221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
779256
PMU 18: Bộ trưởng cũng phải chịu trách nhiệm
1
Article
null
PMU 18: Bộ trưởng cũng phải chịu trách nhiệm
,

Từ sự việc ở PMU 18, các sai phạm dần được phanh phui với nhiều đối tượng liên quan, các ý kiến của độc giả gửi về tòa soạn có cùng chung quan điểm: Nên làm rõ những sai phạm của các cán bộ nhà nước bị tha hóa. Bộ trưởng cần phải chịu trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho người khác. Cần phải có văn hoá người đứng đầu chịu trách nhiệm vì cấp dưới của mình.

 

Soạn: AM 737477 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến trả lời phỏng vấn báo chí.

>>Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đòi đối chất với Bộ trưởng

>>Thủ tướng đình chỉ công tác ông Nguyễn Việt Tiến

 

Văn Hải, Quảng Trị
Những điều tức tối của ông Tiến đến lúc này suy cho cùng cũng phải điều tra xem xét lại. Vì chính lúc này đây, ông Tiến mới là người biết được mình có tội bao nhiêu phần trăm và những người khác có tội bao nhiêu phần trăm. Cũng như trong một phi vụ ông được lợi gì và người khác được lợi gì. Theo tôi, phải làm rõ tỷ lệ sai phạm của từng người. Như ông Tiến đã nói "Nếu tôi là bộ trưởng tôi sẽ từ chức". Như vậy, tỷ lệ này đủ để không thể bỏ qua cho cho các vị trí mà ông Tiến đã đề cập. Thêm nữa, cần điều tra sếp nào đã chỉ đạo nâng đỡ trong việc bổ nhiệm Bùi Tiến Dũng làm TGĐ. Trong cuộc chiến đấu cam go đầy áp lực này, đề nghị Bộ Công an, Chính phủ trao tặng những phần thưởng xứng đáng cho lực lượng an ninh trực tiếp tham gia vụ trọng án. Chúng tôi vẫn đang tin tưởng ở các anh.

 

Đào Hải, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, email: daohai1958@
Là một cán bộ, tôi cảm thấy rất buồn. PMU18 sử dụng vốn vay ODA mà ngu xuẩn như vậy thì con cháu của họ, của chúng ta sẽ è cổ ra trả cả nợ, lãi cho những món tiền cá độ, chơi gái đó sao? Xin cám ơn báo chí, cơ quan pháp luật đã đấu tranh. Đừng sợ! Các bạn có nhân dân & chúng tôi luôn bên cạnh các bạn! Xin cảm ơn.

 

Hoàng Minh, Ba Đình, Hà Nội, email: hoangminhic@
Theo tôi, sự việc này thì Bộ trưởng Bộ GTVT cần phải chịu trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho người khác. Cần phải có văn hoá người đứng đầu chịu trách nhiệm vì cấp dưới của mình. Nhân dân đang mong chờ sự phán quyết chính đáng của các cấp có thẩm quyền.

 

Một độc giả, Hà Nội

Ông Thứ trưởng Tiến đã thừa nhận sai phạm trong quản lý tài sản, cán bộ và phân công, có nghĩa là ông đã công nhận có tiếp tay với việc tham nhũng làm thất thoát tài sản, phân công không đúng người đúng việc. Vấn đề còn lại là phải xem ai là những tòng phạm.

 

Nguyễn Xuân Thắng, HCM, email: thang269@
Chúng tôi là những người dân, rất vui mừng khi ngày có nhiều vụ án tham nhũng ở các bộ các ngành trong cơ quan nhà nước được cơ quan điều tra làm rõ.. Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng, nếu có một Bao Thanh Thiên thời nay thì chắc chắn còn nhiều và nhiều quan lớn phải được hầu tòa. Cứ nghĩ không biết như bộ trưởng bộ GTVT quản lý cấp dưới của mình như thế nào? Là người dân chúng tôi rất muốn được nghe để biết... Cũng là những người sống trên hành tinh này chúng ta phải học những gì hay của các nước bạn. Hãy nhìn vào Hàn Quốc thử xem, thật xấu hổ cho mình phải không? Hay vì người dân VN không có quyền được nói, không được hiểu, không được yêu cầu, đề nghị??? Hay người dân VN dân trí thấp, không hiểu biết, nên cán bộ nhà nước làm gì cũng được???
 

Nguyen Duc Phap, San bernardino, USA, email: emvaconyeu@
Theo tôi nhận thấy, những kẻ như Bùi Tiến Dũng và đồng bọn ông ta mà không bị pháp luật trừng trị thì đất nước Việt Nam khó mà phát triển được ngang tầm thế giới. Một thứ trưởng tai tiếng đầy mình thế mà cũng giữ cương vị cao? (tôi muốn nói đến ông Nguyễn Việt Tiến) xung quanh những con người đó là gì? Hối lộ, đút lót, gái điếm, cafe đèn mờ.... nói chung, toàn là những cặn bã của xã hội cả. Đất nước Việt Nam chúng ta tại sao lai để tồn tại những loại cán bộ như thế? Chúng tôi khẩn thiết mong rằng, pháp luật hãy trừng trị nghiêm minh, vị trí của họ là nhà tù chứ không phải là lãnh đạo, có trừng trị những kẻ như thế mới mong đem lại sự vững mạnh cho đất nước, mới trong sạch được bộ máy lãnh đạo nhà nước, dân mới tin tưởng vào Đảng vào chính sách của đất nước. Ở nơi xa xôi này, chúng tôi luôn mong rằng nước Việt Nam chúng ta ngày càng phát triển giàu đẹp, càng vững mạnh, cuộc sống người dân Việt Nam ngày càng đi lên và mong rằng ngày càng có nhiều cán bộ trong sạch có Đức có Tài để đưa đất nước tiến lên.
 

