Chào các bạn, tôi tốt nghiệp Đại học năm 1973, từ khi ra trường cho đến nay chỉ làm việc trong một viện nghiên cứu khoa học tại Hà Nội. Hiện là Nghiên cứu viên cao cấp. Nằm trong chăn có rận không? Tôi xin thưa cùng các bạn các vấn đề sau:
Kết quả nghiên cứu khoa học là cái gì?
Nhà khoa học Việt Nam, anh là ai?
Môi trường nghiên cứu khoa học
Có hay không nhu cầu khoa học ở Việt Nam?
Nhà nước Việt Nam và nghiên cứu khoa học.
Làm gì để nghiên cứu khoa học cất cánh?
( Bài tham gia Diễn đàn "Khoa học & công nghệ : đường băng nào để cất cánh?)
Nghiên cứu khoa học gồm những công việc gì?
Nghiên cứu khoa học gồm ba mảng cấu thành.
Thứ nhất gọi là đầu tư quá khứ hay nói cách khác là thông tin và thư viện để các nhà khoa học cập nhật thông tin. Những gì con người đã biết thì đã được đăng trên các tạp chí khoa học. Nghiên cứu khoa học là tìm ra giải đáp các vấn đề nhân loại chưa biết. Muốn vậy nhà khoa học phải là người biết những gì thuộc chuyên môn của mình đã đăng trên các tạp chí quốc tế. Và như vậy nhà khoa học phải đọc liên tục vì số tạp chí ra hàng tháng rất lớn. Rồi từ đó mới tìm ra vấn đề cần nghiên cứu và hoặc so sánh với các công trình nghiên cứu của mình. Không một viện nghiên cứu khoa học nào trên thế giới lại không có thư viện khoa học. Chúng ta thì sao? Không có tiền mua tạp chí, thư viện không đầy đủ và nhiều người tự xưng mình là nhà khoa học nhưng hầu như không bao giờ đọc tạp chí khoa học thậm chí không biết trong lĩnh vực của mình có bao nhiêu tạp chí khoa học hay tạp chí nào đăng các bài có chất lượng nhất (có uy tín nhất).
Thứ hai là công việc nghiên cứu khoa học. Để thực hiện nghiên cứu khoa học, phải nêu được vấn đề cần nghiên cứu (đề tài) trên cơ sở đầu tư quá khứ và sau đó cần tiền, cần trang thiết bị và con người thực hiện. Về trang thiết bị ở Việt Nam thì cũ kỹ, lạc hậu hoặc không đồng bộ, con người thực hiện thì phần lớn là không có tay nghề. Nhiều người không biết các thao tác cơ bản trong nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng là công trình để lại. Các công trình nghiên cứu khoa học để lại cho đời sau chính là các bài viết (cha ông chúng ta đâu có để lại cho chúng ta các lâu đài nguy nga tráng lệ mà chỉ để lại các trang sách viết, thí dụ truyện Kiều), hay nói cách khác là kiến thức. Các bài viết này không chỉ là các báo cáo thông thường mà phải được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín, chịu sự phê phán và cọ xát rất mạnh của các nhà khoa học khác. Nếu đăng lặp lại kết quả hay kết luận đã đăng tải rồi thì không tạp chí nào nhận đăng cho cả. Mặt khác, viết một báo cáo khoa học để đăng báo đòi hỏi rất nhiều công sức. Tại Việt
Công tác lưu giữ của chúng ta thì quá kém cỏi nếu muốn thống kê lại các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hay tra cứu lại công trình nghiên cứu nào đó chắc là sẽ rất khó khăn. Đã bao năm làm nghiên cứu khoa học nhiều khi tôi cảm thấy nhiều lúc như ếch ngồi đáy giếng vì thiếu thông tin. Giờ đây có Internet cũng đã đỡ hơn. Nhưng điều đáng buồn là chính chúng ta không học cha ông mình. Lâu đài, thành phố hay cái gì đó bằng vật chất cụ thể cũng không đối chọi lại được với thời gian. Chỉ kiến thức là tồn tại vĩnh viễn (trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ). Thế giới hiểu và làm được chính cái điều mà ông cha chúng ta dạy chúng ta, chỉ có chúng ta lại không làm được điều đó. Ngược lại lại chỉ muốn có sản phẩm kiểu bia đá.
Kết quả nghiên cứu khoa học là cái gì?
Gần đây mới thấy báo chí nói đến các bài đăng trên tạp chí khoa học quốc tế. Tuy muộn nhưng còn hơn không. Tuy nhiên, tiêu chí để đánh giá công trình khoa học ở Việt
Vậy trên thế giới người ta đánh giá thế nào?
