221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
691382
Môn Lịch sử đã bị đối xử không công bằng.
1
Article
null
Môn Lịch sử đã bị đối xử không công bằng.
,
Soạn: AM 508897 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nữ tướng Bùi thị Xuân

Đã có biết bao nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo và những người tâm huyết với môn Lịch sử cũng như tương lai của nước nhà cảnh báo về sự " mất gốc " cực kỳ nguy hiểm nếu học sinh ta không thuộc sử ta, nhưng tiếng nói của họ cứ chìm dần vào trong cái nhộn nhịp, sôi động, hoành tráng của những bộ phim và văn hoá phẩm lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc và phương Tây.

 Ngay trong bài nhập môn Lịch sử , sách giáo khoa đã đề cập đến câu hỏi " học Lịch sử đề làm gì ? ", nhưng gần như chưa bao giờ, học sinh để tâm đến cũng như không nhiều giáo viên đầu tư nhiều vào vấn đề này. Vì thế cho nên, qua 12 năm học phổ thông, " Học Lịch sử để làm gì " vẫn chỉ là một dấu hỏi bị ngược đãi. Xã hội đã nói rất nhiều về việc lịch sử Việt Nam đang dần bị thế hệ trẻ quên lãng, mà kỳ thi tuyển sinh đại học là một biểu hiện. Bài báo trên ViêtNamNet lại một lần nữa cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng trong việc dạy và học sử hiện nay. Thế hệ trẻ hôm nay, những người mà chỉ trong 20 năm nữa thôi, sẽ là những nhà lãnh đạo, những doanh nhân và là những người thực sự làm chủ đất nước phải là những thanh niên nắm chắc lịch sử đất nước . Đã có biết bao nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo và những người tâm huyết với môn Lịch sử cũng như tương lai của nước nhà cảnh báo về sự " mất gốc " cực kỳ nguy hiểm ,nếu học sinh ta không thuộc sử ta , nhưng tiếng nói của họ cứ chìm dần vào trong cái nhộn nhịp, sôi động, hoành tráng của những bộ phim và văn hoá phẩm lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc và phương Tây.

1.       Môn Lịch sử đã bị đối xử không công bằng. Ngay từ khi học sinh chính thức tiếp thu nền giáo dục, môn Lịch sử đã bị coi là một môn rất phụ. Ở cấp 1, học sinh gần như chỉ chú trọng và dành hầu hết thời gian học cho môn Toán và Văn. Lên cấp 2, môn Lịch sử tiếp tục đứng sau rất nhiều môn khác. Sự phân hoá khối học đã hình thành và môn Lịch sử cũng như khối C, bị lép vé ngay từ trong những suy nghĩ trứng nước của những cô cậu học trò. Và khi lớp 10 bắt đầu, cuộc sàng lọc khả năng đã đẩy những học sinh vào thế " không học được khối gì mới phải học khối C ". Đã có những giọt nước mắt tủi thân lăn trên má của những học sinh tâm huyết với môn Lịch sử. Xã hội đã không dành cho môn Lịch sử một cái nhìn thiện cảm. Từ những học sinh chuyên Sử của các trường chuyên, đến những học sinh giỏi đi thi môn Lịch sử và những học sinh khối C, đều nhận được sự đánh giá mang tính thành kiến, cực đoan và bảo thủ của dư luận xã hội. Bắt đầu từ các bậc phụ huynh. Rất nhiều các ông bố bà mẹ hướng cho con em mình học các khối khác và khi quan điểm đó vấp phải sự phản đối của con cái, họ không những không ủng hộ và động viên con cái học mà trở nên thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí dè bỉu. Một bộ phận các giáo viên coi Lịch sử là một môn học " ở đẳng cấp dưới " và có ý đánh giá thấp những học sinh học Lịch sử ngay tại lớp học. Đứng trước những sức ép xã hội như vậy, học sinh không có đủ tự tin để học Lịch sử đánh mất dần đam mê, sở thích cũng như nhiệt tình học tập của chính mình

