x |
Kết quả sau một tuần chấm thi môn sử (khối C) là rất thấp. Đây là việc khiến dư luận không khỏi quan tâm. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng có quá nhiều điểm liệt đến như vậy. Liệu có phải do đề thi quá khó? VietNamNet xin đăng tải một số ý kiến của bạn đọc về vấn đề này.
Cách dạy chưa thật sự có hiệu quả?
Cán bộ chấm thi. |
Do quá trình học tập ngày nay ở một số trường phổ thông qua sơ sài, cộng với sự dạy dỗ của một số thầy cô đã không làm cho các em có sự hứng thú trong học tập môn này, nên tình trạng điểm thi đại học kém là không tránh khỏi, cộng lại, các em ngày nay cho rằng, học môn khoa học xã hội là không cần thiết, nhiều em chú tâm học chuyên ban của mình làm cho sự hiểu biết kém đi. Bên cạnh đó, sự học tủ cũng làm cho điểm không cao và năng lực làm bài của các em thấp.
Phạm Quốc Chung, Hòa Bình, email: quocchungVBX@yahoo.com
Tieu de: Hết "văn chương dựng tóc gáy" đến "diễn sử rụng rời chân tay"
Noi dung: Sau khi đọc bài viết về hiện tượng “xô lệch chính sử” trong bài làm môn Lịch sử năm nay đăng trên các báo, tôi thấy quả là buồn và lo cho nền giáo dục chúng ta. Hết chuyện "văn chương dựng tóc gáy", nay lại đến chuyện "diễn sử rụng rời chân tay"! Lẽ nào để lớn lên, gia nhập vào xã hội hiện đại hóa, thị trường hóa....thì con nguời không cần phải ngấm văn chương, không cần phải tường lịch sử? Cái nguy cho xã hội ta bây giờ là ở chỗ ấy: hoc sinh xem nhẹ, chán học các môn học có tác dụng tạo ra cốt nhân văn và trang bị ý thức tự hào dân tộc cho công dân! Lẽ dĩ nhiên, giống như môn Văn, nguyên nhân rồi sẽ được quy tại trò học một phần, thầy dạy một phần, và tại...hoàn cảnh xã hội một phần. Đúng, nhìn vào kết quả thi cử, viết nhăng viết cuội, "xô lệch chính sử" thì trước hết là bởi trò không chịu học, bởi thấy dạy chưa đến độ làm cho học sinh mê lịch sử. Ở góc độ khác, tôi cũng nghĩ lỗi còn là ở nội dung, yêu cầu của chương trình môn lịch sử phổ thông hiện tại. Phải chăng chúng ta đã bắt học sinh phải nhớ quá nhiều tiểu tiết hơn là sự kiện? Ví dụ, học sinh phải nhớ cả ngày-tháng-năm diễn ra sự kiện, mà lại đưa vào quá nhiều sự kiện, nhất là sử hiện đại (có khi sự kiện diễn ra liên tục dồn dập trong thời gian ngắn như trước CMT8). Rồi nữa, chương trình và đề thi kiểm tra cũng còn đòi hỏi cao, còn nặng tính "hàn lâm" so với đối tượng học sinh phổ thông. Ví d̖ụ; các kiểu yêu cầu "phân tích các nguyên nhân thành công...", "phân tích hoàn cảnh ra đời...", “phân tích các bài học lịch sử...”… quả là không dễ dàng và hứng thú cho các em. Từ chỗ bị buộc phải nhớ nhiều, phải đáp ứng yêu cầu cao,.. học sinh dễ bị chán nản, dị ứng với môn học. Ngay chính đề thi năm nay, cũng có đến 65% yêu cầu học thuộc long sự kiện, như phát biểu của PGS Phạm Xanh trong bài báo. Về phương pháp dạy lịch sử, cũng cần suy nghĩ đến việc tăng cường các hoạt động ngoại khóa như đi thăm di tích lịch sử, mời các nhân vật lich sử nói chuyện; tăng cường sử dụng các phương tiện nghe nhìn như tranh ảnh, phim (tài liệu, truyện), tác phẩm sân khấu (kịch, cải lương,...), thậm chí sử dụng các tác phẩm văn vần cổ (diễn sử ca) để học sinh dễ nhớ, dễ tiếp thu. Hẳn là nhiều người dù đã lớn tuổi vẫn không quên sự kiện cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được mô tả bằng bài diễn ca lục bát với những tên đất tên người liên quan: “Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên Chị em nặng một lời nguyền Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân Ngàn tây nổi áng phong trần Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên Hồng trần nhẹ bước chinh yên Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta…” Người viết đồng cảm với lời kết của bài báo, xin được nhắc lại "Hàng ngàn bài thi sử kém chất lượng trong kỳ tuyển sinh năm nay cho thấy, các nhà cải cách giáo dục phải nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề sách giáo khoa, vấn đề đào tạo những người thầy dạy lịch sử và cả quan niệm thi cử, ít nhất là để giúp học trò không vô cảm với môn học rất đỗi quan trọng này". DO NHAT
