221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
717492
Xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế: Đừng sợ thiếu tiền!
1
Article
null
Xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế: Đừng sợ thiếu tiền!
,

Sau khi đăng bản đề cương thảo luận Xây dựng trường ĐH hàng đầu tại Việt Nam của ngài Thomas Vallely, VietNamNet đã nhận được rất nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho bản đề cương này. Với mong muốn Việt Nam sớm có ĐH đẳng cấp, chất lượng cao, VietNamNet xin tiếp tục giới thiệu những ý kiến của độc giả…  

Soạn: AM 569052 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trường Đại học Harvard (Mỹ)

Ho ten: Dương Văn Minh
Dia chi: P.75E, TT. Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng
Email: mt-computer@hn.vnn.vn
Noi dung: Tôi không thể lột tả đầy đủ được những suy nghĩ của mình về một lĩnh vực rất lớn mà chúng ta đang bàn tới, tôi chỉ mạo muội có vài ý kiến phản hồi những gì tôi tâm huyết và nung nấu trong lòng, giống như ngày trước khi lần đầu tiên tôi hiểu được câu nói của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích trăm năm trồng người”…

Những gì tôi được đọc trong bản đề cương của ngài Thomas Vallely tôi không dám bàn cãi, bởi vì ông là một nhà quản lý am hiểu về lĩnh vực giáo dục.

Tôi mạo muội có ý kiến:

1. Tính cấp bách phải có trường đại học tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam: Việt Nam không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Trong một cuộc đua, xuất phát chậm là một yếu thế, bàn cãi quá nhiều về việc xuất phát lại là yếu thế lớn hơn. Chúng ta thường mất quá nhiều thời gian cho một quyết định quan trọng mà thời cơ không phải khi nào cũng có, đừng “đẽo cày giữa đường”.

2. Vấn đề tài chính: Chúng ta đang đứng trước cả thuận lợi lẫn thách thức. Thuận lợi là chúng ta có và có khá dồi dào hai nguồn lực chính là nhân tài và tiền bạc như ngài Thomas đã nói. Ở đây, tôi chỉ nói rõ thêm về nguồn lực tài chính, (nguồn lực nhân tài tôi không thể nói ở bài viết này). Ông Thomas nói trong vòng 5 đến 10 năm chỉ cần 100 triệu USD, tôi nghĩ, người dân Việt Nam không thiếu tiền và việc xây dựng một trường đại học hàng đầu cũng không ảnh hưởng hay xáo trộn nhiều lắm đến ngân sách tài chính hiện có mà Chính phủ đang dành cho ngành giáo dục. Chúng ta nên phát hành công trái cụ thể dùng cho công việc cụ thể như nêu ở trên. Mỗi người cầm trên tay tờ công trái “Xây dựng trường đại học hàng đầu Việt Nam” thì tôi nghĩ không ai lại không muốn được sở hữu một tờ như vậy – minh chứng của lòng yêu nước. Và hiển nhiên tôi tin rằng các nhà tài trợ, các doanh nghiệp thành đạt hay bất cứ một cá nhân nào trên thế giới cũng sẽ hào phóng tài trợ cho công việc này. Đó sẽ là “cú hích” thuận lợi cho tương lai tốt đẹp của Giáo dục Việt Nam. Cần phải nói thêm rằng Nhà nước là nhà tài trợ chính và là khách hàng lớn nhất của trường.

3. Khởi sự: Trường Đại học hàng đầu Việt Nam sẽ là nơi đào tạo nhân tài hàng đầu và sẽ là nơi thể hiện các đỉnh cao của trí thức nhân loại từ tổ chức hoạt động đến cơ sở hạ tầng. Việc quy hoạch kiến trúc trường đại học hàng đầu Việt Nam phải được làm cẩn thận và nghiêm túc như chính tiêu chí của trường. Kiến trúc trường không cần thiết đồ sộ to lớn nhưng phải văn minh, hàm chứa những tri thức cao của nhân loại. Việc này không thể làm được trong ngày một ngày hai, nhưng khởi đầu phải được quy hoạch cho 100 năm sau (thậm chí còn xa hơn – như sự trường tồn của dân tộc Việt Nam). Quy hoạch dài lâu để khỏi phải làm lại tốn kém, nhưng khởi đầu lại chỉ vài chuyên ngành cơ bản với diện tích không lớn, đầu tư chưa nhiều bởi công việc này không ngừng phát triển theo năm tháng của dân tộc Việt Nam.

