221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
850100
Vụ chìm đò Nghệ An: Cần nghiêm khắc không để tái diễn
1
Article
null
Vụ chìm đò Nghệ An: Cần nghiêm khắc không để tái diễn
,

Bên cạnh những lời chia buồn cùng gia đình 19 em học sinh mất trong vụ đắm đò tại Con Cuông, Nghệ An, người dân yêu cầu chính quyền các địa phương phải nghiêm khắc kiểm điểm để những tai nạn thương tâm như vậy sẽ không còn xảy ra.

Soạn: HA 918325 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đau đớn nghe tin con mất tích.

caivmi@yahoo.com
Chuyện đắm đò làm 19 học sinh mất tích thật đáng thương tâm. Chuyện đắm đò đã xảy ra không dưới một lần, vậy sao chính quyền các địa phương không quan tâm đến đời sống của người dân nơi đây, nhất là điều kiện học hành của trẻ em? Đã đến lúc cần phải nghiêm khắc kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền từ xã đến tỉnh nếu thực sự đã có kiến nghị làm cầu qua sông của người dân địa phương. Thiết nghĩ nếu những người đứng đầu có trách nhiệm, không thờ ơ, vô cảm đối với điều kiện sinh sống của người dân thì đã không xảy ra chuyện đau lòng như vậy.

Cần phải khắc phục ngay bằng việc xây cho bà con nơi đây cây cầu qua sông. Nguồn kinh phí nếu biết huy động cũng không phải là quá khó: Nếu ngân sách địa phương quả thực eo hẹp thì có thể huy động kinh phí từ nguồn tài trợ đóng góp của các tổ chức chính trị như Đảng, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị xã hội khác từ Trung ương đến Địa phương. Nếu tổ chức quyên góp tốt có thể huy động được một nguồn kinh phí không nhỏ, có thể không chỉ xây dựng một cây cầu nhỏ mà có thể xây được nhiều cây cầu cho ba con ở những vùng sâu vùng xa khác nữa.

Nguyen Tat Hau, Đà Lạt
Thật thương tâm khi những trường hợp chìm đò xảy ra, thật đau lòng khi thấy những cô cậu học trò đang tuổi ngây thơ lại kết thúc cuộc đời sớm như vậy. Trách nhiệm thuộc về ai? Tại sao những chiếc cầu với kinh phí không lớn so với số tiền tham nhũng, thất thoát trong thời gian qua lại không được xây dựng ? Hãy đặt mình vào vị trí những người có con em mất trong vụ đắm đò ở Con Cuông, hãy xem lại cách quản lý nhà nước của các quan chức để những tai nạn thương tâm như thế không xảy ra nữa.

Minh Hồng, minhhoangle9@yahoo.com
Quá đau xót! Thật không biết nói gì hơn ngoài lời chia buồn với các gia đình xấu số. Đất nước còn quá nghèo. Đây là lần đắm đò tang thương thứ 2 có số nạn nhân là học sinh nhiều đến vậy, toàn là những học sinh nhỏ tuổi. Cách đây chỉ 1-2 năm, cũng xảy ra vụ đắm đò tang thương ở Miền Trung khiến nhiều học sinh bỏ mạng.

Hàng ngày thông tin về một trò chơi trên truyền hình kiếm được chục triệu chỉ trong vòng vài phút. Còn những khu vực giống khu vực xảy ra vụ đắm đò kể trên thì điều đó lại quá viển vông, họ cần những thứ khác kia...Chắc chắn rồi đây sẽ nổi lên cuộc quyên góp giúp đỡ các gia đình bị nạn, giúp người dân nơi đó xây một cây cầu hay một bến phà... như đã làm đối với vụ tai nạn trước đây. Nhưng chúng ta, cụ thể hơn là những người dân nói chung cần những thứ khác hơn. Cái cần nhất là không để những điều đó xảy ra.

 Le An, Quy Nhon
Thế là lại thêm một lần nữa kinh hoàng cho người dân miền Trung và cả nước! Tôi không tin vào mắt mình nữa khi báo đưa tin 19 học sinh tử nạn ngay trên đường đến trường tìm cái chữ ở một vùng thượng nguồn sông Lam! Đau xót qúa! Oan ức qúa! Vô trách nhiệm qúa! Ác nghiệt qúa!

Tôi đã qúa ngây thơ khi tin rằng sau vụ chìm đò ở Nông Sơn năm nào, sẽ không còn nỗi đau tương tự! Bởi giản đơn rằng nỗi đau Nông Sơn còn đó, bài học Nông Sơn đỏ tươi màu máu học trò còn đó, không một ai được phép làm ngơ trước bao hiểm họa đang đợi chờ, rình rập các em nhỏ!

Có thể các bậc phụ huynh ở Chôm Lôm còn nghèo, chưa biết lo cho con em mình, dù chỉ là một chiếc can nhựa hay một chiếc áo phao để qua sông trong mùa mưa lũ, nhưng chẳng lẽ các thầy cô giáo cũng không biết điều đó? Chẳng lẽ họ chỉ biết làm một việc giản đơn là điểm danh học sinh và dạy sơ sài dăm ba cái chữ ? Các vị trong Đảng ủy, UBND thì sao? Chẳng lẽ họ cũng chưa hề biết đến Nông Sơn, không hề biết rằng hàng ngày con em nhân dân phải qua con sông dữ để đến trường?

