221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
704740
Mặc đồng phục làm sao cho đẹp?
1
Article
null
Mặc đồng phục làm sao cho đẹp?
,

Không nên bắt buộc các em mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần, có lẽ chỉ nên yêu cầu các em mặc đồng phục trong những ngày lễ, ngày thứ 2 đầu tuần và ngày thứ 5. Còn các ngày khác cho phép các em mặc quần áo khác miễn sao lịch sự là được.

  
Soạn: AM 542269 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Áo dài là đồng phục được nhiều nữ sinh ưa thích, nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái

Ho ten: Ngô Thanh Lợi
Dia chi: Hòa Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Email: loiduychau22@gmail.com
Tieu de: Tiêu chí cho một bộ đồng phục
Noi dung: Tôi đã từng là học sinh, sinh viên, tôi thấy áp dụng đồng phục cho học sinh trong học đường rất cần thiết vì nó thể hiện đặc trưng của mỗi trường, đặc điểm văn hóa của mỗi vùng miền, dân tộc, mà xa hơn là của đất nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là quan trọng và bắt buộc phải thực hiện ở mọi nơi, mọi trường học. Chỉ nên áp dụng đồng phục cho những trường ở địa phương mà đa số gia đình có điều kiện, không nên ép buộc đồng phục ở những nơi như nông thôn, hay vùng núi.

Tôi xin mạn phép đề xuất một số tiêu chí cho một bộ đồng phục (đi học):

1. Không cầu kì, chạy theo thời trang.

2. Trang nhã lịch sự, màu sắc tự nhiên, sáng sủa (tránh màu tối hay quá sặc sỡ như màu: xám, hay màu đỏ).

3. Phải gọn nhẹ, tránh gây khó chịu cho người mặc.

4. Nếu có thể thì nó phải hiện nét đặc trưng của mỗi trường (ví dụ Trường PTTH Mericuri: nữ sinh mặt áo dài xanh da trời), của mỗi dân tộc (như trường Dân tộc nên mặc trang phục của dân tộc đó).

Về chiếc áo dài trắng của nữ sinh, đây là một trang phục truyền thống của dân tộc ta, nữ sinh mặc áo dài rất phù hợp trang nhã, thể hiện tính hồn nhiên trong trắng của tuổi học trò, rất nên áp dụng. Tuy nhiên nó cũng mang lại không ít phiền phức cho các em. Do vậy, chỉ nên áp dụng nó ở một số ngày nhất định trong tuần (như thứ hai, thứ ba, và thứ năm) và vào các ngày lễ, không nên áp dụng mọi lúc, mọi nơi, nhất là trong những ngày hè.

Một vấn đề nữa trong đồng phục là tấm bảng tên. Tôi thấy nhiều trường dùng bảng tên to tướng ngay trên vai áo hay trước ngực áo. Loại bảng tên này rất mất mỹ quan, làm đi xấu đi bộ đồng phục. Theo tôi, các trường nên dùng bảng tên thêu nhỏ kích cỡ 5x2,5(cm), trên đó mang đầy đủ một số thông tin cần thiết như: tên trường, tên học sinh, lớp học và Logo-Huy hiệu của trường đó (nếu có) và được đính chặt trên túi áo là lịch sự nhất.

Ho ten: Bach Le
Dia chi: Hà Nội
Noi dung: Dưới góc độ của một phụ huynh học sinh, tôi xin có vài ý kiến về quy định mặc đồng phục của học sinh các bậc phổ thông hiện nay. Chúng tôi hầu hết không ai phản đối việc mặc đồng phục đến trường bởi lợi ích chung của vấn đề này đã được phản ánh, ca ngợi rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều đáng nói ở đây là nên quy định đồng phục như thế nào cho phù hợp với khí hậu, vóc dáng và đảm bảo thuận tiện trong sinh hoạt cũng như sức khoẻ của các cháu.

Với các cháu từ cấp tiểu học cơ sở và phổ thông cơ sở, đồng phục thường do nhà trường “đặt hàng” sẵn ở một số nhà may với số đo chung cho từng lớp, các cháu thường có khổ người không đều nhau, do đó, khi mặc vào có cháu thì chật căng, ngắn cũn cỡn ; có cháu thì rộng thùng thình, thật không còn chút gì là thẩm mỹ.

