Câu chuyện về những người thầy sáng dạy lớp 6, chiều dạy lớp 1 cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi được rất nhiều độc giả VietNamNet hoan nghênh. Các thầy đã dám nhìn thẳng vào sự thật và sửa chữa những sai lầm của bệnh chạy theo thành tích mà ngành giáo dục đang mắc phải.
Học sinh lớp 6 THCS Bình Sơn, Quảng Ngãi đang học... ghép vần. |
Email: trangbpcl@yahoo.com
Tieu de: Cảm ơn ông Đoàn Dụng
Noi dung: Lâu nay, chúng ta đã quá bức xúc với việc dạy và học chạy theo thành tích. Tôi thấy các bậc phụ huynh và các phương tiện truyền thông lên án tệ nạn này rất nhiều nhưng lên án là lên án, hệ thống giáo dục vẫn trơ trơ. Tôi cam đoan rằng trên đất nước này có rất nhiều học sinh không đạt tiêu chuẩn vẫn lên lớp đều đều, không đến nỗi không biết đọc, biết viết nhưng không biết làm những phép tính đơn giản thì rất rất nhiều. Quả thực phải cảm ơn một người dũng cảm như ông Dụng, người dám nhìn thẳng vào sự thật và dám sửa chữa những sai lầm của tư tưởng chạy theo thành tích.
Cảm ơn ông Dụng đã dám là người đi đầu. Cảm ơn ông đã giúp cho các học sinh thế hệ này và các thế hệ sau ở địa phương ông không còn "tốt nghiệp mà không biết chữ". Mong rằng những gì ông làm sẽ là bước mở đầu cho những địa phương khác (đặc biệt là các thành phố lớn - nơi căn bệnh này trầm kha nhất). Chúc ông luôn mạnh khoẻ và vững vàng để đi theo con đường đúng đắn này.
Ho ten: Nguyễn Lệ Nhung
Dia chi: 12 Đào Tấn, Hà Nội
Email: muathuvanghanoi@gmail.com
Tieu de: Chữa căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục
Noi dung: Tôi nghĩ rằng, việc đánh giá hay kiểm điểm trách nhiệm trong ngành giáo dục thì nên làm từ lâu rồi mới phải, còn bây giờ được triển khai thì cũng rất tốt vì "muộn còn hơn không”. Việc ông Dụng cùng tập thể những nhà giáo tâm huyết với nghề đang làm hiện nay là việc làm dũng cảm rất đáng hoan nghênh.
Chúng tôi xin được chia sẻ với công việc các thầy đang thực hiện và chúc các thầy thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, nên chăng các thầy bố trí một vài thầy cô chuyên trách dạy các em chưa biết chữ học chương trình lớp 1 thì sẽ thuận tiện hơn cho các các thầy lẫn các em này. Học sinh sẽ học lớp 1 cấp tốc trong vòng 1 tháng (thí dụ vậy), rồi tháng sau học cấp tốc lớp 2, lớp 3,… để rồi cuối kỳ I hoặc đầu kỳ II học sinh sẽ đến gần với chương trình chung hơn. Việc phân thân làm hai ông thầy: Vừa dạy trung học cơ sở vừa dạy tiểu học thật là khó. Khó cho cả các thầy và vô cùng khó tiếp thu đối với một học sinh lớp 6 có trình độ bắt đầu lớp 1 như học sinh của các thầy.
Nếu tôi được ở Quảng Ngãi, chắc là tôi sẽ xin được chung tay với các thầy, tình nguyện dạy chữ cho các em lớp 1 này (vào buổi tối chẳng hạn). Mạo muội đôi lời, xin được chia sẻ với mục tiêu và việc làm thiết thực, rất đáng khâm phục của các thầy.
Ho ten: Le Thu Huyen
Tieu de: Thật đáng kinh ngạc
Noi dung: Tôi đã được nghe nhiều về "căn bệnh" nan y này nhưng tôi không tưởng tượng mức độ của nó có thể trầm trọng đến vậy. Thật may mắn là các "thầy thuốc" đã không buông xuôi, các thầy đã nhìn ra con đường rất đúng đắn "hi sinh đời bố, củng cố đời con". Rất cảm ơn các người thầy ấy vì sự thẳng thắn, kiên trì, lương tâm, trách nhiệm và cái nhìn đúng đắn cho cả một thế hệ!
Email: trungthuc@yahoo.com
Tieu de: Tôi đồng tình...
Noi dung: Tôi rất đồng tình với cách của trưởng phòng Dụng đã và đang làm như bài báo đã nêu. Chất lượng đầu vào của học sinh lớp 6 quả thật không chỉ có ở Quảng Ngãi. Tôi mong sẽ có nhiều trưởng phòng dám làm thật như trưởng phòng Dụng.
Ho ten: Le Phuong Hoa
Dia chi: Tổ 8 TX Lạng Sơn
Noi dung: Nếu ai cũng dám nói thẳng nói thật như trưởng phòng giáo dục thì tốt biết bao. Vì thành tích mà để các em bị rỗng kiến thức, đó là một điều tệ hại. Chúng ta cần có một chính sách giáo dục đúng đắn. Không được ép học sinh đi học thêm nhiều quá, giờ học trên lớp phải học thực sự, không để tình trạng đến lớp ngồi chơi, học thêm mới là chính, không đi học thêm thì không làm được bài.
Ho ten: Lam Tẩn
Noi dung: Tôi đồng ý với cách làm không dấu dốt ấy. Cần phải nhìn lại thực trạng chất lượng học sinh để có biện pháp chặt chẽ hơn trong đào tạo.
Ho ten: Hoàng Hà
Dia chi: Thái Nguyên
Email: hoangha_00@yahoo.com
Tieu de: Bệnh thành tích
Noi dung: Đây là căn bệnh trầm kha của toàn ngành ngành giáo dục. Tôi e rằng ông trưởng phòng giáo dục Bình Sơn sẽ đơn thương độc mã trong công việc lấy cột chống trời này. Giáo dục tiểu học từ chỗ miễn phí, toàn dân đưa trẻ đến trường thì nay trở thành phải đóng nhiều loại phí, từ chỗ học một buổi nay thành 2 buổi (tại trường) chưa kể nhiều học sinh muốn nâng cao kiến thức phải học vào giờ nghỉ và ngày nghỉ. Như vậy rõ ràng là tăng tải chứ không phải giảm tải, trong khi đó, chất lượng giáo dục xuống dốc nghiêm trọng. Thực tế ở Bình Sơn (Quảng Ngãi) chỉ là 1 trong số vô vàn các trường học tại Việt
Với giáo dục tiểu học, theo tôi, có 3 vấn đề lớn còn tồn tại: - Chương trình không phù hợp. Chương trình cải cách hiện nay có lẽ chỉ phù hợp cho học sinh thành phố, các trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, cơ sở vật chất tốt. - Sách giáo khoa còn nhiều khiếm khuyết cần chỉnh lý, bổ sung. - Thu nhập từ dạy 2 buổi không được phân phối công bằng, hợp lý và công khai, khuyến khích người lao động. Hiện tại thu nhập từ phí quản lý của hiệu trưởng, hiệu phó là quá lớn, trường càng đông thì thu nhập càng nhiều. Nếu trường đông thì hiệu trưởng có thể có mức "bổng" lên tới trên 10 triệu đồng /tháng.