221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
689908
Thử lý giải sự yếu kém môn sử của thí sinh
1
Article
null
Thử lý giải sự yếu kém môn sử của thí sinh
,
Soạn: AM 505149 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chấm thi khối C khá vất vả

Những con số báo động: Chỉ có 308/9008 thí sinh đạt điểm trên trung bình. Có tới 13.820/23.588 tức là gần 60% bài thi được 1 điểm.

Có lẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả chính xác trạng thái cảm xúc nếu được chứng kiến kết quả bài thi môn lịch sử của thí sinh (TS) trong mùa tuyển sinh 2005 này bằng hai chữ: bàng hoàng!

Số liệu thống kê từ các trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Đà Lạt, ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Sư phạm Đồng Tháp cho thấy kiến thức về lịch sử của thí sinh hiện nay thật đáng báo động, đồng thời việc dạy và học môn sử trong nhà trường phổ thông cũng phải xem lại...

 Phải thay đổi ngay cách dạy ở sách giáo khoa. Chấm thi môn sử năm nay, có một thực tế cười ra nước mắt: 50% số bài thi có dẫn trận Vạn Tường ngày 18/5/1965, mặc dù nó là trận đầu diệt Mỹ, thuộc chiến lược Chiến tranh cục bộ. Lỗi thứ nhất thuộc về đáp án khi yêu cầu của đề thi là 1961 - 1965. Thứ hai là tại... SGK.

Một trận đánh mà quân địch có 9.000, ta diệt 900; địch huy động 6 tàu đổ bộ, 105 xe tăng, xe bọc thép, 170 máy bay chỉ để đánh vào một thôn (!) thì thử hỏi ai mà chẳng nhớ dù lịch sử viết theo cách đó thật đáng phàn nàn. Chỉ riêng chỗ đậu xe, chỗ cho máy bay tránh nhau đã không có đủ chứ đừng nói đến chuyện đánh đấm! Nhưng cái nhớ trong phòng thi khác cái nhớ ngoài đời. Đối với thí sinh, chỉ cần nó thuộc về năm 1965 là được!

Thời của học vẹt đã qua lâu rồi. Đừng bắt học sinh học mãi những điều lặp đi lặp lại. Chẳng lẽ lịch sử hào hùng của hồn Việt, dân tộc Việt chỉ có bắn và tiêu diệt? Không ít bài thi viết đã bắn rơi 200 xe tăng, bắn chìm 30 xe đại bác...  

Trích bài viết của thầy giáo Hà Văn Thịnh (ĐH Khoa học Huế) bàn về chuyện chấm thi ĐH.

 Ho ten: Nguyễn Anh Hùng
Email: anhhung@hue.vnn.vn
Tieu de: Thầy hiểu cũng sai thì nói gì trò!!!
Noi dung: "Một trận đánh mà quân địch có 9.000, ta diệt 900; địch huy động 6 tàu đổ bộ, 105 xe tăng, xe bọc thép, 170 máy bay chỉ để đánh vào một thôn (!) thì thử hỏi ai mà chẳng nhớ dù lịch sử viết theo cách đó thật đáng phàn nàn. Chỉ riêng chỗ đậu xe, chỗ cho máy bay tránh nhau đã không có đủ chứ đừng nói đến chuyện đánh đấm!" Thầy ơi là thầy! Thầy mà còn nghĩ vậy thì nhà trường tạo ra học trò "dốt" cũng là phải thôi. Các con số trên hàm ý tổng số lần (lượt) tàu xe, máy bay mà địch đã đưa vào trong suốt trận đánh. Sao thầy lại hiểu thành địch đã xếp tất cả tàu,xe, máy bay một lúc rồi mới đánh?!. Đã thế lại còn phê phán người chép sử. Buồn cho những chuyện giáo dục  quá!!!!!

Phan Văn Tiến, lớp sử 1b trường ĐH Sư phạm Huế,  nhattiennhoquehuong@yahoo.com Trong những năm gần đây, tình trạng điểm thi vào các trường đại học và cao đẳng của môn lịch sử là rất thấp. Là một sinh viên sử, tôi nhận thấy điều này không hoàn toàn là lỗi của giáo viên hay học sinh. Có lẽ, chúng ta nên xem lại chất lượng của các bài giảng lịch sử trong chương trình sách giáo khoa, tránh tình trạng như hiện nay: các bài giảng quá đơn điệu, nội dung không hay... đôi khi, tôi tự hỏi tại sao trong sách lịch sử các tác giả thường chỉ nói tới thất bại của địch mà không nói tới thất bại của phía ta. Như vậy, có phiếm diện không? Vẫn biết chúng ta viết lịch sử nước nhà thì không nên nói tới những điều đó, nhưng khi học lịch sử, học sinh rất cần biết điều đó, có như vậy, mới thu hút được họ vào bài giảng của giáo viên. 