Xin thưa, thông qua số bài đăng trên tạp chí khoa học quốc tế, những người có bài đăng trên các tạp chí khoa học (có cái để lại cho đời sau) là nhà khoa học. Một bài báo được đăng trên tạp chí KH quốc tế cần phải có hai hay ba phản biện (peer review) đồng ý. Các phản biện này thường là phản biện độc lâp (và rất kín). Họ là những người có chuyên môn sâu và biết rõ những gì đã đạt được và những gì còn chưa biết (state of art) của lĩnh vực khoa học mà bài báo này đề cập. Thông thường cứ 100 bài gửi đến một tạp chí có uy tín để xin đăng thì thường chỉ một đến hai bài được chấp nhận để đăng.
Phương pháp đánh giá này cũng được dùng để đánh giá và xét duyệt đề cương hay đề tài nghiên cứu.
Còn chúng ta thì sao? Từ xét duyệt đề tài đến đánh giá kết quả có đủ loại hội đồng. Đã có nhiều ý kiến về các hội đồng này rồi nên xin phép không nói thêm nữa. Chỉ đưa ra một thí dụ (có thể có người sẽ nói là cá lẻ không đại diện cho cái chung): một nhà khoa học trẻ, có bài đăng trên tạp chí Cell, một tạp chí có uy tín cao hơn cả tờ Nature. Sau khi bài được đăng, cả khoa của trường ĐH nơi anh nghiên cứu (ở nước ngoài) ăn mừng (vì điều đó làm tăng uy tín của khoa và vì chưa từng một ai trong khoa đó có bài đăng trên tạp chí này cả) và cho tiền nghỉ phép về Việt
Nếu xuất bản phẩm là cái cuối cùng, cái quan trọng nhất trong nghiên cứu khoa học, điều cần nói thêm là việc xuất bản sách và tạp chí khoa học ở chúng ta là rất không khoa học. Chúng ta chưa có tạp chí khoa học nào được các nhà khoa học trên thế giới gửi bài đến đăng (nếu tôi không nhầm). Nhiều “tạp chí khoa học” của VN không có quy định mẫu bài viết, đăng thượng vàng hạ cám (chính trị, đường lối chính sách có khi đăng cả thơ ca hò vè). Nhiều cuốn sách khoa học (?) nửa khoa học nửa phổ biến kiến thức phổ thông. Tôi hiểu rằng khoa học cũng chỉ là đời thường và có nhiều kẻ lợi dụng như bất kỳ chuyện nào đó trong xã hội. Chỉ có điều cả thế giới đều biết và đã thống nhất tiêu chí chung cho cái gì là khoa học thật sự. Tiêu chí chung của thế giới là khi tạp chí nào đó có uy tín thì ngẫu nhiên (hữu xạ tự nhiên hương) được đưa vào Curent Content một cuốn sách chuyên giơí thiệu (quảng cáo trong làng khoa học) những gì mới nhất, khoa học nhất mới hoặc sẽ được đăng tải.
Nhà khoa học Việt Nam, anh là cái ai?
Không nói chuyện lương bổng, vì đã quá nhiều người nói rồi. Vả lại là nhà khoa học thấy khó chịu khi cứ nói nhiều đến lương bổng, không phải vì ’sỹ’ hay ”lên gân” mà vì nhiều cán bộ công chức khác (trong bộ máy nhà nước) cũng chỉ có lương tương tự, nói lương nhiều quá thành ra các nhà khoa học Việt Nam đòi hỏi hưởng thụ hơn người khác hay sao?. Cũng không nhắc lại chuyện Đảng và nhà nước ưu tiên khoa học và các nhà khoa học vì thực chất những lúc khó khăn nhất việc xuất ngoại (mà sau khi đi về thì đổi đời - có ít của), thì chỉ có các nhà khoa học được đi và nhiều chuyện ưu tiên hay khó khăn một cách chính thống khác.
Đã có một số người nói lên sự khổ sở của nhà khoa học khi phải lặn lội kiếm đề tài; phải ”lại quả” cho bên A một số phần trăm nào đó mà không có chứng từ; phải đầu tư 80% thời gian vào lo chứng từ thanh toán chỉ còn 20% để nghiên cứu; phải làm dự toán kinh phí nghiên cứu theo kiểu xây nhà thì cần bao nhiêu gạch, xi măng, cát... sau đó cứ y nguyên mà thực hiện; phải bịa ra phương án về tiến độ nghiên cứu kiểu như tiến độ thi công một ngôi nhà; phải biết trước anh sẽ làm như thế nào và dự kiến kết quả là những gì và khi nghiệm thu phải có kết quả đúng như vậy; phải chấp nhận khi cả nước không làm nổi một chiếc ốc đạt tiêu chuẩn cho ô tô của Nhật thì báo chí cho rằng tội đó các nhà khoa học phải chịu; phải cắn răng khi lời anh nói ra thì bị chê bai còn đồng nghiệp người nước ngoài nói câu nào được coi trọng câu đó; phải im lặng khi một người nông dân cải tiến máy cắt cỏ ra chiếc máy cắt lúa thì là dịp để các nhà khoa học trở thành những con ký sinh trùng ăn bám đáng nguyền rủa; phải chấp nhận rằng người ta lười học hành, lười đọc các tạp chí khoa học để mà hiểu biết mà vận dụng cho công việc của chính họ, cho sự thịnh vượng của chính họ, nhưng sự lười nhác đó nhà khoa học phải chịu tội và nhiều điều khác nữa.
