Trước nhu cầu cấp thiết phải xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam, ngài Thomas Vallely, giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard, một người đầy tâm huyết với sự phát triển giáo dục Việt Nam đã gửi một bản đề cương thảo luận xây dựng trường ĐH hàng đầu ở Việt Nam tới Thủ tướng và Chính phủ Việt Nam. VietNamNet xin giới thiệu những ý kiến đóng góp của độc giả cho bản đề cương này và mong tiếp tục nhận được các ý kiến khác.
Ho ten: Hà Huy Phong
Dia chi: Hương Sơn, Hà Tĩnh
Email: huyphonght@gmail.com
Noi dung: Thực ra thì đây không phải là lần đầu những quan điểm như trên được đăng tải trên một phương tiện đại chúng nhằm góp sức vào xây dựng một nên giáo dục Việt
Bản thân tôi cho rằng, bản thân đề cương thảo luận trên đã có một cách nhìn tổng quát nhất, chính xác và hơn tất cả là ông đã đưa ra những đánh giá khá trúng với những căn bệnh của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Tất yếu là hiện nay chúng ta đã nhận thức đưọc một trong những phần quan trọng đó nhưng để đưa ra những phương án như Ngài Thomas Vallely ở trên một cách tổng quát và khả thi lại là vấn đề lớn. Chúng ta đã từng đứng bên bờ lạc hướng trước khi cải cách năm 1986. Sự cải cách đó phải được công nhận là một bước đi cực kì mạnh dạn. Và chúng ta đã thành công. Tôi muốn đặt ra vấn đề là tại sao chúng ta không thể mạnh dạn hơn trong vấn đề cải cách nền giáo dục.
Hiện nay, theo tôi, chúng ta đang quá dè dặt, nếu không muốn nói là chần chừ, ngại làm. Tôi đặc biệt tâm huyết với bản thảo luận trên của ngài Thomas Vallely.
Ho ten: Nguyễn Văn Hùng
Dia chi: Tp.HCM
Email: loinhannhu22@yahoo.com
Noi dung: Thành thật cám ơn ngài Thomas! Ngài sẽ mãi là bạn của nhân dân Việt
Tôi đặc biệt chú ý những cải cách ở tầm thể chế trong bản đề cương này:
1. Chuyển dịch tư duy quản giáo dục : Cơ quan quản lý... không nên can thiệp sâu vào GD mà chỉ đóng vai trò giám sát,kiểm tra,thẩm định, đánh giá ... theo đúng luật định
2. Cải cách hệ thống GD một cách đồng loạt và cương quyết, không nên chờ đợi những chuyển biến từ từ. Rõ ràng 2 ý này đụng chạm đến cả nền GD chứ không chỉ liên quan đến trường ĐH đẳng cấp quốc tế mà chúng ta đang muốn xây dựng. Ngoài ra, tôi cũng hết sức hoan nghênh sự ủng hộ đầy thiện chí của các trường ĐH hàng đầu của Hoa Kỳ. Có thể nói chúng ta đang có thế và lực hết sức to lớn để thực hiện mục tiêu, không chỉ xây dựng 1 trường ĐH đẳng cấp quốc tế, mà còn cải cách cơ bản nền GD.
Nhân bản đề cương này, tôi cũng xin có vài ý kiến sau:
1. Đề án đổi mới GD ĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trình Chính phủ vẫn chưa thể hiện được tinh thần cải cách về tư duy quản lý giáo dục. Mặc dù nghị quyết "khoán 10" cho các cơ sở khoa học công nghệ công lập đã là một bước đột phá mạnh mẽ, chúng ta cần trông đợi hơn thế. Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tỏ ra quá ôm đồm và chậm chạp. Tôi đề nghị cần xem lại đề án đổi mới GD ĐH này. Lý do chính là vì nó kéo dài đến năm 2020. Như vậy có nghĩa là có vẻ như chúng ta vẫn sẽ giữ lối tư duy quản lý giáo dục cũ đến tận 1 thập kỷ rưỡi nữa! Hãy mạnh dạn cải cách ngay từ bây giờ, chấp nhận hy sinh một vài nhóm lợi ích nào đó.
2. Xây dựng trường ĐH đẳng cấp quốc tế nhất thiết phải xây dựng môi trường khoa học đẳng cấp quốc tế. Môi trường này thật sự là mối đe doạ cho thể chế khoa học công nghệ cũ, vốn được bao trùm bởi sự nhìn nhau và thỏa hiệp. Cần phải xử lý thật khéo léo, nhất thiết không nên phủ định toàn bộ những nhà khoa học mà ta cho là không xứng đáng, điều này sẽ gây ra chia rẽ rất lớn đối với nền khoa học công nghệ non trẻ. Cách tốt nhất là tìm cách khiến họ phải tự vận động để vươn lên, thích nghi với môi trường khoa học công nghệ mới. Tuy nhiên, nếu họ không thể thích nghi, phải cương quyết đào thải, không có thoả hiệp.