Ho ten: Do Nhat
Dia chi: Japan
Email: donhat76@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi ,với điều kiện sống hiện tại của học sinh ngày nay nói chung la cao hơn trước đây.Các em có nhiều thú tiêu khiển và ham thích chúng hơn là ngồi đọc các sách lịch sử .Bây giờ thậm chí có nhiều sinh viên còn có thể ngồi vài giờ đồng hồ chỉ để đọc chuyện tranh thiếu nhi ,nhưng lại cười chế nhạo các bạn khác khi họ say mê đọc những cuuốn tiểu thuyết văn học tầm cỡ như : Đônkihôtê,cuốn theo chiều gió....như vậy không thể đổ hết trách nhiệm học kém các môn xã hội cho bản thân các em học sinh phổ thông.Điều quan trọng là cách giáo dục của phụ huynh học sinh với các em về ý thức học tập các môn xã hội.Chính sự thiếu quan tâm của phụ huynh trong việc học tập của con em họ,cùng vơi sự nuông chiều thái quá trong vấn đề vui chơi,giải trí của các em là một phần nguyên do gây ra tình trạng các em học kém các môn xã hội.Chưa kể tới tình trạng có nhiều em,kể cả tầng lớp kề cận trí thức như giới sinh viên hiện tại còn thuộc lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam.Tôi nói là thuộc chứ chưa hẳn là hiểu biết.
Ho ten: luong tung hung
Dia chi: lop 46kt3 dai hoc xay dung ha noi
Email: tung_hunglt@yahoo.com
Tôi hiện đang là một sinh viên. Thật sự, tôi rất ngỡ ngàng trước các thí sinh làm môn sử điểm thấp như vậy. Nguyên nhân do dâu, theo tôi nghĩ là cách dạy học trong trường phổ thông chưa thật sự có hiệu quả, thầy cô dạy một cách quá máy móc, theo kiểu cô đọc trò chép, không gây được sức lôi cuốn trong giờ học, không gợi lên được cho học sinh lòng yêu mến lịch sử dân tộc. Điều đáng nói ở đây là vấn đề tuyên truyền lịch sử dân tộc cho thế hệ sau chưa thật sự phong phú. Muốn những thí sinh làm bài tốt thì người giảng dạy phải tập cho học sinh tính tự suy nghĩ về một sự kiện lịch sử.
Hà Huy Tứ, Thôn 11 Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, email: dieutra_th@yahoo.com
Trong những năm gần đây, tình trạng điểm thi vào các trường đại học và cao đẳng của môn lịch sử là rất thấp. Là một sinh viên sử, tôi nhận thấy điều này không hoàn toàn là lỗi của giáo viên hay học sinh. Có lẽ, chúng ta nên xem lại chất lượng của các bài giảng lịch sử trong chương trình sách giáo khoa, tránh tình trạng như hiện nay: các bài giảng quá đơn điệu, nội dung không hay... đôi khi, tôi tự hỏi tại sao trong sách lịch sử các tác giả thường chỉ nói tới thất bại của địch mà không nói tới thất bại của phía ta. Như vậy, có phiếm diện không? Vẫn biết chúng ta viết lịch sử nước nhà thì không nên nói tới những điều đó, nhưng khi học lịch sử, học sinh rất cần biết điều đó, có như vậy, mới thu hút được họ vào bài giảng của giáo viên.
Phan Văn Tiến, lớp sử 1b trường ĐH Sư phạm Huế, email: nhattiennhoquehuong@yahoo.com
Tôi thật thất vọng khi biết rằng những thí sinh vừa thi đại học môn sử khối C lại có kết quả rất thấp đến như vậy! Không biết đó có phải là một xu thế hay là sự thờ ơ của học sinh coi thường môn lịch sử, một môn học mà theo tôi nó vô cùng quan trọng và còn quan trọng hơn khi đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới. Sự quên lãng của thế hệ trẻ đối với lịch sử là một điều vô cùng nguy hiểm. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc về môn học này.