2.       .  Việc đào sâu tìm tòi giúp ích gì cho các kì thi ? Môn Lịch sử cũng như tất cả các môn học khác, cần được tư duy và đầu tư chất xám mạnh mẽ trong quá trình học tập. Nhưng lại nghĩ về các kì thi cử của ta, thì thấy việc đào sâu tìm hiểu môn Lịch sử hầu như chẳng có ý nghĩa gì phục vụ cho bài làm của học sinh. Quan điểm phổ biến hiện nay " Lịch sử là môn học thuộc " vô tình giết chết khả năng tư duy, đặt vấn đề về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Học sinh chỉ cần học thuộc những gì có trong sách giáo khoa là đủ. Các kì thi bao giờ cũng chỉ ra các câu hỏi học thuộc và mang tính hình thức nhiều hơn là một cuộc kiểm tra. Và kì thi quan trọng nhất, kì thi đại học, cũng không vượt qua điều đó. Điều đó dẫn đến hai hệ quả : học thuộc và quay bài. Tư tưởng " sách giáo khoa bao giờ cũng là chân lý ", trong điều kiện thi cử hoàn toàn dựa vào sách giáo khoa, đã đè bẹp tinh thần đào sâu, tìm tòi, phát hiện và sáng tạo của học sinh. Khi một học sinh đứng lên chứng minh cho thầy giáo và cả lớp quan điểm của mình rằng " Kế hoạch Nava hoàn toàn không phiêu lưu " hay " Những đặc điểm mà sách giáo khoa nêu có đúng là của riêng công nhân Việt Nam không " hay " Chúng ta tự hào là nước có truyền thống chiến thắng những đế quốc sừng sỏ, nhưng điều đó đã cho thấy chúng ta là một nước yếu " ,.... tất cả những ý kiến mang tính sáng tạo, lật ngược vấn đề, thể hiện tư duy nhiều chiều như vậy, nhiều nhất cũng chỉ được coi là những phút giây thư giãn hiếm hoi trong cả một quá trình học Lịch sử và đánh thức được một vài học sinh đang ngủ gật. Nó hoàn toàn không có ý nghĩa gì đối với kì thi của các học sinh. Đó là chưa kể những ý kiến cho rằng những học sinh đó " thừa hơi ", " hâm " khi đi nghĩ những cái chả có tác dụng gì tới điểm số. Không có động cơ thực tế, bị chỉ trích về tinh thần, được bao nhiêu học sinh dành một chút thì giờ để đào sâu môn Lịch sử ?

3.       Nguyên nhân từ phía học sinh. Các học sinh đã không chịu coi Lịch sử là một môn học hiểu. Không có nhiều học sinh tự đặt lại vấn đề, so sánh các hiện tượng, đối chiếu các mốc thời gian giữa những quốc gia, khu vực có ảnh hưởng lẫn nhau; tư duy lịch sử theo bản đồ địa lý,... Ngay cả khi coi Lịch sử chỉ là môn học thuộc, phần nhiều học sinh cũng không tìm tòi ra một phương pháp nào khác là đọc đi đọc lại, viết đi viết lại những kiến thức trong sách giáo khoa. Đó là nguyên nhân khiến kiến thức bị " bay hơi " khi học sinh, trong điều kiện áp lực phòng thi không thể nhớ ra " từ khoá " cần thiết. Không nhiều học sinh tìm đến những kênh thông tin Lịch sử khác như báo chí, bảo tàng, các chương trình ôn thi trên truyền hình hoặc Internet, sưu tầm tranh ảnh lịch sử,.... Và những bài học Lịch sử trở nên khô khan, chết cứng, kém phần sinh động. Một bộ phận không nhỏ các học sinh không vượt qua được thành kiến của dư luận đối với môn Lịch sử và khối C mà trở nên chán nản, đổ lỗi cho khách quan và tụt dốc lúc nào không biết.

4.         Lời kết : Đã có rất nhiều người than phiền khi học sinh thuộc sử Tàu hơn sử ta. Nhưng khi phim sử Tàu tràn ngập thì không ai đứng ra làm những bộ phim sử ta đủ sức thu hút. Đã có rất nhiều thầy giáo than phiền về điểm Sử của các học sinh, nhưng chính cơ chế " học vì điểm " ấy đã bào mòn khả năng tư duy Lịch sử của học sinh. Lịch sử là cái gốc của dân tộc. Một dân tộc quên lịch sử của chính mình là một dân tộc đã chết. Chính thành công của những bộ phim lịch sử Trung Quốc ấy đã cho chúng ta thấy môn lịch sử hấp dẫn đến như thế nào. Vấn đề là cách chúng ta khai thác và truyền đạt cho thế hệ trẻ lịch sử của dân tộc. Làm được điều đó, thay vì than phiền về điểm số, chúng ta sẽ không phải đau đầu về nhận thức lịch sử của học sinh nữa. Học Lịch sử là để phục vụ cho sự cường thịnh, bền vững trong tương lai của đất nước, chứ không phải chỉ là những con số điểm không phản ánh đúng thực chất.

