221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
696760
Cần cách làm thiết thực để thu hút chất xám Việt kiều
1
Article
null
Cần cách làm thiết thực để thu hút chất xám Việt kiều
,
Soạn: AM 521959 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS Nguyễn Quốc Bình,một trong những Viêt kiều về nước đóng góp có hiệu quả ,

Tôi tin rằng trong tương lai gần, Việt kiều sẽ đóng góp và có cơ hội đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Vấn đề là cơ chế thế nào để thu hút họ, tháo dỡ và dần dần bỏ đi mặc cảm của những chuyện “ngày xưa” để cùng vươn tới một tương lai sáng tươi hơn cho con cháu chúng ta.

 

Nguyễn Quang Thái Hà Nội
thainq@hotmail.com
 Đổi mới tư duy và hành động thiết thực ngay
 Ba triệu đồng bào Việt Nam ta đang sinh sống làm ăn ở nước ngoài là một bộ phận của cả dân tộc. Bộ phận đồng bào ở hải ngoại này, dù có những nguồn gốc khác nhau đều là con Lạc cháu Hồng, đã ít nhiều góp công của xây dựng đất nước. Hằng năm ba triệu đồng bào hải ngoại gửi "kiều hối" về hơn ba tỷ đôla, có nghĩa là mỗi người hơn 1000 đôla. Tật là con số không nhỏ (hơn cả lượng ODA hay FDI vào nước ta mỗi năm). Thêm vào đó, chất xám của trí thức và doanh nhân Việt Kiều cũng đến 400.000 người. Thật là nguồn vốn quý giá. Vậy nên có chính sách thông thoáng hơn, đặc biệt là bỏ đi mặc cảm của những khác biệt nguồn gốc và quan điểm trước đây, cùng hướng về ĐẤT MẸ VIỆT NAM. Một yêu cầu rất cấp bách là cần tổ chức lại để có một cơ quan đủ thẩm quyền hơn chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề bức xúc đang đặt ra với người Việt ở nước ngoài, theo cơ chế "một cửa" (không phải chỉ là một "hòm thư", sau đó lại kính chuyển, xử lý lòng vòng). Việc gì có thể cải cách được thì nên làm ngay, để tạo thêm lòng tin cho bà con. Cần xem xét ngay để có chính sách giải quyết sớm các vấn đề lâu nay chưa xử lý tốt như việc cấp visa dài hạn, quốc tịch kép (ít nhất là cho các nhà khoa học và doanh nhân), v.v... Đồng thời cũng nên lưu ý đến việc thành lập các cơ chế như Câu lạc bộ, nhà văn hoá, để có sinh hoạt "LIÊN VIỆT" (dùng chữ như Hội Hoa Liên của Hoa Kiều) cho cộng đồng Việt nam ở nước ngoài, kể cả việc dạy chữ Việt cho các thế hệ thứ 2 và thứ 3. Tôi tin tưởng, nếu hướng về tương lai, chúng ta có thể cùng nhau tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực này, để không chỉ dừng lại ở việc "tạo thuận lợi" cho việc thăm thân, du lịch, ... mà tạo tạo thuận lợi và đi tới không phân biệt đối xử trong việc cống hiến nhân tài vật lực cho đất nước, với các hình thức phong phú đa dạng.Ba mươi năm sau 1975 và 60 năm sau Cách mạng Mùa Thu 1945, đã đến lúc phải có hành động thiết thực để tăng thêm sức mạnh cho Đất Mẹ Việt Nam.

Huy Khuong, Ha Noi
Vấn đề này liên quan đến chiến lược sử dụng và phát triển nhân tài cho đất nước. Vì vậy, cần có cách tiếp cận tổng thể và toàn diện. Khi chúng ta sử dụng hiệu quả nhân tài trong nước thì mới tạo ra niềm tin và sức hút với các trí thức Việt kiều.

Trần Thanh Sơn, Ha Noi
Không chỉ nên quan tâm với chất xám Việt Kiều mà ta đang lãng phí chất xám "nội" rất lớn, nhất là chất xám được đào tạo từ nước ngoài. Nên có một chính sách thật thoáng, chẳng hạn như tất cả người nào có bằng Master đào tạo từ nước ngoài trở lên được thì nhận ngay nếu họ có nguyện vọng phục vụ một ngành nào đó của nhà nước. Tất nhiên không thể trả lương họ cao như các công ty hay tổ chức nước ngoài nhưng cũng phải công khai chế độ đãi ngộ xứng đáng với chất xám họ bỏ ra. Tôi nghĩ cứ thử làm điều này xem, không ít người sẽ hưởng ứng.

