Chính quyền của chúng ta chỉ thực sự trong sạch, vững mạnh khi mà chúng ta thực hiện đúng tư tuởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Chúng ta phải thực sự dân chủ, công khai trong việc bầu chọn những cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, những con người chí công vô tư đảm đương các trọng trách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là từ trung ương đến các tỉnh, thành.
Ngay trong kỳ họp này, đại biểu Quốc hội cần bàn sâu và đi đến thống nhất thực hiện ngay việc "đấu thầu" một số chức vụ. |
Công tác cán bộ phải là trọng tâm
Qua theo dõi diễn đàn về công tác cán bộ tại kỳ họp của Quốc hội, tôi thấy có những dấu hiệu đáng mừng là các đại biểu Quốc hội đã mạnh dạn nhìn vào hiện thực và nêu ra được những chính kiến của mình về công tác cán bộ - một công tác có tính quyết định cho mọi quyết sách thành hay bại. Song, càng theo dõi, tôi càng thấy có vấn đề băn khoăn là: Hiện tượng áp đặt trong bầu chọn cán bộ chủ chốt vẫn còn.
Ví dụ: Bầu các chức danh về lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ và chức danh các bộ trưởng là phải do Quốc hội toàn quyền cân nhắc tuyển chọn đưa vào danh sách từ 2 - 3 người có đầy đủ tiêu chuẩn để Quốc hội bỏ phiếu kín chọn lấy một vị.Nhưng Quốc hội lại chưa làm được như vậy thì vai trò của Quốc hội cũng bị lu mờ. Khi ấy, các lá phiếu của đại biểu Quốc hội chỉ còn là hình thức để hợp lý hoá mà thôi.
Khi thảo luận về những tiêu cực của cán bộ đảng viên thì các đại biểu là cán bộ chủ chốt của Nhà nước và Chính phủ cũng như các bộ trưởng lại quá ít, thậm chí là im lặng, đây là vấn đề vừa thiếu trách nhiệm, vừa né tránh hoặc do e dè vị nể cấp trên và những người đồng cấp mà không dám đấu tranh. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, thử hỏi bao giờ chính quyền của ta mới thực sự trong sạch vững mạnh và rồi liệu cấp dưới có còn dám phê và tự phê?
Khâu xét chọn, quy hoạch, đề bạt cán bộ tuy đã nói nhiều về tiêu chí cán bộ nhưng quá trình thực hiện không có biện pháp khoa học và thiếu khách quan dẫn đến nhiều cán bộ cơ hội thiếu năng lực phẩm chất được cất nhắc đề bạt, nhiều cơ quan đơn vị vì thế mà trì trệ, làm ăn không hiệu quả.
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều các Cục,vụ, viện nghiên cứu khoa học cấp nhà nước nhưng các cơ quan này phần nhiều là nghiên cứu và xây dựng các đề án, đề tài chủ yếu là để "ngâm cứu" mà không có tính khả thi hoặc có chăng khi vận dụng hiệu quả còn thấp, không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Trong khi đó, những người nông dân lại từ lao động chân tay mày mò chế tạo ra các sản phẩm ứng dụng trong lao động lại rất phù hợp với khả năng và điều kiện xã hội, lại mang tính khả thi cao. Bởi lẽ có hiện tượng này là chúng ta chưa làm đúng về công tác phát hiện, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ mà còn nặng về tính gia đình trị với tư tưởng "một người làm quan cả họ được nhờ".
Chính quyền của chúng ta chỉ thực sự trong sạch, vững mạnh khi mà chúng ta thực hiện đúng tư tuởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Chúng ta phải thực sự dân chủ, công khai trong việc bầu chọn những cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, những con người chí công vô tư đảm đương các trọng trách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là từ trung ương đến các tỉnh, thành.
Việc xử lý những cán bộ sai phạm phải được nghiêm túc và công bằng trước pháp luật đây cũng là một biện pháp vừa răn đe, vừa giáo dục nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước. Nếu chúng ta có ý bưng bít, né tránh, hoặc chỉ xử lý phần ngọn mà không triệt để mổ xẻ làm rõ để xử lý phần gốc thì e chỉ một sớm một chiều các tệ nạn tham nhũng lại như nấm mọc sau mưa.
Với ý nguyện mong muốn chúng ta có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta luôn trong sạch vững mạnh, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương chính sách đảm bảo ổn định an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế văn hoá một cách vững chắc và hoà nhịp cùng các nước phát triển trên khắp các châu lục, tôi xin bày tỏ những tâm tư về công tác cán bộ mong quý vị Đại biểu Quốc hội, cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham khảo.