Việc quy hoạch kiến trúc trường chúng ta chưa có kinh nghiệm nhiều chính vì vậy phải cần đến những nhà kiến trúc sư hàng đầu trong lĩnh vực này của nhân loại thể hiện sự tinh hoa trong tri thức như một minh chứng cho một tương lai tốt đẹp của trường. Hãy làm cho mỗi một người Việt Nam dù ở phương trời nào cũng tự hào về ngôi trường - ngọn đuốc tri thức sáng nhất trên quê hương Việt Nam.

Quản lý trường bắt đầu từ đâu? Như ngài Thomas gợi ý, chủ tịch của trường có thể là người không thuộc Chính phủ bởi vì Chính phủ là nhà tài trợ chính và là khách hàng lớn nhất và quan trọng nhất của trường. Tiêu chí của trường là vì sự học tập và nghiên cứu tri thức cho người Việt và bạn bè nhằm chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại. Tên trường phải là tên rất Việt Nam, có thể sẽ chọn lấy một tên gắn chặt với lòng tự hào của người Việt Nam. Tôi nhất trí với ngài Thomas ví rằng “Cơ chế quản lý này quan trọng đến nó được ví như là ô-xy với sự sống”.

Về ngành nghề ưu tiên, việc này chúng ta cần thiết phải có ngay một Ủy ban bao gồm các nhà chuyên gia giỏi của cả Việt Nam lẫn quốc tế trong lĩnh vực đào tạo cùng bàn bạc thống nhất mở các mô-dun đầu tiên mà Việt Nam có thể hội đủ các điều kiện tốt nhất, vừa khởi sự được ngay lại có thể làm đầu tàu cho các mô-dun khác thành lập trong những năm tiếp sau đó. Theo tôi, mô-dun đầu tiên là mô-dun Kinh tế, mô-dun Ngôn ngữ hay mô-dun Công nghệ sinh học là những ngành dễ thực hiện, năng lực dồi dào, thiết thực phục vụ ngay nền kinh tế của Việt Nam đang khao khát như “nắng hạn đợi mưa”…

Về tuyển sinh và chính sách sử dụng sinh viên tốt nghiệp, phải có chính sách rõ ràng, việc này Chính phủ có thể quyết định. Việc tuyển sinh những năm đầu tiên có thể chỉ chọn những học sinh thi vào Đại học với điểm xuất sắc (ví dụ từ 29 điểm trở lên mà không cần phân biệt khả năng đóng góp học phí). Những sinh viên có khả năng đóng học phí sẽ phải đóng, còn những sinh viên không có khả năng đóng học phí thì nhà trường sẽ tạo điều kiện tìm kiếm các nguồn tài trợ, còn nếu một vài người nào đó chưa tìm được nguồn tài trợ sẽ vẫn học tại các trường ĐH khác mà họ đã trúng tuyển. Các sinh viên tốt nghiệp tại trường, tôi tin chắc rằng, họ sẽ tiếp tục học cao học ở nước ngoài hoặc đi làm ngay mà không phải đợi lâu, các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn nước ngoài không dại gì mà không nhắm đến các sinh viên này, đó là một thực tế, không cần bàn cãi nhiều về đầu ra, như một số bạn đã nói, hiện nay sinh viên tốt nghiệp đại học tại các trường đang có sẵn trong nước thất nghiệp là do họ chưa có khả năng làm việc tốt theo tiêu chuẩn lựa chọn của nhà tuyển dụng chứ không phải thừa, trái lại Việt Nam đang rất thiếu người làm được việc, và lại rất thừa người làm việc quá kém.

Soạn: AM 117789 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đại học Quốc tế RMIT

Ho ten: Vo Thi Cam Nhung
Dia chi: 128/5/8 Nguyen Sinh Cung, Tp Hue
Email: camnhung8024@yahoo.com
Noi dung: ĐH hàng đầu Việt Nam là ĐH quy tụ nhân tài để đóng góp trí tuệ cho việc xây dựng đất nước sau này. Đây là chương trình tiên phong để nhằm cải cách hệ thống ĐH tại Việt Nam. Mục đích cuối cùng là để ĐH Việt Nam có thể sánh ngang tầm với các ĐH khác trên thế giới. Để xây dựng ĐH hàng đầu thì các nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đó là: nhân lực, vật lực và chính sách. Các yếu tố đó càng hỗ trợ tương hỗ nhiều bao nhiêu thì sự phát triển mạnh và bền vững là tất yếu.

Nhân lực bao gồm giáo viên, quản lý, sinh viên. Đối với giáo viên, chúng ta cần có những chính sách ưu đãi để thu hút lực lưọng giáo viên có tâm huyết và có chuyên môn cao trong và ngoài nước. Đây là vấn đề cần thiết để có được lực lượng trụ cột trong vấn đề giảng dạy tại trường.