Trước vành móng ngựa không thể chỉ là hai cha con ông lái đò phạm tội mà phải có vị hiệu trưởng của trường có học sinh thiệt phận và còn phải có những chức sắc hàng ngày vẫn cao giọng: “Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”! Cùng với tội danh vô trách nhiệm gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng và chịu khung hình phạt cao nhất của tội danh đó, họ sẽ còn phải chịu sự trừng phạt của tòa án lương tâm, của dư luận để vĩnh viễn không còn những thảm họa tương tự cho các em nhỏ, cho những người vô tội!

leminhel@gmail.com
Thật tang thương khi hết vụ chìm đò này đến vụ chìm đò khác. Và người ta sẽ lại tìm ra một "ai đó" chịu tội cho những vụ kiểu này với những lý do về giấy phép kinh doanh, giấy hành nghề, đăng kiểm... Họ làm như vậy để những nhà chức trách "phủi tay" . Vậy cái chính là chúng ta cần phải làm gì để không còn những cảnh tương tự và phòng tránh những vụ kiểu đó. Hãy phát động phong trào như Nông Sơn đã làm và đừng để con cháu chúng ta bị chết oan uổng vì sự thiếu trách nhiệm của những chính quyền các địa phương và sự thờ ơ của con người.

Dương Phương, Núi Thành, Quảng Nam
Con người sống luôn luôn kèm theo nhu cầu đi lại. Vì vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì việc phát triển mạng lưới giao thông luôn đóng vai trò quyết định. Trong mấy năm qua, chính sách bê tông hóa mạng lưới giao thông, xóa cầu khỉ... đã làm thay đổi diện mạo của nông thôn và đời sống của người nông dân đất nước ta. Thế nhưng, những vùng sâu, vùng xa thì vẫn còn vô vàn khó khăn do ít được quan tâm.

Tất nhiên rất nhiều lý do được đưa ra nhưng để xảy ra những tai nạn thương tâm như vậy trong lúc chúng ta đang sử dụng lãng phí tiền của ở những vùng quy hoạch ảo thì thật đau lòng. Các vị có chức có quyền hãy sử dụng hết quyền lực của mình để những người dân nghèo đó bớt khổ, bớt đau. Hãy rà soát lại trên địa phương mình, địa bàn mình phụ trách còn bao nhiêu nơi, bao nhiêu điểm có thể xảy ra tai nạn để có kế hoạch khắc phục, phòng tránh. Phải ưu tiên nguồn vốn để đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của nhân dân - đây cũng là mục đích của phát triển kinh tế xã hội. Đừng ngớ ngẩn ra lệnh tất cả không được đi đò vì không đảm bảo an toàn như có địa phương trước đây đã từng làm.

Một Nông Sơn của Quảng Nam bây giờ lại đến Con Cuông, Nghệ An rồi nay mai sẽ là đâu nữa?! Nễu chúng ta không có những đầu tư kịp thời thì thương tâm đối với những người dân nghèo còn xảy ra mãi mãi. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!

Ho Ngoc Lam, TT Anh Sơn, Nghệ An
Xin chia buồn cùng các gia đình có con em bị đắm đò tại Chôm Lôm.

Le Minh Thu, Hiệp Hoà, Bắc Giang
Tôi thấy vô cùng đau sót trước tin 19 em nhỏ bị mất trong vụ đắm đò. Tôi xin chia buồn cùng gia đình các em và mong cha mẹ các em sẽ sớm vượt qua nỗi đau này.

Nguyễn Đức Hoà, Hà Nội
Chúng ta đã từng biết tai nạn đò ở Quảng Nam , và đây không phải là lần đầu. Chúng ta xây dựng sân khấu nước để các hoa hậu trình diễn với hàng chục tỷ, nhưng đầu tư cho các tỉnh, các thôn vùng sâu vùng xa một cây cầu để các em đi học đuợc dễ dàng có lẽ còn khó khăn và chưa có kinh phí. Kính mong các cấp lãnh đạo xem xét lại.

Đặng Thị Xuân, Sở tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang
Việc đắm đò không phải là chuyện cũ nữa. Lúc kinh tế còn gặp khó khăn, những quy định về hoạt động giao thông đường thuỷ còn thiếu. Nhưng nay mọi việc đã được các cấp các ngành quan tâm đầy đủ nhưng sao vẫn còn những chuyện thương tâm như vậy xảy ra? Trách nhiệm thuộc về ai?

Hung, Cát Linh, Hà Nội
19 em nhỏ mất mạng trên chuyến đò định mệnh đó quả thực là đau lòng.  Nén lại nỗi đau mất người, các cấp chính quyền sở tại hãy nhìn nhận lại và kiểm tra lại hoạt động của các con đò, hãy xây dựng một cây cầu vững chắc cho thế hệ mai sau.

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,