Vải để may đồng phục thường là loại vải mỏng, mùa đông về có thêm một cái áo khoác 2 lớp bằng vải pha Nilon. Có trường quy định chỉ những hôm nhiệt độ dưới 15 0C – 16 0C, các cháu mới được phép mặc những bộ quần áo khác do gia đình chuẩn bị, thậm chí nếu mặc áo len cũng phải mặc trong áo sơ mi trắng đồng phục. Vì thế, một số cháu do sức khoẻ không tốt rất dễ bị cảm lạnh, ốm, phải nghỉ học, ảnh hưởng đến thời lượng lên lớp.

Ở cấp PTTH, việc quy định mặc áo dài cả tuần cũng gây nhiều bất tiện cho các cháu nữ sinh. Nhưng đã là quy định chung thì ai cũng phải theo mặc dù tôi biết rất nhiều phụ huynh cũng có những bức xúc về vần đề này nhưng ngại không dám nói ra.

Theo tôi, quy định không nên quá cứng nhắc mà phải phù hợp mới khiến mọi người đồng thuận thực hiện. Nên chăng có quy định về mầu sắc chung: áo sơ mi trắng, quần xanh đen và để các gia đình tự may cho các cháu theo số đo thực tế, nhà trường chỉ nên cung cấp quy cách quần áo và phù hiệu riêng của từng trường. Như vậy, các cháu sẽ thích thú hơn vì cảm giác được may một bộ quần áo mới chứ không buộc phải mặc bộ quần áo không phải may cho mình (rộng quá hoặc chật quá) và về mặt thẩm mỹ cũng khiến bộ đồng phục chỉn chu hơn nhiều.

Về mùa đông, có thể quy định nhiệt độ dưới 20 0C, các gia đình có thể cho các cháu mặc quần áo ấm khác ngoài đồng phục hoặc bên trong có thể mặc các loại áo len và mặc áo khoác đồng phục mùa đông là đủ, không nhất thiết phải có một lần sơ mi trắng bên trong.

Áo dài tuy đẹp thật nhưng chỉ nên quy định các cháu nữ sinh mặc vào ngày đầu tuần, cuối tuần hoặc các ngày lễ. Vài ý kiến tuy riêng nhưng cũng là thay mặt cho một số phụ huynh khác, mong nhà trường và ngành giáo dục xem xét sao cho hợp lý.

Ho ten: Ha
Email: hientm68@gmail.com
Noi dung: Con trai tôi đang là học sinh tiểu học, mặc đồng phục tôi nghĩ tốt đối với học sinh, nhưng nhà trường cần chú ý đến chất lượng vải. Tôi thấy đồng phục của các cháu may bằng vải nylon không thấm mồ hôi, không phù hợp với các cháu. Còn đồng phục của các lớp lớn hơn tôi nghĩ cần quan tâm đến cả kiểu dáng để các cháu không nghĩ mặc đồng phục là xấu.

Email: nhungfriends@yahoo.com
Tieu de: Mặc đồng phục là tốt nhưng cần xem lại kiểu cách và chất lượng vải
Noi dung: Tôi nghĩ, ở cấp học nào, mặc đồng phục cũng tốt, vừa tạo môi trường “chuyên nghiệp” vừa tránh sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, phần lớn chất liệu vải cũng như kiểu dáng đồng phục học sinh hiện nay chưa phù hợp với các em. Hơn nữa, chúng ta nên có sự thống nhất về đồng phục của các cấp học trên toàn quốc, không nên để mỗi trường một kiểu, mỗi trường một mẫu (áo mùa đông) như hiện nay.

 
 
Soạn: AM 543053 gửi đến 996 để nhận ảnh này
x
Đồng phục rất thuyết phục

Ho ten: Nguyen Thanh HuyenEmail: nguyenthanhhuyen@yahoo.com.vn

Noi dung: Có một số bạn học sinh cho rằng nhà trường không nên bắt học sinh mặc áo dài đến trường. Theo ý kiến của riêng tôi, ý kiến này chưa hoàn toàn hợp lý. Tôi cũng trải qua tuổi học sinh, sinh viên chưa lâu nên tôi không quá xa lạ với tâm lý lứa tuổi học sinh. Tôi cũng thông cảm với các bạn rằng trong một số trường hợp áo dài khiến chúng ta bất tiện trong hoạt động, vui chơi, tập thể dục. Nhưng không vì thế mà các bạn vội quên ngay những ưu điểm của việc mặc đồng phục, cụ thể ở đây là mặc áo dài.