 : Huu Long

Email: namtuocbongdem176@yahoo.com
Tieu de: Mo xe nguyen nhan tinh trang mon Lich su.

Soạn: AM 508947 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tướng lĩnh nhàTrần,được dân tôn thờ nhiều nơi. ,

Ý kiến người trong cuộc về việc dạy sử,học sử

 

Ho ten: Tran Dan Khanh
Email: gameking@hellokitty.com
Tieu de: Sử dạy trong nhà trường chán ngắt!
Noi dung: Em là một học sinh lớp 11, bản thân em thì vốn rất mê lịch sử của nước nhà và thế giới!Việc kết quả thi sử vừa qua của các anh chị lớp trên cũng không làm em quá bất ngờ vì tình trạng dân ta không thuộc sử ta đã tồn tại từ lâu và việc đó có trách thì phần nhiều nên trách cách dạy và học sử trong nhà trường hiện nay!

1.Trường nào em không biết chứ lấy ví dụ ở trường em, thấy dạy sử chỉ vào lớp, ghi dàn bài cho học sinh(không ghi hết bài như trung học cơ sở), giảng bài nhưng những gì thấy nói tòan bộ y chang sách giáo khoa mà sách giáo khoa ghi quá văn phạm, chung chung y như 1 bài sớ vậy đọc cũng chẳng hiểu gì, không có cái nào mới hết rất chán và buồn ngủ!Việc học bài thì làm trắc nghiệm nên chỉ cần đợi đến gần ngày thi chỉ cần giở sách giáo khoa ra ngồi học thuộc lòng chí ít bài kiểm tra cũng 9 điểm rồi.

2.Nước ta có quá ít phim lịch sử, không những điện ảnh mà tài liệu cũng vậy, thứ nhất là tài liệu, em có xem rất nhiều phim tài liệu nước ngòai nói về sử của họ rất sống động, có cả phim minh họa, d6ẽ hiểu, dễ tiếp thu. Phim điện ảnh thì khỏi nói, rất hay, tuy có một số phim thêm tắht tình tiết lịch sử nhưng nhìn chung thì hòan tòan đúng lịch sử!Còn nước ta thì sao?Ngày nào không phim Hàn, thì cũng Phim Trung Quốc(em vốn mê các phim này), phim Việt Nam thì không mấy cái phim cũ rích, cũng tình cảm lăng nhăng lãng xẹt lấy xứ người ép vào xứ ta, thật uổng phí, phải chi ta lấy tiền đó đem đầu tư cho các phim cổ trang thì hay hơn!Nước ta đâu có thiếu nhân vật lịch sử, như Quang Trung đại phá quân Thanh, Nhà Trần 3 lần chiến thắng Mông Nguyên, Lý Thường Kiệt kéo quân sang Tống..v.v.có khi còn hay hơn sử các nước khác! đó là mấy dòng em cảm  bức xúc về tình trạng dạy sử, học sử Việt trong lòng dân Việt hiện nay!Em khẳng định rằng hơn 60% học sinh Việt Nam hiện nay nhất là bậc PTTH lơ mơ về sử nhà, số này ở các Thành Phố còn cao hơn. Nếu tình trạng này mãi thì em bảo đảm học sinh ta thuộc sử Tàu hay Hàn có rành hơn là nước ta có bào nhiêu đời vua Hùng

Ho ten: Hoàng Thế Lân
Dia chi: Đà Nẵng
Email: enqtuan@gawab.com
Tieu de: Ý kiến nhỏ
Noi dung: Đây là kết quả của kỳ thi đại học, thí sinh đương nhiên phải học môn Sử để thi dù muốn hay không. Cho nên tôi cho rằng lỗi trước hết là do thí sinh không học hoặc không biết cách học. Còn về chương trình giảng dạy tôi chỉ có một thắc mắc nhỏ: Lịch sử nước ta có hàng ngàn năm nhưng 100 năm gần đây được nói đến nhiều hơn tất cả phần còn lại (tôi chỉ căn cứ vài số tiết học và cả đề thi). Mọi người bảo rằng học sinh Việt Nam nhớ sử Tàu hơn sử Việt, có lẽ thế nhưng tôi dám chắc rằng đó là không phải là Lịch sử Trung Quốc cận đại.

