể chấp nhận được. Nguồn gốc nhập khẩu linh kiện từ cơ sở sản xuất địa phương của Trung Quốc (theo báo chí đăng tải) là khó có thể yên tâm về độ chính xác và độ bền. Cuối cùng, tôi nhất trí với kết luận của Ban kiểm tra liên ngành là đề nghị Bộ Công nghiệp chỉ đạo Công ty Điện lực TP.HCM cho thu hồi ngay toàn bộ ĐKĐT đã gắn cho dân, lắp lại điện kế cơ như trước đây, đừng làm bất an dai dẳng cho người dân.
 

Ho ten: Nguyễn Như Văn
Dia chi: D59 Căn cứ 26 Đường Lê Đức Thọ, Gò Vấp, TP.HCM
Email: Nhuvan@gmail.com
Tieu de: Tại sao lại để cho những con sâu mọt như thế trong bộ máy chính quyền
Noi dung: Tôi là cán bộ về hưu, sau khi đọc những bài báo về "đường dây điện kế" tôi hết sức bất bình. Tại sao chúng ta không trừng trị thẳng tay đối với những kẻ chỉ biết đồng tiền đó mà bán rẻ mọi thứ. Tôi rất hoan nghênh cáo báo đài đã làm rõ vụ việc trên.
 

Ho ten: Người dân TP.HCM
Dia chi: Gò Vấp
Tieu de: Xử lý nghiêm minh các tiêu cực để làm gương cho các "quan tham"
Noi dung: Đây là một sự việc cũng như bao sự việc nổi cộm ở các ngành khác. Thiết nghĩ, chính phủ cần có một hình thức xử lý nghiêm minh để bảo vệ tính chân chính của pháp luật cũng như bảo vệ người dân. Không thể chấp nhận một vị quan chức đầu ngành khi bị phát hiện những sai trái, tham ô trong công tác lại chỉ được nghe những mỹ từ "thiếu hiểu biết, sai sót trong quản lý, yếu kém về nghiệp vụ..." để mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật cũng như dư luận.

 

Đồng ý rằng trong cuộc sống, không ai có thể tránh hết sai sót, những sự việc này có phải sai sót khách quan hay cố tình vi phạm để trục lợi cá nhân mà phớt lờ các quy định của luật pháp. Qua đây, chính phủ cần nghiêm minh trong phân công cán bộ để tránh thiệt hại cho xã hội, nhân dân, uy tín quốc gia trên trường quốc tế! Theo tôi, cần thu hồi các thiết bị "móc túi người dân" và đền bù nhanh những thiệt hại cho dân và các cá nhân liên quan đến sự việc này, cần có các biện pháp xử lý thật nghiêm minh, thật nặng nề để củng cố lại lòng tin của nhân dân đối với phép nước trước thềm hội nhập với quốc tế! Hãy đừng để sự việc này lại chìm xuống, mất thời gian và kinh phí thanh tra như bao sự việc khác. Hãy vì sự chuyên chính, dân chủ của luật pháp và sự phát triển của quốc gia!

 

Ho ten: Le Vu Bao
Dia chi: Đường 26/3, P.16, Gò Vấp, TP.HCM
Email: bao_levu@yahoo.com
Tieu de: Long tin cua dan!
Noi dung: Kinh gửi tòa soạn, tôi chỉ xin nói thật ngắn gọn:

1. Không được để dân chịu thiệt do lỗi của cá nhân, của bộ máy nhà nước.

2. Đừng để dân mất lòng tin vào cách quản lý nhà nước... vì điều đó rất nguy hiểm.

3. Phải truy cứu trách nhiệm hình sự với tất cả các cá nhân liên quan, không được để sự việc chìm xuống. Điều quan trọng nhất là đừng để mất lòng tin trong dân. Hãy nhìn tình trạng của các nước hiện nay đang xảy ra khi dân mất lòng tin. Hãy cẩn thận!
 

 

Ho ten: Nguyen Truong Son
Dia chi: Go Vap, TP.HCM
Noi dung: Yêu cầu đổi lại hết các ĐKĐT đã lắp cho dân. Đề nghị cơ quan công an vào điều tra vì đã có dấu hiệu tham nhũng.
 

 

Ý kiến của kỹ sư Trương Văn Dũng

Tôi biết kết quả kiểm tra do nhóm chuyên gia thuộc đoàn kiểm tra của Bộ Công nghiệp thực hiện vào các ngày 13 và 14-7 vừa qua cho thấy điện kế điện tử (ĐKĐT) mà Công ty Điện lực TPHCM mua của Công ty Linkton có sai số trong phạm vi cho phép là +_ 1%.

Theo tôi, đây là một sự ngụy tạo rất thô thiển. Bởi chúng ta biết công thức để tính lượng điện năng tiêu thụ Q = UIT (là tích của 3 thông số gồm điện áp (U), dòng điện (I) và thời gian T). Cứ cho rằng các ĐKĐT 1 pha được thử nghiệm với dòng điện tối đa I = 10 A, với điện áp định mức U = 220 V và vận hành trong suốt thời gian một ngày đêm 24 giờ thì lượng điện năng tối đa tiêu thụ qua đồng hồ sẽ là: Qmax = 220 x 10 x 24 = 52.800 (52 KWh).

ĐKĐT của Công ty Điện lực TPHCM mua của Linkton là loại chỉ hiển thị được đến từng KWh chứ không đọc được phần thập phân. Như vậy, chỉ tính riêng sai số khi đọc kết quả trên đồng hồ đã là 1 KWh cho mỗi lần đọc. Ví dụ, khi ta đọc thấy đồng hồ chỉ 10 KWh thì cũng có nghĩa là lượng điện đã tiêu thụ đúng là 10 KWh; lại cũng có thể chỉ là 9,01 KWh; 9,5 KWh hay 9,999 KWh v.v... Rồi cứ cho là ĐKĐT này chạy chính xác 100% thì chỉ riêng việc quy sai số cho phép này ra tỉ lệ phần trăm so với lượng điện tối đa (Qmax) qua đồng hồ trong một ngày đêm là K = (1/52,8) x 100 (%) = 1,89%.

Vậy thì căn cứ vào đâu mà đoàn kiểm tra có thể đưa ra kết quả sai số của các ĐKĐT này là +_ 1%? Hay bày ra vậy để đánh lừa dư luận?

(Theo NLD)

 

 


 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,