 

Khi tôi học trung học, lần đầu tiên được mặc áo dài tôi rất vui sướng và tự hào. Tôi cảm thấy mình đã lớn và chiếc áo dài tôi đang mặc làm cho tôi cảm thấy mình nữ tính hơn, dịu dàng hơn, các bạn nữ lớp tôi như một rừng hoa và chúng tôi hầu hết đều thích mặc áo dài.

 

Theo tôi, để hạn chế những bất tiện trong khi hoạt động, các trường có thể quy định mặc áo dài theo ngày. Ví dụ như trường tôi trước kia, chúng tôi mặc 2 ngày trong tuần, như vậy sẽ hạn chế được rất nhiều sự bất tiện không đáng có.

 

Hơn nữa, theo tôi biết các trường PTTH hiện nay đều đã có trang phục thể dục do đó sẽ không gặp khó khăn gì trong việc mặc áo dài đến trường. Nhà trường cũng có thể bố trí 1 đến 2 phòng thay đồ cho những bạn ở xa. Như thế, các bạn sẽ thoải mái hơn và ủng hộ việc mặc áo dài đến lớp. Mặc áo dài là một trong những cách giúp chúng ta nhớ và giữ gìn bản sắc của dân tộc. Tôi mong các bạn sẽ ủng hộ việc này.

 
Ho ten: Jen Le
Email: jenliceps@yahoo.com
Noi dung: Tôi thấy đồng phục học sinh mang lại nhiều cái lợi hơn là những điều bất cập. Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em, gia đình đã phải trải qua những giai đoạn rất khó khăn và tôi thấu hiểu hoàn cảnh của những học sinh gia đình khó khăn đi học chỉ có vài bộ quần áo thay đổi trong khi bạn bè diện mốt này mốt nọ, không chỉ cảm thấy tủi thân mà còn phải hứng chịu những lời lẽ dè bỉu của bạn bè nào là ăn mặc “nhà quê”, “mốt từ thế kỷ trước”… Ngoài ra, đồng phục cũng góp phần giáo dục học sinh các gia đình khá giả, có thể hạn chế các em đua đòi theo bạn.

Ở nước ngoài, các trường học cũng bắt buộc học sinh mặc đồng phục và thời tiết của họ cũng bốn mùa như ta, đồng phục trường vẫn là truyền thống. Chúng ta có thể thiết kế cho đồng phục thuận tiện hơn, phù hợp hơn cho các em chứ không phải cứ thấy vài điểm bất cập là bỏ ngay.

Tôi không có vinh hạnh được mặc áo dài tới trường như nhiều em ở PTTH bây giờ nhưng thấy các em mặc rất đẹp. Một lần, tôi có gặp một người Hàn Quốc ở Sydney, anh ta bảo có đi du lịch Việt Nam và anh rất ấn tượng khi thấy con gái Việt Nam mặc áo dài, Hàn Quốc cũng có áo truyền thống nhưng ít khi họ mặc và mặc không đẹp bằng.

Tôi không muốn nói bắt học sinh mặc áo dài để quảng bá cho du lịch Việt Nam, mà chỉ muốn nói áo dài cũng là một biểu tượng truyền thống của đất nước, hãy tự hào khi mang nó trên người.

Soạn: AM -102078 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Học sinh vùng sâu thuộc tỉnh Đồng Nai.

Ho ten: Nguyễn Tiến Dân
Dia chi: K693b/30 Trần Cao Vân, Đà Nẵng
Email: cienco5-vpdu2@vnn.vn
Noi dung: Tôi là một phụ huynh ở một truờng THPT và tham gia rất nhiều năm trong Hội cha mẹ học sinh ở nhiều cấp học. Tôi nghĩ rằng việc học sinh  mặc đồng phục là rất cần thiết. Tôi nghĩ rằng Bộ GD-ĐT nên có một chủ trương thống nhất đồng phục cho từng cấp học, không để mỗi trường có một cách riêng.

