221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
832694
Sai một ly,đi "mười năm",bù đắp sao cho người bị oan sai?
1
Article
null
Sai một ly,đi 'mười năm',bù đắp sao cho người bị oan sai?
,

Vụ án oan sai của ông Nguyễn Đình Chiến cho thấy sự tắc trách của những người "cầm cân nảy mực". Nhân phẩm và sự nghiệp của một con người không thể tính được bằng tiền. Đã đến lúc trách nhiệm của VKSND Cần Thơ phải được giải quyết rõ ràng trong việc truy tố oan. VietNamNet xin trích đăng một số ý kiến của bạn đọc về vấn đề này.

Phiên tòa phúc thẩm đình chỉ xét xử ông Chiến vì đại diện VKSND tối cao rút kháng nghị, án sơ thẩm tuyên ông Chiến vô tội có hiệu lực từ ngày 10/7/2006. (Ảnh:TPO)

 

Tại sao các bảo lãnh không được thanh toán?

 

Trần Minh Quang, Hải Phòng
Là một doanh nghiệp nên tôi rất quan tâm tới vụ án xuyên thế kỷ. Thú thật khi đọc bài báo này, tôi cảm thấy rất vui nhưng vẫn có cái gì đó nuối tiếc, buồn buồn.
 

Niềm vui là doanh nghiệp có thể yên tâm khi hoạt động bởi pháp luật công bằng, các cơ quan ngôn luận luôn đứng về lẽ phải. Báo chí rất cần thiết cho Doanh nghiệp. Đặc biệt những lúc khó khăn rất cần những bài báo có chất lượng, sự phân tích có tư duy kinh tế và pháp luật. Nó động viên doanh nghiệp gắng sức vượt qua trở ngại.
 

Buồn là giá mà những bài báo này có cách đây 10-12 năm thì nhiều doanh nghiệp như VIMPROCO hay các Giám đốc như ông Chiến không bị đứt gánh giữ đường.


Tôi luôn đặt câu hỏi, tại sao Ngân hàng bảo lãnh lại đứng ngoài các phiên tòa trong khi chính các bảo lãnh lại là cội nguồn chính trong vụ án này?


Vào những năm 1994-1999, trong ngành Ngân hàng chưa có khái niệm rõ ràng giữa cho vay và tín dụng thậm chí bảo lãnh. Trong tất cả các văn bản chỉ đạo, trong điều lệ của Ngân hàng Thương mại thậm chí luật Ngân hàng dường như có khái niệm cho vay và tín dụng là một. Nói đến tín dụng là cho vay. Nói đến cho vay là tín dụng. Mà bảo lãnh lại là một loại của tín. Thực chất, Ngân hàng lập bản cam kết cho bên mua vay. Cam kết này là hợp đồng gắn liền cả với người bán. Vậy cớ gì Ngân hàng không thực hiện cam kết trong hợp đồng.


Có những giải thích, đây là bảo lãnh vượt quá thẩm quyền? Tức là các Ngân hàng đó được bảo lãnh nhưng quá thẩm quyền của mình. Theo tôi được biết, thẩm quyền ký tín dụng của Ngân hàng NN và PTNT Sóc Trăng đến 20 tỷ. Mà bảo lãnh lại dưới 20 tỷ. Vậy sao Toà lại không xử lý các bảo lãnh khi xét xử vụ án hình sự có liên quan. Đây cũng là nỗi buồn. Chẳng lẽ Ngân hàng luôn đúng?


Tôi nghĩ rằng, vấn đề này cần giải quyết sau khi tuyên án ông Chiến vô tội để tạo niềm tin cho Doanh nghiệp khi tham gia các quan hệ có liên quan tới công cụ tài chính như bảo lãnh. Đặc biệt là Việt Nam sắp gia nhập WTO thì Ngân hàng càng phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Mà việc nhận ra và chịu trách nhiệm về hậu quả do mình gây ra là hết sức quan trọng.
 

Sai một ly, đi "mười năm"

 

Trương Quang Sáng, Hà Nội

Mười năm, thời gian quá dài cho một doanh nhân! Họ sẽ làm được bao nhiêu điều kỳ diệu để cống hiến cho đất nước, cho xã hội? Chính ai và yếu tố nào khiến họ không làm được?

 

Ông Chiến tại văn phòng làm việc.