3. Về việc thu hút nhân tài đang sống và làm việc ở nưóc ngoài về nước phục vụ, nhất thiết phải từ bỏ lối suy nghĩ duy tâm dựa quá nhiều vào lòng yêu nước và bầu nhiệt huyết của họ. Hãy thực tế và sòng phẳng hơn. Kinh nghiệm của tất cả các quốc gia thành công trong việc này cho thấy lòng yêu nước của các nhà khoa học chỉ là 1 nhân tố phụ trợ, nếu không muốn nói là rất nhỏ. Hơn thế nữa, lòng yêu nước và bầu nhiệt huyết chỉ đáng kể trong thời kỳ khó khăn, như thời gian đầu của quá trình cải cách. Nếu muốn có một chiến lược dài hơi thu hút nhân tài, nhất thiết không nên dựa nhiều vào nó.
Xin cám ơn quý báo đã cho chúng tôi cơ hội để bày tỏ suy nghĩ của mình. Một lần nữa xin cảm ơn ngài Thomas.
Đại học Harvard |
Dia chi: TT nghiên cứu Khoa học Dạy nghề, Tổng Cục Dạy nghề.
Email: truongncvn@yahoo.com
Noi dung: Tôi là một cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề được đào tạo ở nước ngoài, vốn đã trăn trở rất nhiều về nền giáo dục đại học nước nhà. Nay đọc bản đề cường xây dựng trường ĐH hàng đầu tại Việt nam của ngài ngài Thomas Vallely, tôi vô cùng vui mừng và lạc quan về nền giáo dục ĐH nước nhà. Tuy nhiên, với trình độ và kinh nghiệm ít ỏi của mình, tôi xin được chia sẻ cũng bản đề cương như sau:
Bản đề cương trình bày có 4 phần: Phần đầu tiên phân tích một cách ngắn gọn những thách thức chính mà nền giáo dục đại học của Việt
Phần một và phần hai được phân tích rất hay. Trong đó phần một đã nêu đúng thực trạng của giáo dục ĐH Việt Nam là “vấn đề trực tiếp nhất của giáo dục đại học bắt rễ từ cơ chế quản lý các trường đại học có tính tập trung và xơ cứng” và đã đưa ra những tồn tại hiện nay của các trường ĐH Việt Nam. Phần cuối đã đi thẳng vào vấn đề “đề xuất chiến lược xây dựng một trường đại học mới, hàng đầu cho Việt
Tuy nhiên, phần ba của đề cương “chỉ ra những lựa chọn về chính sách của Việt Nam” lại đưa ra 3 lựa chọn, trong đó không có lựa chọn nào tập trung vào giải quyết thực trạng đang tồn tại của giáo dục đại học Việt Nam mà đề cương đã phân tích trước đó. Đó là về vấn đề về cơ chế quản lý các trường đại học. Ngài Thomas Vallely có đề xuất về cơ chế mới cho trường ĐH hàng đầu Việt
Như vậy, giải pháp của bản đề cương đưa ra, theo tôi vẫn chưa giải quyết được gốc rễ của vấn đề và vì vậy nó vẫn chứa đựng những rủi ro làm giảm tính khả thi, cũng như thiếu tính bền vững của dự án.