Theo tôi, học sinh mặc quần xanh, áo trắng là hợp nhất, đó cũng là văn hóa truyền thống của học sinh Việt Nam. Đối với nữ sinh THPT, nên để cho các cháu mặt áo dài trắng vào ngày thứ 2, các ngày khác nên quần xanh áo trắng. Về mùa đông, theo tôi, tùy điều kiện của mỗi gia đình trang bị cho các em áo ấm khoác bên ngoài.

Ho ten: Nguyễn Việt Dũng
Dia chi: Hà Nội
Email: violentylove@yahoo.com
Noi dung: Bản thân tôi trong những năm học cấp 3 luôn tuân thủ mọi quy định của nhà trường từ việc đi dép quai hậu đến mặc đồng phục. Tuy nhiên, tôi cũng chưa hẳn đã đồng tình với việc mặc đồng phục cả tuần hiện nay!

Theo tôi, đồng phục có rất nhiều điểm lợi: đẹp, lịch sự ... Nhưng trường học của chúng ta cứ quanh năm suốt tháng đặc một màu trắng xanh như thế thì rất buồn tẻ. Vô hình trung, chúng ta làm cho khiếu thẩm mỹ và phong cách ăn mặc của con em chúng ta nghèo nàn đi. Trẻ con, thanh niên cần được giáo dục cách ăn mặc sao cho đẹp và hợp chứ không phải cứ dập khuôn máy móc, ép buộc các em bằng những bộ đồng phục đơn điệu.

Nên chăng chúng ta có thể thiết kế những bộ đồng phục theo một mẫu nhưng mỗi trường đều có thể có những nét chấm phá riêng và logo riêng để phân biệt các trường với nhau, đồng thời không nên bắt buộc các em mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần. Có lẽ chỉ nên yêu cầu các em mặc đồng phục trong những ngày lễ, ngày thứ 2 đầu tuần và ngày thứ 5. Còn các ngày khác cho phép các em mặc quần áo khác miễn sao lịch sự là được.

Chúng ta nên học cách nhìn thoáng và thoải mái hơn với con em, đừng bắt chúng cả tuần phải ra ngoài với những bộ quần áo giống nhau nhàm chán và đơn điệu. Hãy để cho con em mình háo hức mong chờ đến ngày được mặc đồng phục chứ không phải mong mỏi cho đến Chủ nhật để được cởi bỏ bộ đồ nhàm chán đó.

Ho ten: Phạm Xuân Nghĩa
Dia chi: p 303, c2- Hồng Liên, Thanh Xuân, Hà Nội
Email: nghiapx@fpt.vn
Noi dung: Tôi có cậu em trai học lớp 12 nhà trường bắt học sinh mặc áo trắng cả tuần thật là phiền, phải mua một loạt áo mới, tính về kinh tế là không phù hợp với học sinh nông thôn. Hơn nữa, mưa cũng như nắng đều phải mặc thật là không ổn, khi trời mưa mà mặc áo trắng thì trong chốc lát đã bẩn, các em tuổi đó để ý rất nhiều đến diện mạo khi mặc áo không được sạch thì các em mất tự tin và coi như cả buỏi học hôm đó không hiệu quả, tạo cho các em tâm lý không tốt. Tôi cho rằng chỉ nên quy định mặc đồng phục ngày thứ 2 và những ngày lễ, ngày kỷ niệm gì đó không nên cứng nhắc khi bắt mặc đồng phục.

Ho ten: Nguyễn Văn Thu
Dia chi: Cục thống kê Tỉnh Quảng Ngãi
Noi dung: Tôi nghĩ rằng vấn đề học sinh mặc đồng phục khi đên trường là rất cần thiết, nên bắt buộc đối với tất cả các cấp học. Vấn đề này đã được các nhà giáo dục trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện từ lâu, được đại đa số phụ huynh và toàn xã hội chấp nhận. Không những học sinh phải mặc đồng phục mà cả giáo viên các cấp học khi lên lớp cũng phải mặc đồng phục, không nên để cho môi trường môi trường sư phạm lẫn lộn với các môi trường khác ngoài xã hội.

Ho ten: Lê Minh Tuấn
Dia chi: Vinaconex
Email: lmtuan-vinaconex@yahoo.com
Noi dung: Theo tôi, tất cả học sinh nên mặc đồng phục nhưng đồng phục đó phải thống nhất trên toàn quốc có thể khác nhau đối với các cấp vì chỉ khi có đồng phục thì chúng ta mới phân biệt được đó là học sinh chứ không phải là ai khác, đó là cái nét riêng của học trò. Chúng ta nên tham khảo ở các nước xung quanh như Malaysia, Thailan, Singapo, ở các nước đó học sinh đều có đồng phục riêng.