Vũ Hữu Toàn, Thanh Chuong, Nghe An, toanvuhuu@yahoo.com.vn
Việc của dân để dân quyết định
Không gọi là đấu thầu cán bộ mà nên gọi là thi tuyển công khai. Có thể sơ bộ thế này: Bộ Nội vụ hoặc các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể soạn thảo quy chế rồi ban hành công khai, ví dụ như các tiêu chuẩn tối thiểu của các ứng cử viên về đạo đức tác phong, quá trình công tác, học vấn... Người nào xét thấy mình có đủ tư cách thì tự xin ứng cử.
Ngoài "lí lịch trích ngang", hồ sơ ứng cử phải có "phương án tổ chức thực hiện nhiệm vụ của chức danh ứng cử". Cán bộ cấp cao thì do Quốc hội chủ trì, cấp thấp hơn do HĐND cùng cấp chủ trì. Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn nhưng chỉ có quyền tham gia giúp việc. Việc thi và trả lời câu hỏi phải do HĐND các cấp hoặc Quốc hội (tuỳ cương vị ứng cử) tiến hành công khai nghe ứng cử viên trình bày bài thi (phương án lãnh đạo) và bỏ phiếu công khai.
Nếu làm như vậy sẽ chẳng những ngăn chặn tận gốc tình trạng chạy chức, chạy quyền mà còn ngăn chặn tham nhũng. Những người đã được "các cửa công khai" chấp nhận chắc chắn là người thật sự xứng đáng mà chúng ta đang cần. Hay quá, việc của dân sao không để cho những người đại diện cho dân quyết định? Đã đến lúc ta phải làm việc này rồi.
Phùng Anh Việt, Vĩnh Phúc, phunganhviet_slgpvp.@yahoo.com.vn
Đã lâu lắm rồi tôi mới được nghe ý kiến hay và cụ thể như ý kiến của ĐBQH Đỗ Trọng Ngoạn về việc bổ nhiệm cán bộ. Nếu có thể được, rất mong ông Đỗ Trọng Ngoạn có thể đăng đàn để phân tích và chỉ ra các giải pháp cụ thể hơn về vấn đề "đấu thầu cán bộ” để những nhà lãnh đạo và người dân quan tâm có thể nắm bắt rõ hơn ý tưởng của ông. Về việc này tôi có ý kiến đóng góp như sau:
1. Về việc thi tuyển công chức nói chung và thi tuyển bổ nhiệm lãnh đạo nói riêng: Trong lịch sử nước ta cũng như ở nước láng giềng Trung Quốc và hầu như tất cả các nước trên thế giới, triều đại nào có một chế độ thi tuyển quan lại (công chức, lãnh đạo ngày nay) nghiêm túc thì triều đại đó phát triển rực rỡ. Đó là một điều đáng lẽ không phải bàn cãi. Vậy tại sao Việt
Phải chăng việc thi tuyển lãnh đạo thì sẽ khiến cho những người có quyền quyết đáp về vấn đề này mất thiêng và sau này chỉ đạo sai cấp dưới sẽ không tuân lệnh, con cháu không sắp xếp được việc làm?
2. Về việc lựa chọn lãnh đạo từ nhiều nguồn: Tại sao trong thời gian vừa qua việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo và bầu chức danh lãnh đạo lại chủ yếu chỉ được xem xét trong giới công chức? Trong khi đó có rất nhiều nhân tài chưa phải là công chức, có đủ đức, đủ tài, đủ khả năng làm lãnh đạo (rất nhiều người thành đạt trong kinh doanh và giờ đây họ muốn cống hiến cho cái chung của đất nước, quê hương) nhưng không thể nào làm được vì không được Đảng giới thiệu, không thể tự ứng cử.
Đảng đã có chủ trương đi tắt, đón đầu trong nhiều lĩnh vực để đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước. Vậy tại sao lại cứ chấp nhận việc muốn làm lãnh đạo thì phải tiến hành tuần tự các bước đi của một công chức theo kiểu sống lâu lên lão làng? Nếu cứ mãi như vậy thì những người tài nhưng khi bắt đầu sự nghiệp không phải là công chức thì sẽ ít có cơ hội để làm lãnh đạo trong hệ thống hành chính của đất nước. Và đến một lúc nào đó, những người kém tài đức hơn lại lãnh chỉ đạo những người nhiều tài đức hơn. Điều trái quy luật này sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã hoàn thành, kỳ họp Quốc hội để quyết định về nhân sự cấp cao đang tiến hành. Là một người dân, một Đảng viên, tôi mong rằng nhữnh nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước ở cấp cao nhất của nước Việt Nam trong nhiệm kỳ này có thể vì một đất nước Việt Nam với "dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" mạnh dạn có những đột phá trong việc giải quyết hàng loạt những bức xúc hiện nay trong đó có vấn đề về tham nhũng và tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ.
