221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
690792
Góp phần làm rõ thực trạng dạy và học môn Lịch sử
1
Article
null
Góp phần làm rõ thực trạng dạy và học môn Lịch sử
,
Soạn: AM 507323 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Những trang sử hào hùng

Chất lượng học tập môn sử quá kém, chúng ta không thể đổ hết lỗi cho học sinh, mà  phần quan trọng  là trách nhiệm của các nhà quản lý giáo dục, các thấy giáo...

Ho ten: Phan Huy Hoàng
 Dia chi: 264, Trần Hưng Đạo, TX Quảng Ngãi
 Email:
phhoang-sts@quangngai.gov.vn
 Tieu de: Một tiếng nói về việc học môn lịch sử trong trường phổ thông
 Noi dung: Học sinh học kém môn lịch sử vì phương pháp giảng dạy không được đổi mới, giáo trình đơn điệu, kém phong phú nên trong giờ giảng không tạo sự hứng thú yêu thích môn lịch sử cho học sinh. Vấn đề chính là phải nâng cao chất lượng sư phạm của người dạy, giáo trình cần gọn nhẹ hơn. Không nên quá nặng liệt kê ngày tháng các sự kiện vụ vặt trong giáo trình bắt học sinh phải nhớ, mà chỉ nói lên được bản chất các sự kiện lịch sử và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sự hoặc các giai đoạn lịch sử. Nhất thiết phải có các tài liệu giáo trình bổ trợ: phim ảnh, truyện danh nhân, truyên lịch sử, thăm dã ngoại các bảo tàng, di tích lịch sử,...trong giờ chính khoá. Môn sử cũng như các môn học khác phải tổ chức thi tốt ngiệp như các môn khác. 
 

Ho ten: Nguyễn Anh
Dia chi: Hà Nội
Email: a111b334@yahoo.com
Tieu de: Đừng bắn vào quá khứ bằng đại bác.
Noi dung: Đau xót. Đó chính là cảm giác của tôi khi đọc những số liệu bàng hoàng của kỳ thi đại học vừa qua. Cảm ơn các giám thị của kỳ thi vừa qua đã siết chặt kỷ luật để cho chúng ta thấy một sự thật mà lâu nay chúng ta cố tình không biết. Từ những năm cuối thập niên 1980 bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” cũng đã báo động về sự hiểu biết lịch sử của học sinh ta thời đó, khi các em học sinh được hỏi đều không biết Lý Thường Kiệt là ai. Gần đây một học sinh đi thi học sinh giỏi văn của Hà Nội đã công khai thừa nhận sự vô cảm đối với một áng hùng văn kể về một giai đoạn bi hùng của dân tộc. Ngày xưa các nhà xâm lược phong kiến Trung Quốc luôn thực hiện chính sách “tiêu diệt một dân tộc, trước hết hãy tiêu diệt lịch sử dân tộc đó”. Tuy nhiên dân tộc Việt Nam vẫn sống và đủ mạnh để đánh đuổi kẻ thù. Sức mạnh chính là từ những câu ca mẹ hát ru con về bà Trưng, bà Triệu (muốn coi lên núi mà coi, coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng), đó là từ các gánh hát, các buổi diễn trò, các vở tuồng. Sức mạnh lịch sử Việt Nam vẫn tồn tại cho dù bọn xâm lược đã dùng mọi cách để đốt hết sách sử của chúng ta và tuyên truyền cho dân ta một “chính sử” của đất nước “thiên triều”. Những người con làm nên “Điện Biên Phủ”, “Ia-Đrăng”, “khe Sanh”, “đường mòn Hồ Chí Minh” trên bộ và trên biển,v.v, đều biết rằng dòng máu của cha ông làm nên “Bạch Đằng”, “Chi Lăng”, “Đống Đa”, “Rạch Gầm-Xoài Mút” đang cuộn chảy trong huyết quản của mình. Ngày này các bà mẹ trẻ phần nhiều là không biết hát ru, các hình thức văn hóa truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, v.v…không còn đất tồn tại. Lịch sử “truyền miệng” vì thế mà không còn. Điều này không có nghĩa là cuộc sống hiện đại làm cho việc giáo dục lịch sử trở nên khó khăn hơn mà ngược lại. Với các công cụ như văn học, điện ảnh, công nghệ thông tin (các trò chơi dưới dạng dã sử) là những công cụ cực mạnh để đưa lịch sử đến với con em chúng ta. Vấn đề đặt ra là các nhà làm “giáo dục” đã thực sự đánh giá đúng vai trò của lịch sử trong sự phát triển và trường tồn của dân tộc hay chưa. Theo tôi là chưa. Tôi có ba người bạn học khoa sử của trường đại học Quốc gia đến nay đều đi bán sách và làm quảng cáo. Người làm sử và dạy sử hình như không thể sống được bằng nghề của mình. Hệ thống thi đại học ở nước ta không xem xét quá trình học tập của học sinh ở bậc phổ thông như là một tiêu chuẩn để tuyển chọn mà chỉ căn cứ vào kết quả thi của ba môn cho mỗi khối. Tư tưởng học lệch cũng từ đó mà ra. Môn sử không phải là môn thi tốt nghiệp bắt buộc. Điều này dẫn đến học sinh có xu hướng bỏ rơi môn sử cũng như môn địa lý. Tại các điểm tham quan du lịch các di tích lịch sử hầu hết đều viết bằng chữ nho mà không hề có một bản dịch sang chữ quốc ngữ nào. Do đó khi đi tham quan các điểm di tích này chúng ta luôn có cảm giác là chúng ta đang tham quan những di tích của người Trung Quốc. Điều này làm cho các di tích lịch sử mất đi rất nhiều sự hấp dẫn đối với du khách và giá trị giáo dục lịch sử trực quan của nó cũng bị mất đi. Trên lĩnh vực văn học và điện ảnh thì như bài viết của nhiều bạn đã nói rất đúng là cải cảm nhận và tính trách nhiệm trước lịch sử của tác giả còn quá yếu. Tôi thấy không cần phải bình luận gì thêm ở điểm này nữa. Tôi chỉ muốn nói thêm là sau khi cuộc chiến tranh chống Mỹ qua đi được 30 năm thì những cuốn hồi ký của các tướng lĩnh trong quân đội, những trang nhật ký của các cô, các chú, các bác bộ đội, dân công hỏa tuyến, y bác sĩ quân đội mới được đưa ra cho công chúng. Tại sao thế hệ trẻ chúng tôi không được quyền biết để mà tự hào về cha anh thế hệ ngay sát mình? Xin đừng bắn đại bác vào quá khứ.