Hoàng Thị Duyên, Yên Bái, email: hoangthiduyen@yenbai.gov.vn


28 tháng tù giam, 10 năm lao lý kiện tụng có đáng không chỉ vì một sự tắc trách của những người "cầm cân nảy mực" trong xã hội?. Liệu 452 tỷ đồng có mua nổi danh dự của một cựu chiến binh từ chiến trường trở về không? Trách nhiệm vụ oan sai này sẽ thuộc về ai. Tôi hy vọng rằng "ánh sáng của công lý" luôn soi sáng để không còn ai phải chịu số phận như ông Chiến.

 

Hà Mạnh Tiến, Thanh Hóa, email: manhtien_thanhhoa@yahoo.com


Cần phải có những sự thật được đưa ra công chúng để nhiều người đọc. Xã hội công bằng văn minh là gì vậy mà sau 10 năm ông Nguyễn Đình Chiến mới có được công lý. Chúng tôi, những người công dân của đất nước Việt Nam đứng về công lý, công bằng của pháp luật.

 

Từ Đại Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Quy Nhơn, Bình Định

 

Không biết nói gì để chia sẻ với ông. Chỉ biết rằng mong ông sẽ tìm lại được tất cả những gì đáng lẽ phải là của ông. Kính chào ông.

 

Nguyễn Đình Trung, Quang Trung, Hà Đông, Hà Tây

 

Tôi đọc bài về ông Nguyễn Đình Chiến không thấy lại vì chuyện này phổ biến ở nước ta. Nhiều công chức của ta vốn ghét người giàu, mặc dù người đó làm ăn chính đáng và nghiêm túc. Họ tìm mọi cách để gây khó khăn cho người giàu và đòi hối lộ nếu không muốn vào vòng lao lý. Điều này cũng giải thích vì sao kinh tế nước ta không phát triển và nợ nước ngoài ngày một tăng và tham nhũng thì năm sau cao hơn năm trước.
 

Nguyễn Văn Duẩn, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên

 

Thật buồn khi xã hội còn có những kiểu xử người theo cảm tính. Luật pháp đã không được sử dụng như đúng nghĩa của nó. Chỉ một quyết định đã đẩy số phận một con người đi quá xa. Họ không còn nhiều thời gian để cống hiến những gì mình có cho xã hội. Không biết những người thực thi pháp luật họ đang nghĩ gì?

 

Trịnh Phương Mão, Bỉm Sơn, Thanh Hóa

 

Nên kỷ luật những người có liên quan thụ lý vụ án. Chính họ đã làm thiệt hại về kinh tế, về nhân phẩm của một con người như anh Nguyễn Đình Chiến, một người lính, một cựu chiến binh, một nhà kinh doanh giỏi. Không chỉ cá nhân anh mà xã hội cũng bị thiệt hại về kinh tế.

 

Vũ Thị Bích Hưởng, Tiên Lữ, Hưng Yên, email: bichhuong287@yahoo.com
Theo tôi được biết, Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH có quy định: trong vòng 30 ngày, người bị oan được các cơ quan tố tụng gây oan sai xin lỗi công khai trên một tờ báo Trung ương và một báo địa phương. Như báo đã đưa tin, ông Nguyễn Đình Chiến đã gửi đơn yêu cầu bồi thường oan sai. Tại sao cho đến nay, chúng tôi chưa thấy các báo đăng tin xin lỗi công khai của VKSND TP. Cần Thơ theo tinh thần Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH.
 

Phải làm rõ trách nhiệm của VKSND Cần Thơ và các bên liên quan

 

Thanh Hòa, An Dương Vương, email: long@yahoo.com
Ý kiến của tôi là: VKSND Cần Thơ cần sớm kiếm một khoản tiền khổng lồ để bồi thường oan sai cho người có công lý như ông Nguyễn Đình Chiến. Những người cán bộ VKSND cần học hỏi thêm, nâng cấp trình độ trước khi vào WTO. Nhờ các nhà báo phải vào cuộc và lên án thật nhiều các vụ tiêu cực để người dân được nhờ.

 

Nguyễn Thế Tới, Phạm Hồng Thái, Huế, email: thetoi33118@yahoo.com
Việc ông Nguyễn Đình Chiến được minh oan là việc làm cần thiết. Và trách nhiệm của VKSND Cần Thơ phải được giải quyết rõ ràng trong việc truy tố oan.
 

Nguyễn Gia Huy, Hà Nội, email: muadong_muadong24@yahoo.com
Một doanh nhân như ông Nguyễn Đình Chiến bằng tài năng và lòng tâm huyết của bản thân muốn xây dựng quê hương, đất nước... thế mà kết cục bi đát như vậy, không hiểu những doanh nhân khác muốn góp phần vào phát triển kinh tế đất nước sẽ nghĩ gì. Người tài biết bao giờ được trọng dụng?
 

