Việc Bộ Công nghiệp tổ chức lấy ý kiến về nội dung dự thảo phương án điều chỉnh giá điện 2006-2010 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và đã có nhiều ý kiến ,bài viết gửi về tòa soạn VietNamNet
Không nên tăng vì...
Phạm Bình, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng
Chúng tôi phản đối việc tăng giá điện. Trong những năm gần đây, giá điện tăng liên tục, trong khi thu nhập của CBCC nói riêng, của nhân dân nói chung tăng không đáng kể. Nếu tăng giá điện sẽ kéo theo tăng rất nhiều giá khác, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Nhà nước cần xóa bỏ độc quyền của ngành điện như hiện nay, tạo sự cạnh tranh lành mạnh thì mới đảm bảo giá điện ổn định. Nếu việc quản lý điện của ngành điện không tốt, không thể bắt dân phải chịu. Theo chúng tôi biết, thu nhập của nhân viên ngành điện rất cao. Các quan chức của Tổng CTy điện lực Việt Nam rất giàu có (có biệt thự, xe hơi) vậy, tại sao giá điện lại nâng liên tục. Đề nghị các cơ quan có trách nhiệm xem lại vấn đề này. Còn nếu nói tăng giá để nâng cấp đường điện thì càng không được. Ngành điện cần bình đẳng như các ngành khác, phải bỏ vốn hoặc vay vốn để đầu tư, sau đó bán điện để thu hồi vốn. Không được đánh vào đầu người tiêu dùng.
Dat, Hà Nội, email: dattranquoc@gmail.com
Giá điện tăng sẽ ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng. |
Theo tôi thì chả nên tăng giá điện theo bất cứ phương án nào đề ra ở trên đây cả! Mà nên giải tán công ty viễn thông mới thành lập của EVietNam bán đi lấy tiền tái đầu tư vào nghành Điện thì hơn. Nếu EVietnam không có lãi thì lấy đâu ra tiền mà đầu tư mở rộng sang lĩnh vực Viẽn thông, nếu là kinh phí của nhà nước cấp cho thì đã có VNPT rồi không lẽ doanh nghiệp của Nhà nước lại đi dẫm chân vào nhau à? Còn nếu là tiền tự đầu tư của EVietnam thì chứng tỏ là ngành Điện quá lãi rồi còn gì nữa, thừa tiền rồi sao lại còn tìm cách tăng giá điện lên nữa làm gì? Dân mình chưa đủ nghèo hay sao mà còn cố gắng moi thêm tiền của dân?
Nguyễn Đình Trọng, 30 Hoàng Hoa Thám, email: trongb7@yahoo.com
Theo tôi không nên tăng giá điện vì:
1/ Tại sao lại tăng giá điện? Theo nội dung thì tất cả đều nêu do phải bù lỗ thế này, thế nọ nhưng có số liệu chứng minh cụ thể không.
2/ Hiện nay, ngành điện là độc quyền, tôi thấy nếu không xác định được những khoản chi phí nào là chưa hợp lý thì phải có cách giảm xuống nếu không thì cũng xảy ra như vụ điện kế, vụ PMU18, vụ dầu khí... những vấn đề này cũng làm tăng chi phí lên nhưng cũng chưa thể nói làm giá điện tăng thêm được.
3/ Theo tôi, việc tăng giá chưa có tính thuyết phục thể hiện qua việc tăng giá điện theo các phương án trên chứng tỏ ở đây có gì đó mang tính chủ quan của ngành điện.
Nguyễn Đức Dũng, Quảng Trị, email: canhduong79@yahoo.com
Theo tôi, giá điện hiện nay đã là quá cao đối với thu nhập của người dân Việt Nam. Ngành điện không nên tăng giá điện nữa. Mà nên tăng cưòng công tác quản lý điện cho hiệu quả.
Nguyen Nam A, Đà Nẵng
Theo tôi thì không nên tăng giá điện vì điện còn được Nhà nước bao cấp. Nên coi lại bộ máy, về vấn đề nhân sự để giảm bớt chi phí.
Mai Phong, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội, email: phong_oen@yahoo.com
Tôi nghĩ rằng, ngành điện xây dựng phương án giá điện dựa trên cơ sở lấy giá điện của các nước khu vực ĐNA làm chuẩn nhưng với điều kiện bao giờ thu nhập bình quân của Việt Nam cũng phải tương đương. Không nên xây dựng các phương án điện cho riêng mình. Ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh để xảy ra mất ổn định.
Nguyễn Phương Anh, Kỹ sư máy hóa thực phẩm
Kính gửi: Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Trên tinh thần góp ý vào dự định tăng giá điện của quý Tổng Cty với 4 phương pháp mà quý Tổng Cty đưa ra nhằm mục đích tạo nguồn vốn để tái đầu tư… Tôi nghĩ rằng, việc tăng giá sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng trưởng kinh tế nước nhà và gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như toàn thể dân chúng. Cả 4 phương pháp trên là không thể được vì các lý do trên và cũng như Ông Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội, đã nói việc tạo vốn để tái đầu tư là "ngụy biện".