 Ho ten: Dương Văn Dưỡng
 Dia chi: TP Hải Dương
 Email:
melody_of_spirit@yahoo.com
 Tieu de: chán môn sử
 Noi dung: Đúng là môn sử Việt Nam hay thật tuy nhiên sử Việt Nam chỉ thể hiện trên sách vở mà thôi. Có chăng là thể hiện qua tuồng, chèo như thế thì chỉ có các bậc phụ huynh thấy hay thôi. Còn học sinh thì thấy tuồng chèo là tắt đi rồi xem thế nào nữa. Đã thế ở lớp thì thầy giảng trò chép thế thì hay thế nào được. Nghe được mấy phút là ngáp ngắn ngáp dài rồi. Còn tâm trạng nào mà nghe nữa. Mà ở lớp thấy chán rồi thì về nhà đừng có nói đến chuyện học. Đây là tình trạng của đa số học sinh. Học sinh khối tự nhiên thì không nói làm gì bởi vì có bao giờ học đâu. Ngay cả học sinh thi khối C, tình trạng chán học như thế xem chừng là rất phổ biến. Mọi người cứ bảo dân ta sử ta không biết mà sử tàu thì rất rõ. Bởi vì Tàu làm nhiều phim dã sữ. Phim nào cũng hay như Tam Quốc chẳng hạn. Xem phim thì sử nắm rõ hơn nhiều so với đọc sách. Bây giờ Việt Nam thử sản xuất bộ phim dã sử cho ra hồn xem ví dụ như dựa vào bộ tiểu thuyết Hoàng Lê Nhất Thống Chí chẳng hạn có nhiều nguồn để làm phim chứ. Chứ như những phim Việt Nam sản xuất về thời chiến tranh, chả có đầu đuôi gì, phim nào cũng na ná giống nhau xem đến phát chán. Sử Việt Nam rất hay nhưng cách dạy không hay, cách truyền đạt kém nên học sinh chán. Muốn không gặp tình trạng điểm thi môn sử thấp thì trước hết phải cải cách lại phương pháp dạy đã. Nếu cứ giữ tình trạng này thì xem chừng dần dần học sinh chẳng còn biết sử nó là thế nào nữa.......
 