Nguyễn Văn Thế, Thanh Oai, Hà Tây, email: davitthe_hatay@yahoo.com
Qua những bài báo nói về kỳ án của ông Nguyễn Đình Chiến, tôi đồng ý với quyết tâm đòi lại hơn 400 tỷ đồng của ông Chiến. Từng đó tiền cũng không bằng danh dự của ông nhưng cần thiết phải đòi đến cùng, đòi đủ số tiền đó, đòi tất cả những gì mà người ta đã làm ông thiệt hại. Tôi chúc ông Chiến thắng lợi!
 

Tuấn Anh, Hà Nội, email: congtubaclieu_kevotinh@yahoo.com
Tôi rất lấy làm bất ngờ khi biết sự việc này. Việc ông Chiến bị oan sai đã làm thiệt hại của ông biết bao nhiêu tiền bạc, danh vọng, uy tín. Không những thế, Nhà nước cũng thiệt hại biết bao, bởi nếuu những dự án của ông Chiến được thực hiện thì sẽ mang lại những nguồn lợi vô cùng to lớn. Không hiểu VKSND Cần Thơ lấy đâu ra tiền mà đền hay là tiền của Nhà nước, những người đã làm sai lệch vụ án, những người "góp phần" làm ông Chiến oan sai phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước ông Chiến và pháp luật. Tôi không biết nói gì hơn, tôi xin chia vui với ông Chiến vì ông vẫn tin vào "Bao Công".

 

Nguyễn Văn Vinh, Phan Chu Trinh, email: vbmt_dalat_thanh@yahoo.com
Những quan tòa là chiếc cân công bằng, nếu quan tòa để cân lệch về một bên thì họa lớn sẽ xảy ra. Không những thiệt hại về vật chất cho đất nước mà nguy hiểm hơn nữa là tinh thần con người, những ai vướng vào lao lý cũng bị thui chột niềm tin. Thế hệ chúng ta đang sống giữa hòa bình, vậy mà đọc bài báo đó, chúng tôi cứ tưởng mình đang sống trong thời kỳ loạn lạc. Tại sao khi sự việc xảy ra, những cơ quan chức năng có liên quan lại không điều tra kỹ càng rồi mới xét xử? Có hay chăng đó là vì chúng ta quá non kém trong quản lý và bệnh quan liêu vẫn còn.  Ai sẽ là người bù đắp cho ông Nguyễn Đình Chiến những mất mát tủi nhục này? Chúng tôi không biết sắp tới đây, những cơ quan chức năng có liên quan sẽ xử lý thế nào về vật chất và danh dự cho ông Nguyễn Đình Chiến. Chúng tôi thật sự đau lòng và bức xúc về vụ án oan sai của ông Nguyễn Đình Chiến.

 

Email: nguoidoisang@yahoo.com
Bất kể việc làm gì, làm tốt sẽ được thưởng, còn làm sai, làm hỏng phải bị phạt, thậm chí phải đền bù. Chính vì vậy, mới có nghị quyết 388 của UBTVQH ra đời để sửa chữa cái sai của những người cầm cân nảy mực và giảm bớt phần nào thiệt hại cho những người bị oan sai. Nhưng không phải cứ làm đi rồi tốt là do ta xử, còn sai đã có nhà nước chịu. Cần phải quy định rõ nếu xử sai ở mức án nào thì những người làm sai phải có trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường là bao nhiêu phần trăm và tùy mức độ đó mà có thể bị thôi việc. Không thể kéo dài tình trạng vô trách nhiệm, mọi chuyện đã có nhà nước lo như thế được.

 

Nhâm Tiến Khương, Vũng Tàu, email: khuong717@yahoo.com
Tôi đọc bài báo này mà không thể nghĩ rằng Pháp lý đang làm gì với vai trò của chính nó. Những gì ông ấy làm là quá lớn so với một con người binh thường trong xã hội.
 

Võ Thanh Bình, Lê Phụng Hiểu, F.8, Vũng Tàu, email: vothanhbinh1982@yahoo.com
Tôi là một sinh viên trường luật mới tốt nghiệp, cảm thấy rất vui mừng khi công lý vẫn thuộc về những con người như bác Chiến. Đây quả là một kỳ án đáng phải xem và suy ngẫm cũng như học tập.
 

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,