Phạm Hoàng Nam, Đồng Nai, conduongnho01011979@yahoo.com
"Đấu thầu cán bộ" cần có chính sách rõ ràng
Hiện nay, cơ chế quản lý của chúng ta chưa thật sự hợp lý. Còn rất nhiều bất cập mà chắc chắn các kỳ họp nào của Quốc hội cũng nêu ra nhưng thực tế vẫn chưa giải quyết và đưa ra phương hướng giải quyết cụ thể.
Nếu chúng ta đưa ra cơ chế "đấu thầu cán bộ" có thể làm trong sạch bộ máy nhà nước hiện nay nhưng đồng thời cũng phải quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho người cán bộ khi tiếp cận công việc. Dù sao vị trí của họ trong thời gian tiếp nhận công việc cũng sẽ gặp những trở ngại qua các quan hệ đồng nghiệp hoặc sẽ xảy ra các vấn đề khúc mắc trong khâu quản lý của cán bộ được tiếp nhận vào một vị trí cụ thể nào đó.
Vì thế, chúng ta trước hết cần phải suy nghĩ kỹ và dự tính tất cả các tình huống có thể xảy ra để xây dựng một quy chế quy định rõ ràng nhiệm vụ và chức năng của những cán bộ sẽ được đặt vào các vị trí cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Nguyen Tuan Anh, Bộ Y tế, tuananhthu63@yahoo.com
Ngay trong kỳ họp này, đại biểu Quốc hội cần bàn sâu và đi đến thống nhất thực hiện ngay việc đấu thầu một số chức vụ ở cấp vụ/viện hoặc tương đương trở xuống (đủ để đánh giá) để đảm nhiệm giải quyết các công việc cụ thể. Còn các chức vụ cao hơn để đến kỳ họp Quốc hội tới, sau khi có kết quả khởi sắc của việc này, ta lại đem bàn và thực hiện. Chúng ta muốn bắt nhịp với thế giới bên ngoài không nên bàn nhiều quá và càng rút kinh nghiệm th́ lại càng chậm chễ mất thời gian và bỏ qua nhiều cơ hội.
Các đại biểu Quốc hội nên mạnh dạn hơn nữa, chứ xem ra chỉ có vài đại biểu mạnh dạn góp ý kiểu này thì giải quyết các vấn đề lớn của đất nước vẫn trăm sự trông cậy vào các "đồng chí". Chúng ta không thể nóng vội nhưng cũng phải làm một số việc có tính chất đột phá ở một số lĩnh vực và một số việc cụ thể. Ai dám nghĩ, dám làm thì Quốc hội cũng nên tạo điều kiện cho làm thí điểm, và Chính phủ thực sự tiếp thu. Các Bộ, ngành vẫn có tình trạng xây dựng "ê kíp" làm việc như hiện nay thì những người dám nghĩ, dám làm không có cơ hội vào Đảng để đảm nhận các vị chí lãnh đạo "kể từ cấp phòng trở lên" thì lấy đâu ra lãnh đạo kế cận tốt mà xây dựng đất nước?
Thái Long, 116 Phan Thanh, Đà Nẵng, Lamdlqd3dn@yahoo.com
Chúng tôi chỉ là những công chức “thường thường bậc trung” nhưng vẫn rất trăn trở với các khó khăn cũng như những hiện trạng của đất nước hiện nay. Những điều này là cảm nhận thực sự chứ không sáo rỗng, vì có gì đâu mà phải “sáo” hay tự tuyên truyền khi chúng tôi chỉ là những người rất bình thường, không làm 'sếp lớn'.
Chúng tôi thấy rằng, ở các cơ quan nhà nước, có nhiều người tài thực sự, có trí thức, kinh nghiệm thực sự, có tâm huyết thực sự nhưng chưa được sử dụng thực sự. Tôi nói chữ "sử dụng thực sự" ở đây theo nghĩa là tin họ thực sự, giao đúng tầm trọng trách thực sự, ủng hộ thực sự, chứ không phải kiểu hình thức. Mong rằng, những các cơ quan Đảng và Nhà nước có cái nhìn và cách làm với công tác cán bộ toàn diện, đầy đủ hơn trong đánh giá và sử dụng cán bộ, không bỏ sót người tài và có tâm huyết.
Ý kiến của bạn?