. Ho ten: vũ thị phương
Dia chi: tổ 31 phan đình phùng , tp thái nguyên
Email: hongvinh2@yahoo.com
Tieu de: lý do của cô học trò 18 tuổi
Noi dung: theo em nghĩ, chuyện đề thi môn lịch sử năm nay ra không  rõ ràng lắm, trong câu 1 y hai chang hạn , nói la với tư cach một nước độc lập , nhưng đáp an lại là trước khi gianh độc lập . chúng em đã mất điểm ở câu đó .Thứ hai đề sử năm nay tuy ra rất sát với chương trình , nhưng lại quá vụn vặt , không trọng tâm , thí sinh ko làm duọc

 Ho ten: vũ phương anh
Dia chi: số15 ngõ 101 phố thanh nhàn hai bà trưng hà nội
Email: love4ever7690@yahoo.com
Tieu de: bạn dọc lí giải nguyên nhân học trò kém sử
Noi dung: em không phải là một học sinh đi thi đại học nhưng em cũng đang học chương trình sử của nước ta hiện nay .Em thấy cách học môn lịch sử hiện nay trong nhà trường rất chán .Hoc sinh chỉ ngồi nghe giảng mà không có hình ảnh minh hoạ cho nên việc nhớ bài ngay được trên lớp là rất khó có những người thì không muốn học vì môn này quá chán .Co những người thì nằm ngủ .Chính vì vậy em mong cách dạy sử ở nước ta cần phải đổi lại

Ho ten: Đào TRần Lâm
Dia chi: Thôn 2 - Thị Trấn Ninh Hòa - Tỉnh Khánh Hòa
Email: daotranlam2003@yahoo.com
Tieu de: Tại sao điểm môn sử lại thấp?
Noi dung: Thi đại học năm nay điểm thi môn Sử rất thấp, đó là một thực tại đáng buồn. Thầy cô cũng đã phán đoán phần nào lí do nhưng không ai hiểu lí do chính xác bằng học sinh. Em là một học sinh năm nay cũng thi đại học , Khối C nhưng em cũng đã thấy được những lí do làm cho môn Sử điểm thấp như vậy: Một là : Thí sinh học tủ, đoán đề nên khi Bộ ra đề khác đi là không làm bài được. Hai là :Có những thí sinh có định hướng ngay từ đầu khi lên cấp 3 là học Khối A,B . Nhưng trong quá trình học tập cảm thấy không theo nổi phải chuyển sang khối C để học vớt vát với quan niệm " Khối C chỉ cần học thuộc bài là đủ" mà không hề biết rằng đằng sau những kiến thức học thuộc bài ấy cần phải có chiều sâu của sự hiểu bài. Ba là : Thiếu sự định hướng cho khối , ngành mà mình sẽ học. Bốn là : học sinh thiếu nghiêm túc khi hiểu về vai trò của môn lịch sử , thầy giảng mặc thầy, còn trò thì ngồi dưới lớp chỉ để "ngủ" , hoặc ngồi làm công việc khác.

Ho ten: Đoàn Tuấn Hiệp
Dia chi: 17B Xuân Đài, Thành Phố hải Dương
Email: dt_hiep87vn@yahoo.com
Tieu de: bất bình
Noi dung: Là 1 người học sử tôi rất rất bất bình với những bài làm sử như vậy, làm như vậy có khác nào xổ toẹt những công lao của những anh hùng đã ngã xuống để giữ gìn nền hoà bình này. theo tôi đây là 1 kiểu vi phạm đạo đức vi phạm nhân cách 1 cách trắng trợn. Theo tôi nếu không nghiêm trị những hành vi trên tôi e hiện tượng này sẽ thành 1 trào lưu.

