Viết SGK là việc làm rất khó. Những sai sót trong sách là khó tránh khỏi và việc đính chính những chỗ sai sót, nhầm lẫn là hết sức cần thiết. Các tác giả cần có thái độ cầu thị, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, các giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh... để các bộ SGK ngày càng hoàn thiện hơn.
§ Tác giả sách giáo khoa muốn kiện người góp ý
Sách giáo khoa vật lý lớp 7 có nhiều điểm sai |
Ho ten: Vũ Mạnh Hùng
Dia chi: huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
Email: hungvm_1969@yahoo.com.vn
Noi dung: Báo Nhân dân ra hàng ngày tôi đều thấy có dòng chữ “Hoan nghênh bạn đọc góp ý, phê bình”. Quốc hội khi xây dựng pháp luật cũng đưa ra lấy ý kiến rộng rãi nhân dân. Khi xây dựng Hiến pháp, Nhà nước quy định việc lấy ý kiến nhân dân là quy trình bắt buộc. Có thể kể ra đây rất nhiều việc lấy ý kiến nhân dân, trên đây chỉ là 3 ví dụ. Khi đọc bài “Tác giả sách giáo khoa muốn kiện người góp ý” trên VietNamNet, tôi thật sự ngạc nhiên.
Trước hết, tôi xin chia sẻ với các nhà khoa học, các nhà giáo nghiên cứu và biên soạn sách dùng cho các nhà trường phổ thông. Viết sách là một việc khó, viết sách dành giáo khoa và sách dùng cho giáo viên giảng dạy các em học sinh phổ thông lại càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Sách dùng cho học sinh, cũng như dùng cho giáo viên đều có tầm quan trọng ngang nhau. Vì vậy dù có sai sót ở loại sách nào thì ảnh hưởng của nó đến chất lượng dạy và học là tương đương nhau.
Bất kỳ một cuốn sách hay một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm báo chí nào khi phát hành đều đón nhận từ người đọc những phản hồi nhất định. Thái độ của những người khen chê cũng khác nhau và thái độ của người tiếp thu cũng khác nhau - điều này ai cũng biết. Người góp ý về sách giáo khoa (một loại sách có ảnh hưởng đến cả một thế hệ của đất nước) là góp ý với đất nước với nhân dân. Người được góp ý ở đây không phải là một con người cụ thể nào. Việc ông Hinh tuyên bố đi tìm hiểu cơ sở pháp luật để kiện người góp ý thì là điều hôm nay tôi mới được nghe.
Tôi thiết nghĩ, nếu còn có những nhà nghiên cứu về chương trình giáo dục phổ thông thiếu thiện chí tiếp thu thì chúng ta cũng không hy vọng gì về chất lượng sách giáo khoa của ta ngoài những gì mà chúng ta đang có. Đấy cũng có lẽ là một điều mà chúng ta lo ngại cho thế hệ tương lai nước nhà. Tôi đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo khi xây dựng chương trình giảng dạy ở bậc học phổ thông nên coi việc lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, các giáo viên giảng dạy và toàn thể nhân dân là một khâu bắt buộc. Có như vậy chúng ta mới huy động được trí tuệ của toàn dân và có một bộ sách tốt dùng trong nhà trường.
Ho ten: Nguyen Quang Hong
Dia chi: ĐH Vinh, Nghe An
Email: hongquangdhv@yahoo.com
Tieu de: Nên tiếp thu ý kiến phê bình để tiến bộ
Noi dung: Tôi cũng là một giáo viên Vật lý nhưng vì trực tiếp giảng dạy ở đại học nên chưa kịp đọc SGK Vật lý THCS. Sau khi đọc bài "Tác giả SGK muốn kiện người góp ý" và bài "SGK Vật lý THCS: Chỗ nào cũng sai (!?)", tôi thấy những góp ý của PGS.TS Nguyễn Xuân Chánh rất đáng trân trọng. Những kiến thức cung cấp cho HS qua SGK cần phải chính xác, cập nhật. Tiếc rằng tác giả của những cuốn sách đó lại không muốn thừa nhận những sai sót đó của mình. Viết SGK là một việc rất khó, chính vì thế những góp ý của các nhà khoa học, của các phụ huynh học sinh và kể cả là của bản thân các học sinh cũng đáng được trân trọng và xem xét. Nếu tác giả Đoàn Duy Hinh thấy những góp ý của PGS.TS Nguyễn Xuân Chánh chưa thoả đáng thì công khai đăng đàn trao đổi và những điều đúng, sai sẽ đuợc phán quyết.