Ho ten: Phạm Thị Hương
Dia chi: Thị Xã Hoà Bình Tỉnh Hoà BÌnh
Email: alone_heart2911@yahoo.com
Noi dung: Đối với học sinh Trung học phổ thông việc học môn Lịch sử không phải là một điều thích thú bởi chúng đã là chuyện của quá khứ. Trong khi thời đại của công nghệ thông tin và những phát hiện mới của khoa học luôn làm cho mọi người chú ý thì học Lịch Sử không thú vị chút nào. Chính vì thế mà để học sinh phổ thông yêu thích dẫn đến tìm hiểu và nghiên cứu môn Lịch Sử không hề là chuyện dễ. Ngành Giáo Dục chúng ta cần phải cải tiên đôi chút về cách truyền thụ môn Lịch Sử trong nhà trường, nên thêm những phần mới hơn như "anh hùng Lịch sử", hay những mục như "sự kiện cần biết"... để thu hút học sinh, làm cho kiến thức Lịch Sử trở nên dễ nhớ. Nên tổ chức nhiều cuộc thi Lịch sử hơn nữa để mọi người được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về Lịch Sử nước nhà như chương trình " Tìm hiểu 60 năm nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Với tư cách là một giáo viên Lịch Sử tương lai tôi hy vọng rắng môn Lịch Sử sẽ ngày càng được học sinh yêu thích.

 Lê Tấn Hùng,                                                                        

Soạn: AM 505949 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tìm được điểm 5 môn sử cũng khó .

 
Tiêu đề: Học sinh học giỏi mới là chuyện lạ

Nhiều người có vẻ hơi bị quan liêu trước tình hình học hành của trẻ em Việt Nam ngày nay, nên mới tỏ ra ngạc nhiên trước việc các em kém hiểu biết về Sử, ghét môn Văn. Với cách dạy như hiện nay thì các em đó học giỏi, ham thích học mới là chuyện lạ.

Tôi lấy ví dụ thế này để mọi người biết ở trường người ta dạy môn lịch sử như thế nào. Một lần con tôi học lớp 4 làm bài kiểm tra Sử, có câu: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa nền giáo dục thời Lý Trần với thời Lê?

Xin tất cả mọi người, kể cả những người chê bai trẻ em VN kém hiểu biết về lịch sử đất nước, hãy trả lời câu hỏi trên xem có trả lời đúng không, rồi hãy nhìn xuống đáp án dưới đây. Đáp án: giáo dục thời Lý Trần chú trọng đến Phật giáo, còn thời Lê chú trọng đến Nho giáo!!!

Một học sinh lớp 4 liệu có thể hiểu thế nào là "nền giáo dục", "Nho giáo", "Phật giáo" không? Có hiểu được Phật giáo và Nho giáo khác nhau thế nào không? Có hiểu "nền giáo dục chú trọng vào Nho giáo, Phật giáo" nghĩa là thế nào không? Vậy mà những người viết sách giáo khoa đã nhồi nhét vào đầu óc non trẻ của các em những kiến thức như vậy đấy. Hỏi làm sao các em không ghét môn Sử. Mà một khi đã ghét thì làm sao học giỏi?

Rõ ràng lỗi ở đây trước hết là Bộ giáo dục, và cá nhân những người viết sách giáo khoa. Tiếp đó không thể không kể đến các thầy cô, những người máy móc dạy theo sách giáo khoa, triệt tiêu mọi ham thích học hành, tìm hiểu của các em học sinh.

Các nhà làm phim, các nhà văn của chúng ta cũng góp phần không nhỏ, khi làm ra những tác phẩm đáng xấu hổ, như kiểu bộ phim "Trùng quang tâm sử", trong đó các nhân vật ăn mặc không ra gì, vừa đánh nhau (đao kiếm hình như bằng tôn cắt ra thì phải) vừa cười đùa. Trong khi lịch sử Trung Quốc ăn sâu vào đầu óc dân ta chính nhờ các tác phẩm văn học, điện ảnh, chứ không phải qua sách giáo khoa lịch sử.