Ho ten: nguyễn văn hải
Dia chi: hải phòng
Email: boy_khachsansinhvien
Tieu de: y kiến về những bài thi môn sử
Noi dung: kính thưa các thầy ,các nhà sử gia : trong thời gian gần đây em nghe nhiều, thấy nói rất nhiều về kết quả của bài lam của các bạn môn lịch sử ( kết quả kém nhất trong mấy năm gần đây ) điều đó em không muốn nói thêm.Emkhông biết các bạn học sử như thế nào ,nhưng các thầy cho em xin hỏi một câu hỏi : thưa các thầy cô / thế có bao giờ các thầy cô hiểu đươc cảm nhận của những buổi học sử ơ cấp 3 chưa ?em nghĩ nó khủng khiếp hơn khi lên học đại hoc -quá nặng .Thầy cô dạy thì chỉ muốn theo kịp chương trình trong giáo án / không có buổi nào có thể có thời gian để các thầy cô có thể hiểu được cảm nhận của những người học sử . Thầy thì mong dạy đúng với giáo trình , giáo án , đúng tiến độ , đúng đủ thời gian kết thúc , làm cho những người học sinh thấy nó quá mệt mỏi ,trong khi đó sách giáo khoa thì chưa đươc thống nhất với các sự kiện.Còn khâu ra đề của đại học năm nay em thấy đánh đố hoc sinh nhiều hơn là phân hoá ( em cảm tưởng câu 1 ý 2 ( ngay là một sinh viên thi đại học đạt đươc số điểm sử cao trong kì thi năm 2004 , nhưng khi cầm đề năm nay , nếu mà em giải thì em cung sẽ bị nhầm với câu hỏi phân hoá của các thầy / em se có thế hiều câu ( với tư cách ......) em se lý giải điều nhầm lẫn này , nói đến tư cách , thì mình phải có rồi thì mới nói chuyện ( với tư cách là một sinh viên kinh tế ) thì mình phải là sinh viên kinh tế thì mình mới giám nói hai từ ' tư cách " / chính vì em nghĩ học sinh hiểu theo nghĩa đó nên em nghĩ họ sẽ bị sai điều đó theo em nghĩ là hợp lý / sự đánh đố học sinh khi phải hiểu đúng hai từ " tư cách '' thì họ mới làm đúng được câu 1 ý 2 / chính vì vậy mà nếu họ hiểu hai từ 'tư cách '' là có rồi thì họ sẽ làm theo nghĩa là ( việt nam là một nước độc lập / việt nam có độc lập (thì chủ trương của việt nam khi có độc lâp đối với quân đồng minh khi vào việtnam lại khác)

Ho ten: nguyễn thanh
Email: thanh_nguyen923@yahoo.com
Tieu de: Đau lòng trước những bài làm xô lệch chính sử
Noi dung: là một công dân Việt Nam tôi tư hào vì mình mang trong người dòng máu Vua Hùng, tôi luôn hãnh diện trước bạn bè quốc tế về những gì dân tộc mình đã làm được.Bởi vậy tôi thực sự đau lòng vì những điều mà báo chí đã đề cập trong những ngày qua xung quanh kỳ thi ĐH môn sử.Đọc những bài làm "xô lệch" ấy tôi không khỏi chua xót.Lẽ nào các em không cảm thấy tự hào về những trang sử vẻ vang của chúng ta, những trang sử oai hùng được dựng lên bởi máu và nước mắt của bao thế hệ cha ông suốt hơn 4000 năm? Chẳng lẽ các em vô tâm trước những chiến công vĩ đại của những người "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh"?Tôi còn nhớ như in bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm bởi nó gây cho tôi một ấn tượng mãnh liệt và gợi lại cái hào khí anh hùng của nước ta, hào khí Đông A, hào khí "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước"...Lẽ nào các em lỡ quên? Tôi chỉ xin có một lời khuyên hãy nhìn "rất sâu và rất xa vào bốn ngàn năm đất nước" của chúng ta.Lịch sử của chúng ta đẹp vô cùng, oai hùng vô cùng, lịch sử của chúng ta đâu kém lịch sử các cường quốc trên thế giới vì thế hãy tự hào bởi ta là người Việt tự hào về lịch sử nước Nam ta.

       Trang báo này sẽ tiếp tục đăng ý kiến của bạn

     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,