Một điều nữa, nếu tác giả Hinh nói rằng "những người viết sách chỉ có trách nhiệm trước Bộ GD - ĐT, Hội đồng thẩm định và Nhà Xuất bản Giáo dục" thì tác giả chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình. Khi tham gia viết sách, các tác giả phải ý thức được đầy đủ vinh dự và trách nhiệm của mình trước toàn thể nhân dân và những gì viết ra phải chính xác, kể cả sách GV. Mặc dù vậy, những sai sót cũng khó tránh khỏi một cách tuyệt đối. Vì vậy việc đính chính những chỗ sai, sót, nhầm lẫn là hết sức cần thiết. Các tác giả cần có thái độ cầu thị, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, các GV và phụ huynh học sinh... để các bộ SGK ngày càng hoàn thiện hơn.
Ho ten: Nguyen Quang Huy
Dia chi: Ha Noi
Email: huyngq308@hotmail.com
Noi dung: Chúng ta đều hiểu và cảm thông trước những khó khăn của Hội đông biên soạn và viết SGK. Điều này cũng cho thấy vai trò quan trọng và trách nhiệm của Hội đồng cũng như mỗi thành viên đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Tôi không đồng tình với cách trả lời của ông Hinh trên VietNamNet cho rằng PGS.TS Nguyễn Xuân Chánh chỉ đề cập đến cái sai của sách giáo viên (SGV) và không đồng tình (điều này cũng có thể đúng) gộp 3 cuốn: Sách học sinh, sách giáo viên và sách bài tập là SGK. Theo ông Hinh, SGV (sách định hướng việc giảng dạy các kiến thức trong chương trình SGK?) là không thuộc chức năng và trách nhiệm của Hội đồng biên soạn và viết SGK và cái sai của nó (SGV-tài liệu định hướng việc giảng dạy và cho ta biết quan điểm của người biên soạn sách học sinh) là không quan trọng?
Viết SGK sai là có lỗi với học sinh |
Dia chi: Karrhoksgatan 88 Raslatt Jonkoping Thụy Điển
Email: thanhbinh.dhsp@gmail.com
Noi dung: Theo tôi, chúng ta không nên coi trọng chuyện SGK gồm những quyển nào mà chính là chúng ta cung cấp thông tin cho học sinh có tính chính xác và khoa học hay không.
Ho ten: Đặng Hoàng
Dia chi: Hoàng Mai, Hà Nội
Email: hoangdang2k2@yahoo.com
Noi dung: Tôi cũng có nhiều bức xúc khi đọc qua chương trình Vật lý lớp 7 và các sách liên quan đến môn này. Tôi thật sự bất bình vì sự ngụy biện của ông Đoàn Duy Hinh cho rằng những điều mà TS Chánh nói là trong sách cho giáo viên và rằng Bộ GD-ĐT quy định SGK là thế này, thế nọ… Một sự ngụy biện không thể chấp nhận được với một người giữ cương vị như ông Hinh!
Theo như cái lý của ông Hinh thì SGK được viết đúng (!) và sách cho giáo viên bị viết sai không liên quan với nhau (tức là không liên quan đến trách nhiệm của ông?). Tuy nhiên, với trách nhiệm và cương vị của mình ở một Viện nghiên cứu giáo dục cấp quốc gia, ông Hinh cũng quá biết rằng: nếu giáo viên hiểu sai thì họ có giảng đúng những điều mà SGK muốn truyền cho học sinh được không? Thế mới rõ rằng con em chúng ta đang kém trẻ em ở các nước hàng xóm chỉ vì những "tư duy" ngây ngô của người lớn chúng ta như thế.
Ho ten: Chi Vinh
Dia chi: Ha Noi
Email: matkinhdientu2003@yahoo.com
Noi dung: Điều đầu tiên tôi cho rằng việc những nhà làm giáo dục đưa ra sự tranh luận như thế này đã là phi giáo dục. Thực chất, vấn đề sách hiện nay của chúng ta có rất nhiều bất cập ở tất cả các cấp học. Việc biên soạn SGK qua nhiều năm qua đã thể hiện sự yếu kém cả trong tổ chức và thực hiện. Thực tế đó đã làm tổn thất của nhà nước và nhân dân không biết bao nhiêu tiền của. Vì vậy, đáng lý ra, dù những ý kiến đóng góp có đúng hay không thì trước tiên là một nhà giáo dục lại là người làm SGK cần phải có một tinh thần cầu thị. Phản ứng theo kiểu cực đoan và có vẻ hơi “trẻ con“ kia liệu có làm cho người ta có những đánh giá sai lệch về những nhà lãnh đạo giáo dục của chúng ta không?