 Ho ten:
thachducquyen
 Dia chi: dhxd
 Email: thachducquyen@
 Tieu de: Sử ta còn hay hơn sử Tàu
 Noi dung: tại sao mình không  tự hỏi làm cách nào mà sử Tàu lại được dân mình nhớ đến vậy, tôi nghĩ không  chỉ là nhờ phim ảnh họ đã đầu tư khai thác mảng lịch sử tốt mà chính ở trường phổ thông hay ngay trong gia đình trẻ em đều được giáo dục về tinh thần dân tộc rất cao, đó mới chính là cơ sở cho sử có chỗ trong tâm hồn con nguoi truoc bao nhiêu khó khăn để tồn tại trong cuộc sống .Hơn nữa ,nếu người làm sách sử không có Tâm chia sẻ niềm yêu thích "ôn cố tri tân", không trau chuốt viết sử cho hấp dẫn như viết truyện cho nhiều người thích đọc thì khó có thể làm cho học sinh chú ý tới "môn học" này.Tại sao khi người ta đọc truyện của Kim Dung thì thấy muốn sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, thích tìm hiểu về tư liệu lịch sử có trong đó---còn khi học Giáo dục công dân hay Lịch sử thì lại chán,lại lơ mơ.Điều này thì các nhà làm "sách" nên suy nghĩ mới phải, đã nhận trách nhiệm làm sách để cho người ta đọc thì phải làm cho hấp dẫn ,dựa vào thực tế, đừng viết những điều vô ích,tẻ nhạt và giáo điều không đúng tâm của mình.
 
 Ho ten:
vũ phương anh
 Dia chi: số15 ngõ 101 phố Thanh nhàn hai Bà Trưng Hà nội
 Email:
love4ever7690@yahoo.com
 Tieu de: bạn dọc lí giải nguyên nhân học trò kém sử
 Noi dung: em không phải là một học sinh đi thi đại học nhưng em cũng đang học chương trình sử của nước ta hiện nay .Em thấy cách học môn lịch sử hiện nay trong nhà trường rất chán .Hoc sinh chỉ ngồi nghe giảng mà không có hình ảnh minh hoạ cho nên việc nhớ bài ngay được trên lớp là rất khó có những người thì không muốn học vì môn này quá chán .Co những người thì nằm ngủ .Chính vì vậy em mong cách dạy sử ở nước ta cần phải đổi lại
 
 Ho ten:
Bùi xuân Thức
 Dia chi: Hà Trung - Thanh Hoá
 Email:
xuanthuc1982@yahoo.com
 Tieu de: Một tất yếu phải xảy ra!
 Noi dung: Hai từ"bàng hoàng' là hai từ được nhắc đến nhiều nhất khi nói về kết quả môn sử năm nay. Nhưng kết quả như vậy phải chăng đó là một sự bất ngờ quá lớn mà chúng ta không  thể hình dung tới, không nghĩ tới? Theo cá nhân tôi néu xét ở căn ngyên của nó thì mọi người đều có thể dự đoán được. Vì chuyện giáo dục ở nước ta, đặc biệt là chuyện dạy vạ học không còn là vấn đề mới mẻ gì mà tới nay chúng ta mới bàn tới. Có một điều là chúng ta vẫn giữ cái thói quen cổ hủ là khi" Nước đến chân thì mớii nhảy", thì chúng ta còn phải "bàng hoàng" nữa.
 
 

Ho ten: Phan Việt Cường

Soạn: AM 507339 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bà Trưng quê ở Châu phong ....Bài học mấy mươi năm các cụ vẫn nhớ
Dia chi: Đại học QGHN
 Email: pvcuong2004@yahoo.com
 Tieu de:
 Noi dung: Tôi cũng đồng tình với các ý kiến của bạn đọc ở trên. Nhưng tôi xin bổ sung thêm một số lý do để giải thích vì sao điểm lịch sử lại thấp đến như vậy. Thứ nhất, xu thế của các học sinh hiện nay là theo các khối A, và D. Vì các trường Đại học hiện nay chủ yếu tuyển chọn theo hai khối trên. Thứ hai, thi khối C rất khó chọn ngành nghề, và đầu ra của khối này là rất khó khăn (thu nhập thấp). Thứ ba, là có những học sinh không học được các môn của khối A và D, nên đành phải học khối C, vì khối C theo ý kiến chủ quan của tôi là có thể học vẹt được. Thứ tư, chúng ta cũng không thể đổ hết lỗi cho học sinh mà một phần quan trọng  là trách nhiệm của các nhà quản lý giáo dục...(Chúng ta không làm được những bộ phim về lịch sử thu hút người xem như của Trung Quốc).... 
 

                         Trang báo này tiếp tục đăng ý kiến của các bạn về vấn đề này
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,