221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
833766
Cần quản lý chất phóng xạ như đã làm với ngành y tế
1
Article
null
Cần quản lý chất phóng xạ như đã làm với ngành y tế
,

Thực tế quản lý an toàn bức xạ đối với thiết bị X-quang cho thấy các cơ quan có thẩm quyền nên nhân rộng mô hình phối hợp giữa các bộ ngành liên quan nhằm quản lý tốt an toàn và an ninh nguồn bức xạ như từng làm với ngành y tế.

 

Soạn: AM 875711 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chất thải phóng xạ cần được xử lý nghiêm ngặt.

Từ khi thông tư 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế có hiệu lực, tuy còn vài khó khăn về mặt dịch vụ kỹ thuật nhưng việc quản lý an toàn bức xạ đối với thiết bị X-quang đã đạt nhiều kết quả quan trọng từ chất lượng cũng như số lượng.

Đây là kết quả sự phối hợp liên ngành. Qua thực tiễn tổng kết hàng năm của Cục An toàn và Kiểm soát bức xạ, hạt nhân cho thấy, địa phương nào có sự phối hợp tốt, chặt chẽ giữa Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế thì chất lượng quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ X-quang là tốt.

Từ thực tế trên, các cơ quan thẩm quyền nên nhân rộng mô hình phối hợp giữa các bộ ngành liên quan nhằm quản lý tốt an toàn và an ninh nguồn bức xạ như từng làm với ngành y tế.

Tuy nhiên, biện pháp trên chỉ là biện pháp ứng phó tạm thời trước khi có một biện pháp mạnh và bền vững cho công tác quản lý nhà nước về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ. Để có một biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững thì chúng ta cần tìm hiểu bản chất và đúc rút những kinh nghiệm của hai sự cố thất thoát nguồn phóng xạ vừa qua.

Thiết nghĩ, không ai phủ nhận những thành quả mà nguồn phóng xạ mang lại. Khi chưa có những biện pháp thay thế nguồn phóng xạ thì tăng cường và khuyến khích ứng dụng những ưu việt của nguồn phóng xạ là tất yếu. Tất nhiên, mọi việc phải luôn nằm trong tầm kiểm soát của nhà nước và cơ sở bức xạ.

Diễn biến phức tạp thất thoát nguồn phóng xạ vừa qua, có thể đúc kết nhiều điều nhằm kiện toàn công tác quản lý Nhà nước về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ.

Hai vụ thất thoát nguồn phóng xạ vừa qua đều xuất phát từ văn hoá an toàn thấp, công tác an ninh yếu kém, lỏng lẻo tại các cơ sở có chứa nguồn bức xạ, đồng thời phản ánh mặt quản lý cấp nhà nước với cơ sở bức xạ còn nhiều chỗ trống.

Nếu như công tác kiểm kê, kiểm tra nguồn phóng xạ hàng năm được thực hiện một cách gắt gao tại Viện Công nghệ Xạ hiếm thì hệ lụy thất thoát đáng tiếc có lẽ không xảy ra. Còn đối với Công ty Xi măng Sông Đà thì vấn đề khai báo, đăng ký, cấp phép được ý thức thì không thể dễ dàng mất nguồn phóng xạ như vậy được.

Nếu như thành công ở công tác quản lý thiết bị X-quang được nêu lên ở trên ngoài nhờ sự phân cấp rõ ràng và phối hợp chặt với ngành y tế thì việc quản lý nguồn phóng xạ trong những ngành khác không dễ dàng và rõ rệt.

Một trong những kẽ hở hiện nay là những dây chuyền công nghệ nhập về theo dạng đồng bộ, bán đồng bộ những nguồn phóng xạ đã tích hợp sẵn trong dây chuyền trên sẽ lọt qua được sự kiểm tra của hải quan. Thế nhưng ngay cả khi đưa dây chuyền vào vận hành thậm chí người sử dụng vẫn chưa biết được nguồn phóng xạ có trong dây chuyền sản xuất của mình.

Chờ sự ý thức và kiến thức của người sử dụng chỉ là thứ yếu, điều quan trọng nhất là vai trò nhà nước ở đâu trong khâu kiểm duyệt công nghệ trên. Nếu xét công cụ để thực hiện thì Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân và những bộ phận quản lý an toàn bức xạ cấp Sở không có những công cụ mạnh để quản lý nguồn phóng xạ theo hệ thống như trên.

Hiện nay, chúng ta cứ đi hỏi từng cơ sở như nhà máy bia, xi măng… có sử dụng nguồn phóng xạ hay không? Nếu như họ chưa đăng ký, chưa bị kiểm mà còn một lẽ cùng thường tình là họ không biết mình đang có nguồn phóng xạ. Nhưng quản lý nhà nước phải mang tính hệ thống, không ai đi hỏi như vậy mà cần tăng cường công tác an toàn và an ninh nguồn phóng xạ cả.

Đã đến lúc Cục An toàn và Kiểm soát bức xạ, hạt nhân cùng những đơn vị cấp Sở cần có những công cụ quản lý hữu hiệu và mang tính hệ thống hơn. Những đơn vị ứng dụng của thành tựu khoa học, công nghệ và kỹ thuật hạt nhân dù dạng tiềm năng cần phải qua Cục An toàn và Kiểm soát bức xạ, hạt nhân thẩm định có sử dụng nguồn phóng xạ hay không trước khi những nhà máy, dây chuyền được vận hành, đưa vào sử dụng. Nếu chỉ tập trung vào việc tăng cường thanh tra và tần suất thanh tra, tôi e rằng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề mà thôi.

·         V.H.Q, Đà Nẵng 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,