Email: nvs8675@hotmail.com
Noi dung: Chúng ta chưa bàn đến ai đúng ai sai mà hãy xem cách trả lời của tác giả chủ biên, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Phát triển chương trình giáo dục phổ thông, Viện Chiến lược Chương trình giáo dục (Bộ GD - ĐT). Theo tôi như một lẽ thường tình, tác giả phải “cảm ơn ngoại giao” đối với người góp ý cho mình.Với cách phản ứng của nhà lãnh đạo giáo dục như vậy thì rất ít người dân dám góp ý vì “tai bay vạ gió”. Tôi cũng không đồng ý với ý kiến của tác giả là góp ý này chỉ dành cho sách tham khảo của giáo viên. Theo ý kiến tác giả thì sách tham khảo được quyền sai, được quyền không thống nhất với SGK của học sinh? Đây là một lí do mà nền giáo dục VN vẫn tụt hậu.
Ho ten: Phan Phú
Dia chi: 37 Thông Thiên Học, Đà Lạt, Lâm Đồng
Email: phanvanphu@gmail.com
Noi dung: Chỉ có ở Việt
Ho ten: Nhat si
Email: nhatsi@gmail.com
Tieu de: Mọi góp ý Đúng - Sai cần được xem xét
Thứ nhất, mọi góp ý dù đúng, dù sai cũng rất đáng quý và cần phải được xem xét để giải quyết, vậy mà ông Hinh lại đòi kiện người góp ý. Không biết ông Hinh có đọc sách hay không vì mọi cuốn sách đều có lời "mong được sự đóng góp của quý độc giả", có như vậy mới mong tiến bộ.
Thứ 2, ông Hinh nói chỉ chịu trách nhiệm trước Bộ GD-ĐT. Thưa ông, ông viết sách ra cho ai dùng, ai học? Mọi sai sót đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến kiến thức của một thế hệ và hơn thế nữa. Vậy ông chịu trách nhiệm với ai?
Ngoài ra, ông còn cho rằng Sách Giáo Viên không là SGK thì có thề sai hay sao. Tôi đồng ý là không sao tránh được sai sót nhưng nếu đã nhận được đóng góp thì phải sửa chữa, đó là điều hiển nhiên. Trong khi đó, SGV tuy không phải là sách giáo khoa nhưng nó rất quan trọng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu giáo viên đưa những lời giải thích đó lên giảng cho học sinh. Thật sự là thái độ của ông Hinh không thể chấp nhận được. Nếu ông kiện thì tôi sẽ ủng hộ người góp ý mà bị ông kiện. Chắc chắn là vậy.
Ho ten: Nguyễn Xuân
Dia chi: Hà Nội
Email: nam_nguyenxuan@hotmail.com
Noi dung: Cháu đang là một học sinh lớp 10. Trong những năm học cấp 2, cháu cảm thấy SGK, nhất là SGK vật lý viết những ví dụ rất tối nghĩa, dường như áp đặt cho học sinh phải hiểu, nếu tự nghiên cứu thì quả khó mà hiểu được. Ví dụ ở sách chưa cải cách, thầy Vật lý luôn áp đặt cho học sinh dòng điện không có trong không khí? Cháu đã phản biện bằng dẫn chứng sét đánh người nhưng thầy vẫn không chấp nhận với lý do SGK không ghi như vậy. Điều đó chứng tỏ sự cứng nhắc trong vấn đề làm SGK. Cháu mong các bác, các nhà chuyên môn củng cố, sửa chữa SGK sao cho phù hợp với tư duy logic của học sinh.
Ho ten: Đoàn An
Dia chi: Lai Châu
Email: andoanandoan@yahoo.com
Noi dung: Nguyên tắc của giáo dục là không được truyền đạt sai kiến thức cơ bản. Nếu có tài liệu nào được Bộ Giáo dục cho phép phát hành nhưng lại sai về nội dung do kỹ thuật in ấn hoặc vì lý do nào đó thiếu kiểm soát thì chúng ta phải cám ơn người góp ý. Giáo dục là khoa học truyền đạt, nguyên tắc phải giữ là không đưọc sai kiến thức cơ bản.
Ho ten: Thái Trần
Email: tlhung@mail2world.com
Noi dung: Tôi nghĩ, bản thân ông Đoàn Duy Hinh cùng Hội đồng biên soạn SGK nên có tinh thần thực sự cầu thị khi lắng nghe những ý kiến góp ý, việc đưa người góp ý cho “tác phẩm” của mình ra kiện có xứng đáng là bậc học giả, bậc soạn SGK không? Nhân đây, tôi xin nói thêm, những điều góp ý của ông Khải, ông Chánh là đúng. Ngoài ra, SGK Vật lý, đặc biệt là lớp 7 từ cách lập luận, cách đặt vấn đề, đặt câu hỏi, hướng dẫn thí nghiệm... đều quá khó hiểu cho học sinh và giáo viên, thậm chí nhiều bài, nhiều câu còn tối nghĩa. Mấy lời chân thành cùng ông và bạn đọc VietNamNet.
Trang báo này tiếp tục đăng ý kiến của bạn