Theo tôi, việc cần vốn để tái đầu tư Ngành điện có thể vay Ngân hàng, bởi vì Ngành điện cũng là một doanh nghiệp, mà đã là doanh nghiệp thì hãy dựa vào sức mình là chính chứ không thể tuỳ tiện tăng giá, hoặc có cách khác theo tôi đó là: thoả thuận với nhân dân và các doanh nghiệp…
Phương án của tôi như sau:
Để tạo nguồn vốn tái đầu tư ngành điện có thể thoả hiệp với các doanh nghiệp, nhân dân…: Đồng ý giảm giá giá bán điện và giữ nguyên bán điện hiện nay cho các đối tượng mua. Nhưng để cùng nhau chia sẻ khó khăn thì ngành điện đề nghị các đối tượng giúp đỡ theo hướng là Ngành điện sẽ bán điện theo phương pháp trả trước, nghĩa là đối tượng muốn giảm giá và giữ nguyên giá bán điện thì sẽ cùng cộng tác, bên mua điện sẽ trả trước cho ngành điện số lượng tiền điện sẽ tiêu thụ trong 6 tháng tới, 12 tháng, 2 năm, 5 năm… tuỳ theo khả năng ngành điện cần vốn đến mức nào và có giảm giá điện cho người đóng trước từ 12 tháng đến… 5 năm…. Việc này sẽ có nhiều tác dụng đó là: giảm giá và giữ nguyên giá điện tạo điều kiện cho cả nền kinh tế, thứ hai là huy động được vốn nhàn rỗi trong dân chúng, thứ ba là ngành điện không phải vay vốn và trả lãi ngân hàng mà lại có một cục tiền to để tái đầu tư, hoặc nếu may mắn thì sẽ có dư tiền để đầu tư sinh lợi khi cho ngân hàng vay lại hoặc đầu tư khác.
Trên đây là ý kiến đóng góp của tôi, kính mong ngành điện xem xét và nghiên cứu nếu được. Xin chân thành cảm ơn.
Trần Mai Anh, Đài TNVN, email: maianhvov3@yahoo.com
Tôi thấy nếu tăng như vậy là không hợp lý đối với thu nhập của người dân hiện nay. Chúng ta khuyến khích người dân tiết kiệm điện nhưng một mặt lại tăng giá điện, nhà máy thủy điện liên tục khởi công xây dựng. Như vậy, người dân làm sao gánh vác nổi nếu ngày càng tăng giá như vậy. Nếu lương một người tối thiểu 10 triệu đồng một tháng cũng không trả nổi tiền điện. Vì vậy, tôi đề nghị, ngành điện nên khảo sát lại và có phương pháp tính hợp lý hơn...
Minh, USA, email: minh_70_chia_2@yahoo.com
Để bảo vệ người dân với số lương thấp, tiền điện chỉ tăng khi dùng trên số ấn định cân bằng.
Nguyễn Quang Hoàng, 5B Vân Đồn, Nha Trang, email: nghoang6k@dng.vnn.vn
Tôi thấy hầu như tất cả các mặt hàng tiêu dùng nói chung khi sử dụng càng nhiều thì càng được giảm giá, đằng này với mặt hàng điện thì lại tăng giá, mà nhu cầu sử dụng điện thì càng ngày càng tăng, làm sao mà tiết kiệm để được giảm giá???... Bất hợp lý! Trong 4 phương án trên, tôi thấy phương án 4 là hợp lý nhất.
Một bạn đọc
Đường, trường, trạm. Ba khoản này nhà nước phải giảm giá chứ không nên tăng, có như vậy mới thể hiện tính ưu việt của xã hội tiến bộ, và mới góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Theo tôi không nên tăng nữa.
Email: sonvi2002@yahoo.com
Theo tôi nghĩ hiện nay không nên tăng giá điện vì các lý do sau:
1. Vấn đề đồng hồ điện tử chưa giải quyết xong thì nói gì đến việc tăng giá điện, như vậy, những hộ nào sử dụng điện kế điện tử phải chịu thiệt thòi khi giá điện trên trời hay sao.
2. Các hộ kinh doanh điện hiện nay một số nơi đã đưa ra giá cắt cổ rồi, bây giờ tăng giá điện lên nữa thì người dân phải chịu mức giá như thế nào đây?
3. Đừng dựa việc tăng giá dầu rồi tăng giá điện, nước mình sống chủ yếu nhờ nguồn năng lượng thiên nhiên (thủy điện, nhiệt điện).