 

Đối với nhà quản lý, cần có được nhà quản lý biết nắm bắt thời cơ và biết mềm dẻo trong quản lý. Tiếng nói của nhà quản lý là rất quan trọng trong vấn đề xây dựng trường như lập nên các dự án để thu hút đầu tư, các dự án để phát triển và thu hút nhân tài, tiếng nói để tạo nên khối đòan kết nội bộ.

 

Đối với sinh viên, cần coi trọng việc hướng nghiệp cho sinh viên. Hãy suy nghĩ để tạo ra cho những tân sinh viên những hướng đi thích hợp. Khi đó nguồn nhân lực mới được dồi dào mà không dư thừa. ĐH hàng đầu Việt Nam cũng phải tính đến nhu cầu đó. Sự đào tạo quá nghiên về lý thuyết và ngành nghề không thích ứng được với sự phát triển công nghệ trong xã hội đã đẩy Việt Nam đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực, hơn thế nữa là vấn đề sinh viên ra trường không thể làm đúng ngành nghề rất cao. Do đó cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường. Để trở thành trường ĐH hàng dầu thì trước hết phải giải quyết được vấn đề này.

 

Về thu hút nhân tài: Nhân tài của nước ta không ít nhưng nó nằm rải rác ở nhiều nơi và được sử dụng không đúng tiềm năng. Chúng ta phải tạo ra một cơ chế để có thể thu hút nguồn nhân tài đó. Câu hỏi khác là những sinh viên giỏi đa số khi có điều kiện đều ra nước ngoài  học tập? Phải chăng ở Việt Nam không có ĐH hay ĐH ở Việt Nam không tương xứng với thực lực của họ? Hãy suy nghĩ thật kỹ về điều này. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài lại có mấy ai trở lại Việt Nam.Tại sao vậy? Vấn đề khác nữa là họ từ chối ĐH Việt Nam để theo học một ĐH khác mà họ và gia đình nghĩ là tốt hơn để rồi không ít người qua đến đó mới biết được ở nước ngoài không phải ĐH nào cũng tốt. Chúng ta đề cập đến ở đây không nói đến vấn đề du học là không tốt mà là lòng tin của sinh viên đối với ĐH Việt nam hay cụ thể hơn là bằng cấp ĐH Việt Nam. Những vấn đề quả thật là xót xa. Người Việt còn không muốn trở về thì làm sao thu hút được nhân lực ở các nước khác hay nói đúng hơn là thu hút sự đầu tư từ các nước khác. Chúng ta cảm thấy rất tự hào khi người Việt rất thành công ở những đất nước khác trên thế giới nhưng đồng thời cũng ngậm ngùi nghĩ là tại sao họ không thành công ngay trên quê hương mình, họ là người Việt nhưng không còn đại diện cho Việt Nam, họ chỉ còn có dòng máu Việt Nam hay là một cái tên Việt Nam mà thôi.

 

Về vấn đề vật lực: Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của trường ĐH. Hơn thế nữa nhà trường cần có sự liên kết với các doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư cho việc xây dựng và cho sinh viên thực hiện những ý tưởng khả thi. Sau khi đi vào hoạt động cần tính đến thương nghiệp hoá các ý tưởng, các giải pháp, các sản phẩm công nghệ và đó cũng là một nguồn thu không nhỏ. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ đem lại những điều kiện tốt cho sinh viên học tập và nghiên cứu đề khi ra trường sinh viên có thể đứng trong tư thế sẵn sàng bắt đầu nhận công việc mới.

 

Cơ sở hạ tầng cơ bản không thể thiếu là thư viện điện tử, trung tâm học liệu và nghiên cứu, phòng Internet và ban hỗ trợ dự án. Nguồn cơ sở hạ tầng này sẽ giúp sinh viên có thể có môi trường để cọ xát tốt, giúp cho sinh viên có được cách học tập và quản lý công nghiệp, ứng dụng công nghệ vào cuộc sống.