Chỉ xin nói thêm rằng:
Thứ nhất, ai cũng có thể ”chửi mắng” nhà khoa học được. Không nói các vị lãnh đạo vì nhiệm vụ mà phải nói, một anh chuyên viên thường trong một vụ nào đó cũng có thể ”xơi xơi” mà rằng: sản phẩm cụ thể của anh đâu, anh làm thế này mà cũng gọi là khoa học à v.v... (thực chất anh ta nắn tiền)?
Thứ hai, khi chủ trì đề tài là nhà khoa học đầu ngành, các vị ngồi trong hội đồng nghiệm thu hay duyệt đề tài không thể là đầu ngành được nữa (về lý mà nói) nhưng vẫn phê phán (sai nhưng) rất mạnh (chả nhẽ ngồi trong hội đồng lại không nói gì). Hoặc điều đáng nói thì không nói lại nhằm vào những cái lặt vặt mà bới móc. Nhà khoa học cứ phải ngồi im mà chịu trận. Miễn nó đồng ý cho xong. Lại nữa, gặp bạn bè yêu thương mình lắm nhưng không tránh khỏi câu:” nghiên cứu khoa học của các bạn chỉ hại tiền của đất nước, tàn phá đất nước”. Còn gia đình thì sao (?): Anh làm đến Tiến sỹ, giáo sư mà không lo nổi chỗ làm việc cho em anh, nó đang không có nghề ngỗng gì kia kìa... (khốn nỗi suốt ngày trong phòng thí nghiệm, quen ai, quyền lực đâu mà xin việc cho con em mình!).
Cũng phải thôi vì các nhà khoa học chúng tôi khi thi vào đại học thì có phao, học đại học thì mua điểm thày, bằng thạc sỹ hay Tiến sỹ thì cũng mua hay sao chép lại của người khác, xét duyệt hay nghiệm thu đề tài thì đã có phong bì cho các thày hội đồng. Nhiều người chỉ học tại chức hay hàm thụ vẫn làm được Tiến sỹ thậm chí lên giáo sư tức là vẫn còn làm được công trình nghiên cứu để có bằng cấp.
Hơn nữa, nghiên cứu khoa học đâu cần các Viện nghiên cứu. Tiền cho nghiên cứu khoa học từ lâu rồi đã chia cho ngân sách các tỉnh (Sở khoa học và công nghệ), ở đó đâu cần phải xây dựng phòng thí nghiệm mà vẫn nghiên cứu khoa học đấy thôi. Đó là chưa kể cách đây không lâu người ta vẫn khuyến khích nên rời bỏ “tháp ngà” khoa học mà đi nghiên cứu trên đồng ruộng.
Với những điều trình bày trên đây tôi muốn nói rằng chúng ta đã tầm thường hoá việc nghiên cứu khoa học, nguy hại hơn là không có sự phân hóa trong cán bộ khoa học để phân biệt rõ những người thực chất với kẻ giả dối. Nhiều người ngồi hàng chục năm, không có bài đăng vẫn cứ lên lương đều đặn và với cách tổ chức của chúng ta (hàng năm họp kiểm điểm nhau để bình bầu lao động tiên tiến , chiến sỹ thi đua...) xin đừng động đến những con người đó và càng không được chê bai anh ta là kém, vì người ta sẽ không bầu cho anh đâu thậm chí sẽ còn moi móc anh đủ kiểu. Hơn nữa, nhiều người có chức vụ (viện trưởng chẳng hạn) lại dùng quyền và mệnh lệnh hành chính để ép cấp dưới làm và ghi tên công trạng của mình. Chúng ta đã đánh đồng người khoa học với người “không” khoa học, làm nản lòng những người có tâm huyết. Bản thân tôi tự hỏi (nhiều khi gặp lại bạn cũ cũng gặp câu hỏi như vậy) nhà khoa học là cái gì trong xã hội Việt Nam?
Nguyễn Tiến Dũng
Dia chi:
Email: dzungnt@fpt.vn
Sẽ đăng tiếp:
Nhà khoa học Việt Nam, anh là ai?
Môi trường nghiên cứu khoa học
Có hay không nhu cầu khoa học ở Việt Nam?
Nhà nước Việt Nam và nghiên cứu khoa học.
Làm gì để nghiên cứu khoa học cất cánh?