Phạm Nguyễn Phương Đông, email: phamnguyenphuongdoong@yahoo.com
Theo tôi thấy, các phương án nêu trên đây không khả thi. Giá bán điện phải phù hợp với mức sống của người dân Việt Nam. Với mức thu nhập như hiện nay, nhu cầu tồn tại đã khó liệu khi tăng giá điện lên thì giá cả tăng theo vậy thì sống làm sao được. Các phương án trên đây đều là những người chỉ ngồi 1 chỗ (hoặc nhà giàu) không đi tham khảo mức sống của người dân cũng như mức giá điện của các nước ASEAN (giá điện/thu nhập). Theo tôi, làm thế nào giá các dịch vụ ngày càng giảm thì tốt hơn chứ mà tăng thì không được.
Phạm Quốc Vệ, 11/51, Lãng Yên, HN
Nên tính toán để tạo giá điện trở thành một giá cho các đối tượng: điện sinh hoạt - điện sản xuất - điện kinh doanh.
Vũ Văn Thanh, Nhật Tân, Kim Bảng, Hà Nam, email: vuvanthanh@pmail.vnn.vn
Không lên tăng giá điện vì hầu hết ở nông thôn hiện nay giá điện đã quá cao rồi.
Nguyen Anh Dai, email: giua_hai_con_duong2008
Giữ nguyên giá cũ, mức thu nhập người dân còn quá thấp, không đảm bảo cuộc sống.
Nên tăng nhưng...
Dao Manh Ha, Điện Biên, email: ha_p11db@gmail.com
Theo tôi, tăng giá điện theo phương án 4 là có lợi nhất đối với các hộ sử dụng điện ở thành phố như hiện nay.
Dương Văn Hà, Bắc Giang, email: hadv77@yahoo.com
Theo tôi nên tăng giá bán điện theo phương án 3 là hợp lý nhất.
Phàng Thị Thu Hà, Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, email: phang_ha_10122005@yahoo.com
Theo tôi thi nên tăng giá điện theo phương án 4 là hợp lý hơn cả.
Tran Anh, email: quythemyeu13686@yahoo.com
Việc tăng giá điện để đúng với chi phí đầu vào + tăng trưởng ngành điện là nên làm. Chỉ có điều ngành điện nước ta nên làm là cổ phần hoá % vốn không phải của nhà nước, để cho các doanh nghiệp phi chính phủ trong và nước ngoài được quyền tham gia huy động cổ phiếu tạo vốn, tạo đà cho thị trường chứng khoán sôi động, thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Chứ để mỗi lần tăng giá điện lại bàn, mất nhiều công sức của các cán bộ ngành điện lực.
Phu Cuong, Hà Nội, email: nphucuong@yahoo.com
Nếu thấy phải tăng giá thì dân chúng tôi cũng nhất trí, sẵn sàng chấp nhận. Nhưng ngành điện thử ngồi lại và xem có thể giảm được các chi phí vô lý được không! Bên ngành điện nên thử xem đã tiết kiệm hết các chi phí chưa, hay lại như vụ điện kế ở TP.HCM, quá xấu hổ vì sự ăn cắp trước bàn dân thiên hạ của ông Giám đốc Sở - lại là đại biểu Quốc hội! Tôi thấy cứ nghĩ đến tăng giá là gai cả người. Lương thì chả tăng, giá thì cứ nay dọa tăng, mai dọa tăng. Qua cái chuyện PMU18, thấy việc buông lỏng quản lý là một quốc nạn! Nhìn ra thế giới ngay gần ta là các nước Xing-ga-po, Thái Lan, họ quản lý đất nước có hiệu quả ra sao, còn ta động đâu cũng thấy... tham nhũng đấy.
Le Quoc Dung, 37 Lò Sũ, Hà Nội, email: girlnhidong@.com
Chỉ nên tăng 5% thôi còn nói chi phí phần tăng không đáng kể là không thực tế. Bởi vì người dân còn phải chi nhiều khoản không đáng kể khác. Nếu cộng lại, nó là một khoản đáng kể. Người dân ủng hộ việc đầu tư nhưng các nhà kinh doanh của Việt Nam cứ muốn sau khi đầu tư phải thu hồi vốn thật nhanh. Tất cả lại đổ lên đầu người dân. Nên học cách đầu tư của các nhà kinh tế nước ngoài.
Ngô Xuân Quỳnh, Hà Tây, email: sibatcheo2006@yahoo.com
Theo tôi, nên tăng giá điện theo phương án 3. Tại các vùng nông thôn, giá bán cho các đại lý điện nông thôn với giá 390 đồng/1 kwh điện là quá thấp. Trong khi đó, họ bán cho người dân với giá 700 đồng/1kwh điện. Như vậy, tính ra mỗi 1 số điện họ có 310 đồng 1 số. Trừ các chi phí như tổn thất, lương cho một số người trong tổ điện thôn thì tính ra họ còn lời nhiều.