Ho ten: Hoàng Văn Thể
Dia chi: Trung tâm GDTX Tỉnh Thái Nguyên
Email: thehv_tnn04@yahoo.com
Noi dung: Đồng phục, theo tôi, là cần thiết, người mặc đồng phục ra ngoài đường, ai cũng cảm nhận được đó là đối tượng nào. Với học sinh, cũng không ngoài ý cảm nhận đó. Khi mặc đồng phục, người ta có một cảm nhận về vẻ ngoài của mình một cách khác. Nếu có hành động không đúng dắn, sẽ bị nhiều người nhìn thấy và lên án. Vì vậy tôi nghĩ rằng, học sinh cần có đồng phục là điều rất nên, chỉ có điều là cần ở mức độ nào và thực hiện nó ra sao.

Để người có đồng phục thích mặc đồng phục thì cần nhiều yếu tố. Một là, phải khuyếch trương được lòng tự hào của bộ đồng phục đó. Hai là, phải làm cho bộ đồng phục đẹp một cách tự nhiên. Về đồng phục học sinh, tôi nghĩ là nên đầu tư lớn, để có được bộ đồng phục học sinh Việt Nam vừa đẹp, vừa phù hợp lứa tuổi, vừa đáng trân trọng, tự hào. Như vậy, người mặc đồng phục sẽ thích mặc đồng phục, giống như một bộ cánh trong những ngày đại lễ.

Nhìn lại đồng phục học sinh Việt nam, tôi thấy nó vừa lộn xộn, không có quy tắc nào, đôi lúc chưa phù hợp với tâm sinh lý, lại vừa không đẩy mạnh được lòng tự hào của học sinh, vì vậy học sinh coi đồng phục là một chuyện khổ ải là một chuyện dễ hiểu.

Theo tôi, cần có một cái nhìn tổng thể về đồng phục, mỗi ngành, mỗi giới có một đồng phục riêng biệt, có bộ sắc phục và lễ phục thật đoan trang, đẹp. Học sinh thì cần đồng phục phù hợp với lứa tuổi. Điều tôi mong nhiều hơn là sự thống nhất trong cả nước và cần phù hợp với điều kiện kinh tế chung của cả dân tộc. Hiện nay tôi thấy hiện trạng là mỗi trường có một bộ đồng phục được thiết kế riêng, thậm chí mỗi năm một màu. Đồng phục đó nếu nhìn trong một trường thì có thể chấp nhận được, nhưng nếu nhìn toàn xã hội, thì đó như là một cái mốt gì đó hơi lạc hậu, học sinh khó có thể thích được.

Ho ten: Quế Thanh
Dia chi: 61 Thái Hà
Email: tqtsmall@yahoo.com
Noi dung: Đối với tôi thì việc mặc đồng phục trong trường đã qua một thời kỳ dài rồi. Trước đây, tôi bị bắt buộc mặc quần xanh áo trắng đến trường trong khi tôi và các bạn của tôi thì không thích lắm nên trong cặp xách của tôi những năm lớp 11, lớp 12 ngoài sách vở ra thì còn có thêm cái quần bò. Cứ những buổi tan học phải đi học thêm ngay thi tôi lại vào nhà vệ sinh hoặc nhà xe để thay đổi bộ cánh của mình cho thoải mái. Tôi cũng biết nhiều bạn bè cùng lứa cũng có quan điểm giống như tôi. Việc mặc đồng phục là chuyện bắt buộc, nhưng mặc như thế nào và quy định loại quần áo nào mà để cho học sinh cảm thấy thoải mái.

Chúng ta nên tổ chức những cuộc thi thiết kế mẫu đồng phục trong nhà trường và lấy ý kiến của học sinh, phụ huynh để học sinh ngày càng cảm thấy thoải mái hơn trong việc mặc đồng phục.

Theo tôi nghĩ mặc đồng phục cũng có cái hay, cái đẹp thế nhưng tôi chỉ muốn mặc thế nào và mặc cái gì cho đẹp là được, đừng để mất đi tính văn hoá của con người Việt Nam.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,