Phạm Xuân Quỳ, Lớp Dân Sự 27A, ĐH Luật Hà Nội, email: tinhyeumotthoi2001@yahoo.com
Thật không ngờ các bạn học sinh Việt lại không biết về lịch sử của dân tộc mình hoặc hiểu biết mù mờ.
kiel_kenyshi, email: kiel_kenyshi@yahoo.com
Thí sinh chưa thực sự quan tâm
Em cũng là một thí sinh dự thi năm nay, em thấy đề sử năm nay không quá khó, nhưng lại rất dài và rộng, thậm chí làm cho chúng em thấy chán. Vì sao? Vì những câu hỏi đó chúng em nghĩ là không quan trọng, thậm chí chúng em còn bỏ qua không hề học đến câu đó. Mà em là học sinh lớp 12, còn trong phần giảm tải, không làm được bài cũng là do chủ quan của học sinh thôi.
Tran Thanh, Ha Noi, email: xau_xi-hoi_kieu_mot_ti2412@yahoo.com
Tôi cũng là một học sinh thi Đại học năm nay, và tôi cũng thi khối C nữa. Tôi cũng thấy buồn vì tôi làm bài Sử chưa được tốt lắm, vì tôi quá chủ quan trong năm nay. Nhưng tôi không phải là học sinh kém, nếu tôi trượt, sang năm tôi sẽ thi lại
Nguyễn Đình Thi, Hà Tây, email: caybutthan20002000@yahoo.com
Nói về những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào, một thí sinh viết đến 10 dòng chỉ độc câu: "Việt - Lào hai nước anh em, nghĩa tình gắn bó thật là keo sơn". Có em "bé cái nhầm" khi khẳng định: "Xi - a - núc lãnh đạo cách mạng Lào". Rất lạ là hàng loạt bài thi cùng xuất hiện câu: "Mâu thuẫn Nhật - Pháp giống như một cái "ung nhọt" chỉ cần một cái chạm khẽ là bung ra", có lẽ những thí sinh này đều luyện thi cùng một lò cấp tốc. Có thí sinh chắc như đinh đóng cột: "Để phản đối chiến tranh đặc biệt của Mỹ, nhà sư Thích Quảng Đức đã treo cổ ở Ngã Tư Sở". |
Thật là buồn khi năm nay điểm thi môn Sử lại thấp như vậy. Em năm nay cũng thi đại học, em thi vào trường ĐH KHXH & NV, khoa Sử. Thật không ngờ năm nay em lại có thể làm bài kém như vậy. Trước khi đi thi, em thật sự rất tự tin vào chính mình, bởi vì từ khi còn học phổ thông, em đã học vào dạng khá trong lớp, trong đó, môn Sử là môn học em rất thích. Cô giáo dạy môn Sử của em là giáo viên dạy giỏi, cô rất nghiêm khắc và rất được học sinh tôn trọng vì cách dạy học cho chúng em. Đặc biệt, môn học của cô rất khó khăn để lấy được một điểm 8, kể cả điểm miệng. Chính vì thích học môn này nên em luôn phấn đấu để đạt được điểm cao, điểm tổng kết sử của em không thấp (8,0). Ước mơ của em là được thi và học ở trường ĐH KHXH & NV nhưng em thật vô dụng vì chính mình đã làm mất cơ hội của mình. Mỗi giai đoạn lịch sử em đều học rất kỹ, thế mà khi làm bài thi... Em thật sự thất vọng, em mong rằng năm sau trường sẽ đón em vào với thực lực thực sự của em. Qua đây, em cũng nghĩ rằng không thể nào đổ lỗi cho giáo viên hết cả mà hãy tự xem lại bản thân mình, xem lại mình đã học thế nào mà kết quả như vậy.
Mai Thuy Hang, Tổ 25, P. Minh Khai, Thị xã Hà Giang, Tỉnh Hà Giang, email: emnhoanh@yahoo.com
Theo bạn, cách dạy học môn Sử hiện nay đã thực sự lôi cuốn học sinh chưa? Nếu chưa, bạn có cách gì để "cải thiện" tình hình?