BH, email: xh_xhvn@
Tôi là một sinh viên Việt Nam đang sống và học tập tại nước ngoài. Tôi muốn bày tỏ những suy nghĩ của mình xung quanh vụ tiêu cực của một số cán bộ tại Bộ GTVT. Những suy nghĩ mà tôi sẽ trình bày không chỉ nhằm vào vụ việc cụ thể này mà là vào hiện tượng tham ô, tham nhũng nói chung đang hàng ngày, hàng giờ làm lũng loạn đời sống xã hội, một hiện tượng không có gì mới mẻ mà ngược lại ngày càng trầm trọng.

 

Câu hỏi thứ nhất tôi đặt ra trong đầu là tại sao một cán bộ (Bùi Tiến Dũng) giữ nhiều trọng trách, quản lí những dự án "khổng lồ", mang tầm chiến lược quốc gia có những hành vi có thể gọi là "ngông cuồng" trong vòng bao nhiêu năm trời lại không bị phát hiện? Việc phát hiện ra những hành vi "ngông cuồng" đó chỉ được làm khi công an bắt được một chiếu bạc trong công viên và từ đó "vô tình" tìm ra chân tướng của Bùi Tiến Dũng cũng như những con bạc khác? Công tác quản lí cán bộ của Bộ GTVT nằm ở đâu? Tôi hết sức bất bình khi Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ phản ứng bằng cách là nhận kiểm điểm. Như vậy chưa đủ. Cấp dưới làm sai trong vòng bao nhiêu năm trời và mức độ vi phạm nghiêm trọng như vậy vì sao bộ trưởng không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì? Trong trường hợp này tôi nghĩ Bộ trưởng phải chịu sự phán xét của nhà nước và nhân dân vì đã không làm tròn trách nhiệm của mình, chứ không chỉ dừng lại ở sự nhận kiểm điểm hết sức mang tính "lý thuyết".

 

Một điều nữa tôi xin được hỏi và mong được sự giải đáp là đối với những dự án "khổng lồ" và mang tính chiến lược quốc gia như vậy, chẳng lẽ tất cả đều nằm trong tay một số cá nhân? Cơ quan giám sát ở đâu? Cơ chế giám sát ở đâu. Tôi nghĩ sau sự việc này (nằm trong chuỗi những hành vi tham ô, tham nhũng khác), các nhà làm luật, những nhà chức trách có liên quan phải xem xét lại trên diện rộng cơ chế giám sát những dự án và việc sử dụng vốn, đặc biệt đối với những dự án quan trọng. Hậu quả của vụ "bê bối" này là vô cùng to lớn. Niềm tin của nhân dân phải đặt vào đâu? Đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế còn tụt hậu xa so với nhiều nền kinh tế khác, đời sống nhân dân ở nhiều nơi còn khó khăn, trường học, bệnh viện thiếu, cơ sở hạ tầng thấp kém.

 Với số tiền do các "con sâu" đục khoét của nhân dân, có thể nâng cao đời sống của không biết bao nhiêu người dân Việt Nam. Niềm tin của những tổ chức quốc tế, của những nhà đầu tư... phải đặt vào đâu khi mà ngay cả tại những quốc gia giàu có nhất trên thế giới, các quan chức nhà nước cũng nằm mơ cũng không dám nghĩ đến việc bỏ vài triệu USD để nướng vào các canh bạc. Tôi tin chắc rằng, vụ việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam vẫn được hưởng từ lâu.

 

Là một công dân Việt Nam, tôi mong muốn nhà nước phải nghiêm minh hơn nữa trong việc xử lý những vụ tham nhũng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, những nhà chức trách cần nghiêm túc, quyết tâm tìm các biện pháp để hạn chế "dịch bệnh" này. Một trong những biện pháp tôi nghĩ sẽ khả thi, đó là nguyên tắc dùng quyền lực hạn chế quyền lực, cụ thể là bên cạnh những người được nhà nước trao quyền quản lí một số lượng vốn lớn là sự giám sát của các cơ quan thanh tra hoặc kiểm toán. Ngoài ra, nhà nước cần chú trọng hơn công tác lựa chọn và đào tạo cán bộ. Không thể để tình trạng cán bộ nhà nước tạo thành "bè phái", bao che lẫn nhau và đục khoét tài sản của nhân dân mà không bao giờ sợ bị trừng phạt. Những tâm sự trên xuất phát hoàn toàn từ một công dân yêu nước, và cũng giống bao người Việt Nam khác, tôi mong một xã hội Việt Nam tốt đẹp và công bằng hơn.
 

Ý kiến của bạn?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,