221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
698902
Kiểm toán Nhà nước: Độc lập để tránh tham nhũng
1
Article
null
Kiểm toán Nhà nước: Độc lập để tránh tham nhũng
,

Sáng 24/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp bàn về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước. Sau khi đăng tin về cuộc họp này, độc giả đã gửi thư về VietNamNet để tham gia góp ý kiến.


 

Soạn: AM 176257 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các DNNN sẽ làm ăn hiệu quả hơn nếu thường xuyên được kiểm toán minh bạch.

Qua chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, tôi xin có ý kiến như sau:

1. Phải có qui định cụ thể cho từng thời gian kiểm toán trong năm. Ít nhất 1 năm 1 lần.

2. Phải có hướng dẫn chi tiết cho từng cơ quan, doanh nghiệp.

3. Phải có chế tài xử phạt công minh đúng sai ngay tại thời điểm đó. Không thể để doanh nghiệp hay cá nhân sai triền miên năm này qua năm khác.

4. Mạnh dạn đầu tư theo chuẩn chế độ quản lý kế toán bằng các phần mềm tiên tiến nhất hiện có.

5. Báo cáo chi thu, lãi lỗ phải cập nhật theo từng tháng, không theo quí.

6. Học tập và sử dụng chuyên gia từ các công ty kiểm toán nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam hoặc hợp tác...

Tóm lại, ý kiến tôi là đã đến lúc đi vào hành động cụ thể, chi tiết, hướng dẫn kỹ càng và kiểm tra sát sao, có hình thức kỷ luật đúng lúc, đúng người, đúng tội. Như vậy, mới mong hạn chế tham nhũng tiêu cực. Xin cảm ơn.

(Lê Hồng Hải, 28/221 Kim Mã Hà Nội, lehonghaihn@gmail.com)
 

Tôi muốn thêm một số ý góp phần xây dựng kiểm toán Nhà nước thực sự vì nhân dân.

Hiện, chúng ta hầu như chưa có cơ chế độc lập để kiểm tra hoạt động tài chính của các cơ quan hành pháp, kể cả chính phủ, quân đội, công an... Nên có cơ quan kiểm toán Nhà nước độc lập thuộc Quốc hội là một bước tiến lớn vì nhân dân.

Tôi đề nghị nên tăng nhanh năng lực cho kiểm toán Nhà nước. Nên mời các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia. Kiểm toán nước ngoài rất mạnh và họ có những cơ chế về sự minh bạch rất đáng học tập.

Tôi cho rằng, việc mở rộng các văn phòng là không cần thiết. Nếu có văn phòng ở Phú Thọ chẳng hạn, thì việc kiểm toán các cơ quan tại địa phương này phải do kiểm toán từ nơi khác tiến hành và độc lập về thông tin, nếu không sẽ rất khó tránh tiêu cực

Một giải pháp quốc hội rất nên làm là mời kiểm toán quốc tế để tiến hành kiểm toán những khu vực quan trọng, để rút kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho Việt Nam.

(Nguyen Van Hung, Ha Noi, drnguyenvanhungadb@yahoo.com)

 

Tôi là một người dân, làm việc trong một doanh nghiệp (xin cho phép được giấu tên công ty). Việc kiểm toán thuộc Quốc hội là đúng, tôi rất tán thành. Nhưng cần chỉ ra quy định làm việc của kiểm toán Nhà nước, nếu không thì việc hành dân là chuyện đương nhiên. Không hiểu việc kiểm toán Nhà nước làm sai thì cơ quan nào kiểm tra?

(Nguyen Ngoc Toan, 2132 Cầu Giấy, toan@fpt.vn)

 

Tôi nghĩ rằng trao quá nhiều quyền lực cho kiểm toán Nhà nước không khác nào tạo điều kiện cho tham nhũng, tiêu cực. Có kiểm toán rồi, có cần thanh tra không? Hiện nay, các cơ quan có chức năng chồng chéo, không những không làm gì có ích cho đất nước mà phần lớn là lợi dụng quyền lực trên trao để mưu lợi cá nhân. Tôi đã từng chứng kiến không ít cảnh kiểm toán nhà nước đến kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản nhũng nhiễu vòi tiền. Theo tôi, giao quyền lực cho bất cứ cơ quan chức năng nào cũng cần phải rõ ràng và phải có cơ quan giám sát hoạt động của các cơ quan quyền lực này. Kiểm toán Nhà nước theo tôi thỉ nên hạn chế trong việc kiểm tra việc chi tiêu ngân sách trong các cơ quan hành chính trực thuộc sự quản lý của nhà nước. Đối với các doanh nghiệp, các công ty kiểm toán độc lập có thể đảm đương vấn đề này. Luật kiểm toán đề ra, nhưng tôi băn khoăn một điều, nếu kiểm toán viên hay cả đoàn kiểm toán có hành vi nhũng nhiều, vòi tiền thì sẽ bị xử lý ra sao? Cơ quan nào xử lý và mức độ như thế nào? Đã trao quyền lực Nhà nước cho bất cứ cơ quan nào đề phải rõ ràng, minh bạch, không mập mờ; đồng thời phải có bộ máy giám sát hoạt động của cơ quan nói trên, nếu không sẽ tạo ra những cơ quan siêu quyền lực, không ích nước mà chỉ hại dân.

(Nguyen Huyen Trang, Ba Đình, Hà Nội, huyentrang@yahoo.com)

 

Kiểm toán là quan trọng và cần thiết, nhưng cũng cần ràng buộc trách nhiệm của kiểm toán vào kết luận của cơ quan này khi đưa ra kết luận kiểm toán một cơ quan hay một tổ chức nào đó về thực hiện chế độ, chính sách nói chung... kể cả phải đưa ra toà nếu phán quyết của kiểm toán oan sai và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.

(Vũ Văn Bống, bống @.com.vn)
 

Tăng cường kiểm toán ở các doanh nghiệp bằng cách tăng đội ngũ nhân viên kiểm toán. Giảm tiêu cực trong kiểm toán thì tăng mức tiền lương cho nhân viên kiểm toán song song với phạt nặng những nhân viên ăn hối lộ.

(Nguyen Hong Toan, Quan tri chat luong 45 ĐH KTQD)

 

Điểm lý thú thứ nhất, so với các loại nhũng nhiễu khác thường xảy ra, điểm khác biệt của kiểm toán nhà nước là dù trong trường hợp xấu nhất thì kiểm toán nhà nước không thể nhũng nhiễu “dân” mà chỉ có thể nhũng nhiễu “quan".  Điều này chưa hẳn đúng. Quan ở đây xét tới cùng vẫn chỉ là đại diện cho dân mà thôi, được dân giao cho quyền lực ở các cấp độ khác nhau mà thôi. Nếu kiểm toán nhũng nhiễu tới quan thì cũng nhũng nhiễu quyền lợi của dân đấy.
(
KTV, Kim Mã, Hà Nội, sonptsa@yahoo.com)







 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,