 

Thư viện điện tử và Internet: Giúp sinh viên có thể tra cứu thông tin nhanh chóng để tránh tình trạng lãng phí thời gian. Internet là nguồn thông tin quý giá vô tận, tận dụng nguồn thông tin này chúng ta sẽ có những thành tích tốt trong học tập và nghiên cứu. Điểm này lại đưa ra một vấn đề đáng quan tâm là trình độ Anh ngữ của sinh viên nước ta. Internet là nguồn tài nguyên vô tận nhưng để khai thác nó không phải dễ khi chúng ta không thể hiểu được thông tin trên đó mà hầu hết thông tin trên Net toàn là ngoại ngữ. Sinh viên Việt Nam chưa coi trọng vấn đề Internet và ngoại ngữ. Hầu hết họ chỉ học theo kiểu truyền thống là lên giảng đường nghe giảng, tra cứu sách vở là xong. Ngày nay với tốc độ thông tin chóng mặt thì sách vở và giảng viên khó lòng mà cập nhật nhanh va toàn bộ được nên cách học như vậy không thể đủ. Internet cần phải được phổ cập rộng rãi khi mà công dụng tuyệt vời của nó đã được xác nhận.

 

Trung tâm học liệu và nghiên cứu: Để cho sinh viên có khả năng cọ xát và tìm hiểu những điều mới lạ. Và nó cũng là nơi biến những ý tưởng thành thực tế. Giúp việc học không quá nghiên về lý thuyết. Thực hành sẽ đem lại những hiệu quả tốt hơn cho sinh viên và để sinh viên có thể thể hiện khả năng sáng tạo và làm việc độc lập của bản thân mình.

 

Ban hỗ trợ dự án: Tiếp nhận các dự án, tư vấn cho các dự án khả thi và giúp đỡ để biến dự án đó thành sự thật là nhiệm vụ chính của ban hỗ trợ dự án. Bên cạnh đó một công việc khác là thương nghiệp hoá các sản phẩm để tạo nên nguồn thu cho nhà trường và cho người thực hiện.

 

Chính sách: Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi và đầu tư thích đáng cho việc phát triển ĐH. Sự đổi mới cần phải thực hiện triệt để và mạnh mẽ; Tạo ra một tổ chức quản lý ĐH hợp lý, bảo đảm quyền tự quyết theo luật nhà nước của nhà trường; Tạo ra những chính sách để thu hút trí tuệ và vật chất của kiều bào; Tạo nên những liên kết với các ĐH lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm từ họ. Đồng thời khuyến khích các chuyên gia, chuyên viên,các giáo sư nước ngoài tham gia vào công tác giảng dạy và cố vấn.

 

Nói tóm lại, nhân lực, vật lực và chính sách là các yếu tố chính yếu để xây dựng ĐH. Mô hình được tạo ra là liên kết tam giác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và trường học. Sự liện kết này phải chặt chẽ để đưa ĐH Việt Nam phát triển toàn diện đem lại sự biến đổi về lượng trong nền giáo dục và sự chuyển mình trong nền kinh tế.

 

Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi về việc xây dựng ĐH hàng đầu Việt Nam. Kính chúc quý vị thành công.

Ho ten: Ha Huy Cuong
Dia chi: Kobe, Japan
Email: hacuong@moha.gov.vn
Noi dung: Tôi thực sự cảm động vì có nhiều bạn Mỹ tâm huyết với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Những vấn đề mà ngài  Thomas đưa ra hết sức tổng quát, có tầm nhìn xa, các giải pháp cũng mang tính khả thi cao. Chính phủ nên hết sức cân nhắc đề xuất trên, đó chính là cơ hội lớn để đất nước ta cất cánh. Tôi ủng hộ mạnh mẽ các giải pháp mà ngài Thomas đề xuất.

Ho ten: Kim Lý
Tieu de: Cần phải nhìn xa hơn
Noi dung: Tôi thấy ý tưởng về một đại học đẳng cấp quốc tế là rất hay. Nhưng tôi nghĩ trong mười năm, chúng ta có thể có được nhiều việc hơn. Suy nghĩ của học sinh khi thi đại học là để cốt vào được đại học. Có ai nghĩ là đi học đại học để đi làm không? “Cố sống cố chết” chui được vào một trường đại học để rồi đi ra, nhận thấy những trường đại học của chúng ta đã không chuẩn bị đầy đủ cho những con người sắp tham gia vào lực lượng lao động của xã hội. Đại học không phải là nơi để dạy nghề. Nếu muốn học nghề, thì vào trường dạy nghề. Đại học phải là nơi dạy tư duy. Muốn xây dựng một hệ thống giáo dục tốt phải thay đổi tư duy của các trường đại học. Tôi nghĩ, Bộ không phải đưa ra các quy chế này quy chế nọ, áp đặt chương trình học... Tôi không hiểu tại sao có nhiều môn trong trường đại học dạy để tôi làm gì. Tôi có muốn học đâu, nó lại càng không liên quan đến ngành nghề của tôi sau này.

