221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
859426
Kê khai tài sản là việc khó nhưng phải làm
1
Article
null
Kê khai tài sản là việc khó nhưng phải làm
,

Kê khai tài sản cán bộ chắc chắn là có tác dụng chống tham nhũng, ban đầu có thể tác dụng còn hạn chế nhưng hiệu quả sẽ được nâng lên dần dần. Các nước trên thế giới đều làm công việc này, không có bất cứ lý do gì để trì hoãn việc này nếu chúng ta thực sự muốn chống tham nhũng.

Một ngôi biệt thự ở Hà Nội, liệu đã được kê khai ở bất kỳ đâu?

 
Trần Lâm, Hà Nội
Kê khai tài sản là việc làm khó nhưng quyết tâm cũng có thể thực hiện được. Đất nước ta đã trải qua những thời kỳ rất khó khăn trong chiến tranh, tại sao lại không thể vượt qua trong thời gian này? Vấn đề là phải làm từ trên xuống dưới. Ví dụ, một vị thứ trưởng phải kê khai có nghĩa là thủ trưởng của anh ta cũng phải kê khai và tất nhiên là trên nữa.

Nói ví dụ ở một cơ quan, thủ trưởng hô hào kê khai, nhưng bản thân ông thủ trưởng chưa kê khai thì mọi kê khai khác vẫn chỉ là hình thức mà thôi. Nếu làm được kê khai tài sản thì đó là một bước tiến lớn trong công cuộc chống “bão” tham nhũng. Qua vụ PMU18 mới lộ ra là cán bộ ta nhiều người giàu quá sức tưởng tượng. Những sự giàu ấy thường khó che mắt được người dân nói chung, và nếu không làm tốt thì dư luận vẫn cho là “đá ném ao bèo”.

Nguyễn Mạnh Thắng, Hải Dương
Tôi thấy ý kiến của các đại biểu vẫn luẩn quẩn ở việc có nên thực hiện việc kê khai tài sản hay không(!). Theo tôi, chúng ta phải nói là tiến hành như thế nào chứ không bàn cãi có làm hay không. Kê khai tài sản và tài khoản hoá thu nhập để thấy rõ sự minh bạch các nguồn tài chính của cán bộ, công chức. Điều đó chỉ có lợi cho sự trong sạch của bộ máy. Chúng ta đã thấy rõ sự bất bình thường về thu nhập, về sự "giàu lên" nhanh chóng của một bộ phận cán bộ, công chức. Nếu tính từ hệ số lương, thử hỏi có thể giàu nhanh như vậy được không? Một chuyên viên cấp tỉnh như tôi, 16, 17 năm công tác, chuyên môn gọi là trung bình, thu nhập từ lương là khoảng gần 1,5 triệu. So với nông dân là khá nhưng với giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như hiện nay thì chỉ có thể nói là tạm đủ. Tôi chắc hệ số lương của những người có thời gian công tác như tôi cũng vậy hoặc hơn một chút. Mà có hơn cũng khó có thể có chuyện "sung túc" được. Tại sao?

Một bạn đọc, Tp.Hồ Chí Minh
Kê khai tài sản là việc khó nhưng phải làm. Đó là hình thức hữu hiệu để răn đe, giám sát và ngăn ngừa tham nhũng. Bước đầu sẽ khó rất khó nhưng với sự giám sát nhiều chiều, cơ cấu sẽ dần hoàn chỉnh, hiệu lực sẽ được nâng dần. Nếu ta làm sớm hơn thì bây giờ ta đã không phải bàn những cái khó của bước khởi đầu, mà chắc rằng ai cũng phải đi qua. Chúng ta đã biết quá rõ chống tham nhũng phải chống từ gốc, phải sửa từ lỗi hệ thống, phải “ngăn ngừa cháy” chứ không phải thành lập “đội cứu hỏa cao cấp”.

Đỗ Minh Lập, 20 Láng Hạ, Hà Nội
Trước tiên, các cán bộ từ cấp Bộ trưởng trở lên nên gương mẫu thực hiện kê khai tài sản để thể hiện quyết tâm chống tham nhũng và sự minh bạch của mình. Tất nhiên, việc làm này phải chịu sự giám sát của nhân dân, Quốc hội. Làm được như vậy, các cán bộ cấp dưới sẽ nể phục và noi theo. Mặt khác, nếu có cán bộ cấp dưới tham nhũng thì các Bộ trưởng cũng dễ dàng xử lí hơn mà không ngại bị tố cáo ngược.

Tr.M.Tuong, vtkmui@yahoo.com
Theo tôi, để lấy lại lòng tin của dân, hãy kiểm kê tài sản của các cá nhân và gia đình các cán bộ của Đảng và Nhà nước trước hết là cán bộ cấp cao,pham vi ảnh hưởng lớn .. Không phải cấp dưới ít tham nhũng hơn nhưng nghiêm trị tham nhũng từ cấp trên (nếu có) sẽ có tác dụng mạnh. Sau đó chúng ta rút kinh nghiệm rồi tiến hành kê khai một cách nghiêm chỉnh từ cấp phó phòng ở huyện trở lên. Đây là công việc hết sức phức tạp bởi nó không chỉ là cá nhân mà còn liên quan đến toàn xã hội.

An Hồng Ninh, Hà Nội
Nói chống tham nhũng mà không minh bạch về tài sản cá nhân công chức thì chỉ là nói cho dân tạm yên lòng- bản chất của sự việc là mị dân. Nếu thu nhập là chính đáng thì tại sao quan chức sợ kê khai tài sản? Không nên vì chưa có các giải pháp hữu hiệu kiểm tra thông tin kê khai mà chần chừ. Theo tôi, trước hết, tất cả công chức làm việc trong các cơ quan công quyền, tư pháp và cơ quan dân cử từ trung ương đến địa phương phải kê khai tài sản ngay. Sau đó, khoảng 5 năm, tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và tiến hành kê khai đối với tất cả các viên chức trong bộ máy nhà nước.

Phan Hiệp, Yên Phụ, Hà Nội
Việc kê khai tài sản chắc chắn là có tác dụng chống tham nhũng, ban đầu có thể tác dụng còn hạn chế nhưng hiệu quả sẽ được nâng lên dần dần. Các nước trên thế giới đều làm công việc này, không có bất cứ lý do gì để trì hoãn việc này nếu thật sự muốn chống tham nhũng. Cần thực hiện đối với tất cả các công chức nhưng vì không thể cùng lúc thực hiện với tất cả đối tượng nên cần có kế hoạch tiến hành từng đợt từ các cấp cao nhất trở xuống, sau mỗi đợt có tổng kết và rút kinh nghiệm để làm đợt sau tốt hơn. Bây giờ, chúng ta không có lý do gì để bàn có nên kê khai tài sản cán bộ hay không mà chỉ nên bàn làm như thế nào mà thôi.

Phan The Hung, 20 Trường Thi, Nghệ An
Kê khai tài sản, tại sao không? Tại sao còn chần chừ? Việc kê khai tài sản cần được tiến hành trong mọi công chức nhưng chỉ nên khoanh, làm điểm rồi mới mở rộng, làm từ trên xuống dưới, kết hợp đồng bộ cùng một lúc bằng nhiều giải pháp.

 

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,