Những điều này báo chí nói nhiều rồi, tôi chỉ nhắc lại để những ai ngạc nhiên trước việc trẻ em kém Sử rõ thêm đôi chút mà thôi.

Ho ten: nguyễn anh Đức
Dia chi: 02 hoa lac mong cai qn
Email: anhtuan_mc2005
Tieu de: thầy bảo sao tôi làm thế
Noi dung: thầy giao tôi cũng đã từng học ở trường đại học sư phạm Hà nội ,thầy dạy sao toi học thế ,làm bài thế ,ấy vậy mà chỉ được 3,5 môn theo tôi ít nhất phải được 6 điểm ,hay là giáo dục bây giờ có vấn đề . Tôi rất muốn vietnamnet tim hiểu sâu hơn về tinh hình giáo dục hiện nay.

Ho ten: Nguyễn dương anh tuấn
Dia chi: http://clubgiaitri.info
Email: nnguyentuann@yahoo.co.in
Tieu de: Hết nói
Noi dung: Học hành kiểu này thì hết nói luôn rồi , chẳng biết mấy người đi thi đây học hành thế nào nữa, đã vậy đừng có đi thi , tốn tiền tốn của chẳng được gì hết , còn làm trò cười cho thiện hạ nữa chứ

           Để lý giải cho những yếu kém không chỉ môn sử mà cả các môn khác,qua theo dõi cuộc hội thảo về giáo dục ở Đồng bằng Sông Cửu long Bạn Huỳnh Duy (TTO) viết:

 

Việc rèn luyện tư duy, phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh (HS) không phải gần đây mới xuất hiện mà đã được đặt thành vấn đề cách đây khá lâu. Trong các giáo trình của bộ môn

“phương pháp dạy học” tại các trường Sư phạm luôn đề cao việc rèn luyện tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng tự học và hoạt động độc lập cho HS. Thậm chí Bộ GD-ĐT còn xem đây là một nhiệm vụ cụ thể, quan trọng, đứng hàng thứ hai chỉ sau nhiệm vụ “cung cấp một hệ thống kiến thức cho HS”. Thế nhưng xem ra cho đến hiện nay, nhiệm vụ quan trọng này vẫn chưa được hoàn thành.

Theo cách lý giải của giáo sư Võ Tòng Xuân, nguyên nhân chính là do “chương trình học phổ thông rất nặng. Các cháu học thuộc nhiều quá và nhớ thuộc lòng thôi. Sở dĩ các cháu học thuộc lòng vì các thầy cô cũng nhớ thuộc lòng. Chuyện học theo thầy, học thuộc lòng cũng giống như hình ảnh con ngựa bị che mắt hai bên không dám ngó phải, ngó trái; không làm gì khác ngoài các qui định của Bộ, của trường. Nghĩa là không biết tư duy độc lập mà chỉ biết vâng lời, đọc - chép, thầy bảo gì trò làm theo”.

Theo tôi, còn một điều mà giáo sư Xuân chưa nhắc đến, đó là các thầy cô cũng thế mà thôi. Bộ bảo sao thì các thầy cô phải làm như vậy bởi vì qui chế đã thế, không thể làm khác hơn được. Bộ chỉ xuất bản một sách giáo khoa, những kiến thức trong sách giáo khoa được xem là “pháp lệnh”, không được tùy tiện sửa đổi, mặc dù việc sửa đổi có thể giúp cho việc giảng dạy được hay hơn, hiệu quả hơn.

Đến khi thi thì Bộ vẫn dựa vào sách giáo khoa để ra đáp án và sẵn sàng thẳng tay loại bỏ các cách giải khác nằm ngoài chương trình sách giáo khoa mặc dù đó là cách giải hợp với thực tế hơn. Thử hỏi như thế thì thầy cô nào dám dạy một cách sáng tạo, giúp cho HS tư duy độc lập được nữa?

Nếu “được đổ lỗi” về sự yếu kém của giáo dục ĐBSCL và cả VN hiện nay thì xin nói ngay, đó là lỗi của Bộ GD-ĐT, nơi khởi nguồn và bắt đầu mọi câu chuyện về giáo dục VN. Và nếu HS VN bị phê bình là thiếu tư duy độc lập, năng lực sáng tạo, trách nhiệm trước hết thuộc về Bộ do đã không biết cách tư duy độc lập và không có được năng lực sáng tạo nên mới không giải quyết được vấn đề nhức nhối này.   

  Theo bạn vì sao thí sinh thi sử có kết quả khó chấp nhận đến vậy?                                                                            

        
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,