Phương, Malaysia
Không nên cứng nhắc khi thực hiện các chủ trương va chính sách
Chất xám Việt kiều là một trong những nguồn tài nguyên vô giá góp phần xây dựng và phát trển đất nước. Du học sinh Việt
Nam tại nước ngoài cũng sẽ góp phần không nhỏ cho quá trình hội nhập với khu vực và thế giới của Việt Nam. Tuy nhiên, cách làm việc quá cứng nhắc của một số cơ quan và tổ chức tại Việt Nam đã đẩy chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác là ra làm việc cho các công ty tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chúng tôi, những du học sinh hiện đang học tập và làm việc tại nước ngoài luôn luôn mong muốn được trở về và làm viêc tại quê nhà. Nhưng yêu cầu đầu tiên một số bạn du học sinh (sống và công tác tại những nước nói tiếng Anh) nhận được sau khi nộp hồ sơ xin việc là thi kiểm tra trình độ tiếng Anh (và một số phần thi khác). Trong khi đó, các bạn sinh viên tốt nghiệp tại khoa Anh trường đại học ngoại ngữ và các trường đại học khác tại Việt Nam lại được miễn phần thi này. Sự thật, như các bạn nói, chúng tôi không ngại phải thi, vì bao nhiêu năm học tập và làm viêc tại nước ngoài, nếu chúng tôi không có đủ trình độ ngoại ngữ thì liệu chúng tôi có thể sống tại đó được không? Chưa kể đến việc chúng tôi phải học tập và tốt nghiệp tại đó.

Soạn: AM 521965 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chị Đỗ Anh Thư Viêt kiều (MỸ) vừa làm tốt chuyên môn vừa chăm lo công tác xã hội.

Nguyen Hai, Ha Noi
Diễn đàn VietNamNet đã tạo cơ hội thực sự rất tốt để mọi người có cơ hội để trao đổi ý kiến “khá thoải mái” về vấn đề Việt kiều, một vấn đề ít nhiều vẫn đang được coi là “nhạy cảm” trong giai đoạn quá độ này.

Tôi đã làm việc với nhiều Việt kiều trực tiếp tại Việt Nam thông qua các dự án của Ngân hàng phát triển Châu Á ( ADB) hoặc Ngân hàng Thế giới (WB). Nhìn chung là kiến thức, kinh nghiệm của họ chẳng hề thua kém bất kỳ tư vấn quốc tế nào, thậm chí phần nào còn có lợi thế hơn bởi họ phần nhiều nói được (có thể không giỏi) tiếng Việt.

Trao đổi, làm việc được trực tiếp với các cán bộ dự án, quan chức Việt Nam bằng tiếng Việt đem lại lợi thế lớn cho các tư vấn quốc tế là Việt kiều trong khi số lượng cán bộ, quan chức của Việt Nam thông thạo tiếng Anh tới mức có thể trao đổi công việc “gần như tiếng Việt” còn ít, nếu không nói là khá hiếm thì làm việc thông qua phiên dịch đã không đem lại nhiều hiệu quả cho công việc. Vậy, gặp được tư vấn quốc tế mà làm việc được bằng tiếng Việt là rất tốt.

Đã có nhiều chuyện dở khóc dở cười khi làm việc với tư vấn quốc tế mà Giám đốc dự án không nói được tiếng Anh, phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của phiên dịch, trong khi dự án không có tiền để thuê phiên dịch giỏi (vì sử dụng vốn đối ứng, áp dụng định mức trong nước).

Tôi có thể dẫn chứng ra đây nhiều tư vấn quốc tế là Việt kiều mà tôi biết, làm việc rất hiệu quả và đóng góp rất tốt cho dự án, ví dụ như anh NHL, hiện đang làm cho dự án GTZ của Bộ LĐ-TB-XH, anh NKL, hiện đang làm cho một dự án giảm nghèo của Bộ KH&ĐT và một dự án của Bộ NN-PTNT, chị LATP, đã làm tư vấn nhiều lần cho Bộ Tài chính, anh S, tư vấn cho dự án của Ausaid ở Quảng Ngãi… Trong Văn phòng World Bank tại Oashington, Mỹ, có hơn 100 người Việt Nam hiện đang làm việc và giữ các vị trí khá cao, tại ADB (Manila) có nhiều người Việt Nam đã và đang làm các chuyên gia chủ chốt của một số vụ quan trọng…

Tôi tin rằng trong tương lai gần, Việt kiều sẽ đóng góp và có cơ hội đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Vấn đề là cơ chế thế nào để thu hút họ, tháo dỡ và dần dần bỏ đi mặc cảm của những chuyện “ngày xưa” để cùng vươn tới một tương lai sáng tươi hơn cho con cháu chúng ta.

Trang báo này sẽ tiếp tục đăng ý kiến của bạn

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,