Tôi xin đề xuất như sau:
Xây dựng một dự án tổng thể cải cách toàn diện hệ thống giáo dục ĐH Việt
Ví dụ, dự án có thể xây dưng theo 3 thành phần chính: Cải cách chính sách về giáo dục đại học; Tăng cường định hướng thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây dựng một trường ĐH hàng đầu Việt
Thực tế, việc cải cách như trên đã và đang được thực hiện ở lĩnh vực dạy nghề của ta. Hiện Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang thực hiện dự án Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề với tổng giá trị đầu tư là 121 triệu đô la Mỹ do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) xây dựng và tài trợ chính, trong đó có một cấu phần nâng cấp trường dạy nghề trọng điểm đến năm 2006. Hiện dự án này đang trong thời kỳ thực hiện nhưng đã hứa hẹn nhiều cho sự phát triển hệ thống dạy nghề Việt
Tôi rất tin tưởng ở sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, sự hỗ trợ quý báu của các trường ĐH hàng đầu ở Mỹ cũng như các giáo sư hàng đầu về lĩnh vực giáo dục ở Mỹ để dự án được thành công và nền giáo dục Việt Nam có bước đột phá phát triển bắt kịp với trình độ phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Ho ten: Võ Hoàng Giang
Dia chi: ĐH Xây dựng
Email: highwallxd_84@yahoo.com
Noi dung: Tôi nghĩ để Việt Nam có trường ĐH đẳng cấp quốc tế, Chính phủ phải có nhiều biện pháp để thu hút nhân tài, nguồn lực tài chính, và sự hợp tác của các trường quốc tế có kinh nghiệm và trình độ. Tôi muốn nhấn mạnh đến chế độ đãi ngộ đối với những người có khả năng muốn cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. Họ chính là nòng cốt cho chiến lược phát triển lâu dài của nền giáo dục Việt
Ho ten: Trương Hữu Chí
Dia chi: SV PhD kinh tế nông nghiệp, ĐH Tổng hợp
Noi dung: Việc thành lập một trường chất lượng quốc tế là cần thiết nếu như các cơ chế, thể chế được thiết lập, đảm bảo được chất lượng sản phẩm của trường. Bất kể trường được thiết lập như thế nào, do người nước ngoài hay người Việt Nam lãnh đạo thì hoạt động của trường phải đảm bảo được mục tiêu giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Do đây là trường duy nhất được đầu tư nhiều từ nhà nước, cả về cơ sở hạ tầng ban đầu và tiền trang trải việc huy động nhân lực nước ngoài, trường sẽ có lợi thế độc quyền trong giáo dục và nghiên cứu ở Việt
Nếu như quỹ nghiên cứu Chính phủ rót xuống trường do trường hoàn toàn điều động, không bị giới hạn, những chuyên gia của trường có thiên hướng điều động quỹ sang những nghiên cứu phục vụ cho mục đích của riêng họ, có thể cho lợi ích của nước khác, không phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam. Vấn đề ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng cũng cần được xem xét. Nghiên cứu cơ bản sẽ có lợi cho tất cả các nước, trong khi nghiên cứu ứng dụng phục vụ cho Việt
Bên cạnh đó, cần xem xét về vấn đề sử dụng người được đào tạo. Nếu trường thật sự có đẳng cấp quốc tế, sinh viên ra trường sẽ có cơ hội làm việc ở các nước tiên tiến với mức lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn ở Việt
Bài viết này bày tỏ những quan điểm không được lạc quan như những bài viết khác trên VietNamNet nhưng đó là những điều chúng ta cần suy nghĩ đến để hạn chế rủi ro. Có thể những nhà nghiên cứu lỗi lạc thế giới khi đã làm việc full-time ở Việt Nam, họ cũng không muốn phí thời gian của họ, họ cũng muốn làm việc hiệu quả kể cả khi không có cơ chế ràng buộc. Khả năng lợi ích vượt chi phí là rất lớn, nhưng không có gì đảm bảo. Chủ ý của bài viết này là gợi ý cho những người xây dựng đề xuất thiết kế một thể chế tốt hơn đảm bảo lợi ích cho xã hội là cao nhất.
Cơ chế thiết kế ra phải cân bằng giữa lợi ích xã hội thu được và chi phí quản lý, chi phí giao dịch. Nếu như chi phí quản lý và giao dịch quá lớn do thể chế nhiều cấp hiện nay, cơ chế đặt ra có thể chỉ nên đơn giản là đánh giá đóng góp cho xã hội sau 3 năm, 5 năm, đảm bảo chi phí không vượt quá lợi ích. Có thể thiết kế quỹ từ nhà nước nên giảm theo một lịch trình nhất định, ví dụ như bao cấp cho 10 năm đầu và giảm 50% sau đó. Hoặc cũng có thể là nếu trường thuyết phục được người hưởng lợi từ nghiên cứu đầu tư 1 đồng thì nhà nước sẽ đầu tư 1 đồng…
Ho ten: Nguyễn Xuân Bắc
Dia chi: Hà Nội
Email: nxbac123@yahoo.com
Noi dung: Bài viết hay quá, các bước chiến lược cũng rõ ràng. Nội dung bài viêt này không đề cập đến mục tiêu chung chung của việc "xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế", mà ngược lại đã nêu ra ra làm thế nào để thực hiện được mục tiêu này.