Ví dụ một xã tiêu thụ 1 tháng là 50.000 kwh, nếu trừ 20% tổn thất họ còn lại 40.000 kwh điện. Với giá 700 đồng họ có là: 40.000kwh x 700 đ = 28.000.000 đ họ nộp lại cho nhành điện là: 50.000 kwh x 350 đ = 17.500.000 đ, tiền họ còn lại là: 28.000.000 - 17.500.000 đ = 10.500.000 đ. Với 4 đến 5 người quản lý thì một tháng họ đút túi hơn 2 triệu đồng. Trong khi đó, họ rất ít khi đầu tư vào lưới điện, phần lớn lưới điện nông thôn đều cũ nát và tổn thất không nhỏ (thường từ 15 đến 30%). Chính vì chiếc bánh lợi nhuận lớn cho nên họ không chịu nhả các công trình điện cho ngành điện quản lý để người dân dùng với giá như các vùng đô thị. Như vậy, nếu tăng giá nông thôn (bán buôn) lên 410 đồng và cho họ bán giá điện cho người dân không quá 700 đồng/1kwh điện thì vô hình chung, lợi nhuận của họ sẽ ít đi và lúc đó họ sẽ không còn gây khó khăn khi giao cho ngành điện tiếp quản.
Tôi nghĩ rằng với lượng điện tiêu thụ dùng cho sinh hoạt cả nông thôn và thành thị như hiện nay so với công nghiệp sản xuất thì lớn hơn trong khi đó tổn thất lưới điện của hệ thống nông thôn cả nước tính ra là rất lớn và hàng năm sẽ gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng cho nhà nước. Vậy hãy để ngành điện dần tiếp quản và cải tạo để mọi người dân dùng điện có chất lượng cao và nhà nước sẽ tiết kiệm được rât nhiều.
Một bạn đọc, Quảng Ninh
Theo tôi thì cần quản lý chặt chẽ hơn quá trình cung cấp điện cho các hộ dân. Trong quá trình này hầu như nhà thầu lợi dụng ăn chặn quá nhiều. Nhà tôi ở Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh, từ hồi được cấp điện từ Sở điện 5 thì số chỉ công tơ tháng nào cũng tăng, các hộ khác cũng vậy. Trước khi tăng giá điện, rất mong các đồng chí làm rõ các việc như trên cho dân đen chúng tôi được nhờ! Xin cảm ơn trước!
Trần Sỹ Dũng, 12 Đặng Tất, HN, email: dungtransy@yahoo.com
Tôi cho rằng với nhiều lý do khác nhau mà ngành điện đưa ra thì kiểu gì cũng phải tăng giá điện thôi. Chỉ có một điều tại sao không cho người tiêu dùng biết giá thành để sản xuất ra 1Kw (cả thuỷ điện và nhiệt điện) + với các chi phí sx khác (bao gồm lương, tổn hao điện năng, lãi vay nhân hàng....).
Nếu ngành điện đưa ra những số liệu cụ thể, chính xác thì tôi tin người tiêu dùng sẽ chấp nhận tăng giá. Còn như hiện nay, tôi cho rằng lý do tăng giá là chưa thuyết phục bởi vì.
1. Đã là kinh doanh thì phải vay vốn Ngân hàng!
2. Tổn thất điện năng hiện tại là bao nhiêu? Tại sao cứ tính tất vào giá thành để người tiêu dùng gánh chịu!
3. Lương của CBCNV của ngành điện vẫn thuộc diện cao nhất nhì trong khối các doanh nghiệp nhà nước.
4. Tại sao cũng là doanh nghiệp nhà nước từng một thời độc quyền như ngành điện mà hiện nay ngành Bưu chính - Viễn thông ngày càng phát triển mà vẫn hạ được giá cước!
Đinh Ngọc Bảo, Quảng Bình, email: bhc_bhc@hopthu.com
Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển, song sự tăng giá điện sẽ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các công ty, xí nghiệp và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đời sống văn hoá của từng cá nhân. Vì vậy, phải làm sao đó để hạn chế giá điện tăng cao... hạn chế việc sử dụng điện không có mục đích và làm sao đó để người dân ý thức được việc tiết kiệm điện là điều đáng quan tâm.
Nguyen Hai Lam, 135 Thọ Lão, Đồng Nhân, Hà Nội
Đồng ý theo phương án 3.
Nguyen Tan Thanh, 15 Lê Quý Đôn
Theo phương án 4 tốt hơn.
Phạm Anh Tuấn, TP.HCM, email: xicun1970@yahoo.com
Thông qua báo cáo các phương án tăng giá đề ra, gia đình chúng tôi thấy việc áp dụng phương án 4 là hợp lý theo xu thế hiện nay của nước ta.
Ý kiến của bạn về vấn đề này?