Tôi nhớ ông Vallely đã nói về chuyện cởi trói cho các trường. Qua vài năm, dư luận sẽ tự định đoạt trường nào tốt, trường nào không tốt. Các trường muốn được tốt phải tự tìm cách tuyển lấy học sinh tốt nhất cho mình. Giả sử trường đại học đẳng cấp quốc tế sẽ rất tốt và bên cạnh đó là một loạt các trường khác có vốn đầu tư nước ngoài, các trường đại học còn lại sẽ ra sao? Thật không công bằng khi RMIT được tuyển học sinh theo cách riêng của mình (mà tôi tin RMIT sẽ đào tạo tốt hơn nhiều trường đại học khác ở nước ta). RMIT được quyết định chương trình học của mình trong khi các trường năm nào cũng vật lộn với cái kỳ thi tuyển sinh đại học. Bộ đi ra đi vào lấy một đống tiền ngân sách mà vẫn bị kêu ca. Thật là khổ! Sao lại phải lấy dây tự trói mình như thế?

Ho ten: Bui Quang Huan
Dia chi: 04-313 Ly Bon, Thai Binh
Noi dung: Chúng ta có thể khẳng định được rằng, nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ đòi hỏi cấp bách một đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ cao, được đào tạo ở các trường ĐH đẳng cấp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có trường ĐH đẳng cấp quốc tế?

Chúng ta không thể quan niệm là nâng cấp các trường ĐH lên thành trường ĐH đẳng cấp quốc tế như nâng cấp một ngôi nhà. Chúng ta phải tạo ra môi trường mới, điều kiện mới, động lực mới cho sự phát triển.

Trước hết tất cả các trường này vừa phải được chuyển sang cơ chế quản lý độc lập tự chủ. Tổ chức của trường phải chuyển đổi thành hội đồng quản trị. Việc tuyển chọn chủ tịch hội đồng quản trị hết sức quan trọng, không thể theo hình thức xét duyệt mà phải do ủy ban khoa học nhà nước tuyển chọn trực tiếp, bỏ phiếu kín tín nhiệm. Nếu cần thiết có thể thuê chuyên gia nước ngoài. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của trường. Sản phẩm của trường là những sinh viên đào tạo chất lượng cao được xã hội chấp nhận. Tôi tin chắc rằng sau 5, 10 năm nữa, đất nước ta sẽ có một số trường ĐH có chất lượng tương đương quốc tế.

Ho ten: Châu Hải Nam
Dia chi: Hà Nội, Việt Nam
Email: quatom@gmail.com
Noi dung: Tôi cho rằng việc cho phép các trường đại học nước ngoài mở tại Việt Nam sẽ có hiệu quả nhanh hơn so với việc Bộ Giáo dục Đào tạo đứng ra thành lập. Nghiên cứu các văn bản hiện nay có thể thấy rằng: để thành lập được một trường đại học phải nộp hồ sơ trước một năm để đợi được vào quy hoạch. Sau đó trường có vào được quy hoạch hay không thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, các tiêu chí rất khắt khe về tài chính hay quy mô, ví dụ cần một diện tích khoảng 20ha (nếu vậy thì chắc chỉ xin đất rừng để mở trường thì mới đáp ứng được) sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Như vậy, về vấn đề thời gian, để quyết định được vấn đề này chắc phải mất vài năm nữa.

Vấn đề thứ hai là nhân sự, một trường đại học quy mô và hoành tráng như vậy chắc sẽ phải tập hợp các giáo sư hay các nhà sư phạm hàng đầu của Việt Nam chăng, nếu như vậy thì chỉ là vấn đề bình mới rượu cũ, tốt hơn hết là hãy để họ ở vị trí hiện tại để họ gắn bó với vị trí cũ, không làm suy yếu lực lượng ở các trường đại học mà họ đang giảng dạy.

Do vậy, nên tạo điều kiện cho các trường đại học nước ngoài vào sớm, một mặt tạo ra sự cạnh tranh đối với các trường đại học trong nước để các trường trong nước cần đổi mới để có thể tồn tại và phát triển được. Mặt khác, khi các trường đại học nước ngoài đào tạo tại Việt Nam, học sinh, sinh viên Việt Nam sẽ giảm được nhiều chi phí do không phải ra nước ngoài học tập. Thêm nữa, các trường đại học nước ngoài trong quá trình giảng dạy sẽ có được phương pháp luận có tính thực tiễn cao hơn, phù hợp với năng lực, nhận thức của học sinh, sinh viên Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa Việt Nam.

 Mời bạn tiếp tục đóng góp ý kiến:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,