Ho ten: Nguyễn Đình Đạt
Email: datit82@yahoo.com
Noi dung: Tối rất cám ơn ngài Thomas Vallely với những đóng góp hết sức quý báu và tâm huyết của ngài. Nhưng tôi cũng có góp chút ý kiến nhỏ của mình. Như tất cả chúng ta đều biết, các trường đại học ở Mỹ là những trường có chất lượng hàng đầu thế giới về phương pháp giảng dạy, cũng như công nghệ quản lý của họ. Những nước khác trên thế giới ngoài Mỹ là các nước Tây Âu, kể cả nước Nga, Nhật Bản... những trường (Bách Khoa Paris, trường nổi tiếng của Nga về nghiên cứu cơ bản) có những ngành học rất có chất lượng. Chúng ta phải kêu gọi sự hợp tác của cả những trường ĐH này với trường ĐH quốc tế ở Việt
Sự đóng góp của những đại học Mỹ đóng vai trò quan trọng, cần thiết trong quá trình hình thành trường ĐH quốc tế hàng đầu nhưng như các nhà kinh tế thường nói "Không nên bỏ trứng vào cùng một rọ" nghĩa là không nên phụ thuộc tất cả vào phía Mỹ, chúng nên đa dạng hoá hợp tác với tất cả trường ĐH hàng đầu thế giới để giảm thiểu rủi ro, chắt lọc những tinh hoa học thuật của thế giới. Tôi rất mong muốn một trường Đại học đẳng cấp thế giới sớm được hình thành ở Việt
Ho ten: Khac Lich
Email: lichnk@yahoo.com
Noi dung: Việt
Ho ten: Hoàng Châu Anh
Dia chi: Hà Nội
Email: hdvnf@yahoo.com
Noi dung: Đây là một bản đề cương tuyệt vời, không thể nói thêm một từ nào nữa. Nói là một bản đề cương nhưng bản thân nó đã rất chi tiết cho việc thiết kế một trường ĐH hàng đầu tại Việt nam. Việc còn lại là có quyết tâm thực hiện hay không?Chúng tôi sẽ dõi theo những thông tin và hành động tiếp theo của Nhà nước ta với tất cả niềm hy vọng. Cảm ơn VietNamNet đã cho chúng tôi được đọc bản dề cương này.
Ho ten: Trương Thanh Sơn
Dia chi: Hải Dương
Email: tson1966@yahoo.com
Noi dung: Đây là một bản đề cương ngắn gọn cho một vấn đề lớn. Tuy nhiên, tôi thấy nó súc tích, phản ánh rõ nét hiện trạng, thách thức và cơ hội cho giáo dục đại học ở Việt
Tôi tâm đắc với ý kiến về sự phối hợp giữa trường đại học với các doanh nghiệp (là nơi tiếp nhận các sản phẩm của trường đại học, không chỉ là các sinh viên tốt nghiệp, mà còn các kết quả nghiên cứu). Đó thực sự là chính sách xã hội hoá giáo dục đại học, làm cho giáo dục đại học gắn liền với cuộc sống và được thực tiễn kiểm chứng. Đến lượt mình, cuộc sống sản xuất kinh doanh chính là nguồn cung cấp thực tiễn, ý tưởng sáng tạo và nguồn tài chính dồi dào cho các trường đại học. Hội đồng quản trị của trường nên có sự tham gia của các doanh nhân hàng đầu. Cảm ơn VietNamNet đã tạo ra diễn đàn này để mọi người có cơ hội bày tỏ sự quan tâm và chính kiến của mình.
Ho ten: Nguyễn Lê Hoà
Dia chi: TX Sóc Trăng
Noi dung: Tôi nghĩ xây một căn nhà dù đơn sơ cũng nhất định phải có cái móng vững chắc huống chi xây một nhà cao tầng. Vậy để có một trường ĐH mang tính quốc tế, chúng ta nên xây dựng nền móng từ tiểu học. Sinh viên chỉ giỏi nếu có căn bản học vấn từ lớp dưới. Dĩ nhiên tôi muốn nói đến nền tảng cho đa số vì nếu ở đẳng cấp ấy mà ít SV học thì thì trường khó mở cửa! Thế nên điều cần thiết là phải có đội ngũ giáo viên giỏi, tận tâm. Muốn làm được điều đó, lãnh đạo ngành giáo dục phải "mở"trước .
Ho ten: Hà Văn Nam
Email: havnam@yahoo.com
Noi dung: Điều quan trọng nhất là tư duy. Tư duy của các trường ĐH Việt
Ho ten: Ho Huu Lan
Dia chi: 38 Dong Da, F2, Q. Binh Thanh, Tp.HCM
Email: hohuulan@yahoo.com
Noi dung: Từ lâu tôi mong muốn Việt
Ho ten: Bùi Thanh Tuấn
Dia chi: Hàm Tiến, Phan Thiết
Email: thanhtuan762000@yahoo.com
Noi dung: Ý tưởng xây dựng một trường ĐH tầm cỡ thế giới như trên rất đáng để tiếp nhận. Sự mong chờ của người Việt
Ho ten: Phan Khắc Quang
Dia chi: Phòng 206B, G3A, Thành Công
Email: quangpk@yahoo.com
Noi dung: Những yêu cầu nêu ra trong bản đề cương này có lẽ còn quá mới mẻ với Việt
Ho ten: Đặng Thanh Tùng
Email: chemgnut@yahoo.com
Tieu de: Cùng nhau phát triển đất nước
Noi dung: Theo tôi nghĩ trong khoảng 10 năm nữa thì Việt