Kê khai tài sản của cán bộ, quan chức là việc cần làm để chống tham nhũng. Tuy nhiên, để tránh việc kê khai tài sản chỉ mang tính hình thức, điều quan trọng là dựa vào nguồn tin của nhân dân, nhân dân phải được giám sát việc làm này.
Đặng Quang Linh
, Quảng TrịKê khai tài sản là việc phải làm, cần thiết phải làm trong cuộc chiến chống tham nhũng. Thế nhưng do quản lý xã hội lỏng lẻo kéo dài hàng mấy chục năm trời nên tài sản bất minh của quan chức đã được hợp thức hóa bằng nhiều mánh lới.
Để kê khai tài sản, làm cơ sở cho chống tham nhũng, ngoài công việc thủ công là tự kê khai (không chính xác, nhưng để đánh giá sự trung thực của quan chức cở nào) cần dựa vào nhân dân. Nhân dân không biết dựa vào ai khi bị trù dập nên cơ quan chức năng phải tiếp nhận, lựa chọn phản ánh của nhân dân thông qua thư dấu tên. Nếu chúng ta không tranh thủ kênh thông tin này thì không bao giờ kê khai được tài sản quan chức.
Bên cạnh kê khai tài sản, cần khẩn trương đưa các khoản thu nhập của quan chức vào quản lý trên tài khoản, hạn chế, khống chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch. Cá nhân mua tài sản là bất động sản phải chứng minh thu nhập (Bất động sản của quan chức đều đứng tên con, cháu....).
Trên hết vẫn là thái độ của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, quyết liệt bằng hành động hay quyết liệt phong trào (như trước đấy), thực sự chống tham nhũng bằng sức mạnh của cả xã hội hay chỉ trong nội bộ Đảng, chính quyền.
Hoàng Ngọc, Tp.Hồ Chí Minh
Chúng ta không hạn chế báo chí tìm hiểu tài sản cán bộ. Thông tin về tài sản của cán bộ không là bí mật quốc gia cần bảo vệ. Trung tâm thông tin về nhà đất thuộc các Sở Tài nguyên Môi trường chủ động công bố, đối chiếu thông tin về tài sản cán bộ các cấp đứng tên. Ủy ban chống tham nhũng thu thập thông tin và tài sản của cán bộ để đối chiếu với bản kê khai. Các ngân hàng không giữ bí mật tài khoản của cán bộ Đảng viên. Tổ dân phố, cơ sở Đảng địa phương có quyền chất vấn, quyền được biết tài sản của cán bộ đương chức đương quyền sinh sống trên địa bàn, tức là bỏ khái niệm "cán bộ quản lý theo nghành dọc" để phát huy tinh thần cách mạng từ cơ sở lâu nay của nuớc ta.
Văn Bá, banmai@yahoo.com
Tôi nghe nói rằng Phạm Tiến Dũng, đàn em của Bùi Tiến Dũng có mua một miếng đất ở làng Thủ Lệ khi chưa mở đường Đào Tấn. Khi đường mở xong, mảnh đất đó thành mặt tiền. Bây giờ nó là quán bia sầm uất. Chắc rằng anh ta chưa kê khai. Và có trời mới biết được rằng quán bia ấy đứng tên ai. Tôi nghĩ rằng muốn biết quan chức nào có nhiều nhà, chúng ta bắt đầu từ tổ dân phố. Ở đó, người ta biết rõ từng ngôi nhà. Làm cuộc điều tra trên toàn thành phố sẽ biết ai có nhiều nhà nhất. Chỉ có điều cấp lãnh đạo có đủ dũng khí để làm hay không thôi? Đã quá muộn để làm chuyện kê khai. Nhưng muộn còn hơn không. Chần chừ chỉ mất niềm tin đối với công cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà thôi.
Nguyễn Ngọc Long, Sơn La
Theo tôi, kê khai tài sản là việc nên làm. Tuy nhiên, để việc kê khai không bị biến thành hình thức, làm mất thời gian của xã hội thì phải công khai hóa các bản kê khai đó cho nhân dân biết. Những người phải kê khai đầu tiên là các vị lãnh đạo cấp cao rồi tiếp tục đến các cán bộ cấp dưới. Nếu cho kê khai là khó để trì hoãn hoặc không kê khai hoặc kê khai nhưng không công khai thì chứng tỏ việc chống tham nhũng chỉ là hô hào mà thôi.
Ha Thanh Tu, hathanhtu@vnn.vn
Tôi nghĩ rằng minh bạch tài sản là cần thiết, là biện pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng. Do đó, việc kê khai tài sản nếu đưa vào luật, bắt buộc thì không khó thực hiện. Cái khó là làm sao xác định việc kê khai có trung thực hay không? Nếu không xác định được thì sẽ không có kết quả và trở thành hình thức.
Hoàng Duy, Nghệ An
Rõ ràng chúng ta đều thống nhất, trong công tác chống tham nhũng hiện nay, kê khai tài sản là việc làm cần thiết. Thế nhưng vấn đề là bằng cách nào để có thể kê khai được một cách chính xác tài sản của cán bộ Nhà nước? Thực tế cho thấy việc kê khai tài sản mang nặng hình thức, bởi lẽ chắc chắn một điều rằng không có một ông cán bộ tham nhũng nào lại cho mọi người thấy khối tài sản bất bình thường so với thu nhập của mình để rồi bị báo chí và các cơ quan chức năng làm rõ. Do đó, cần phải có cơ chế kê khai tài sản thích hợp mới để việc kê khai tài sản mang lại hiệu quả như mong muốn.
Dương Toàn, Hàng Vôi, Hà Nội
Kê khai tài sản cá nhân (bao gồm tài sản vật chất và khoản tiền có giá trị), là việc làm đã được đặt ra từ lâu và lẽ ra đã phải được thực thi một cách nghiêm túc, nhưng chắc vì... khó nên bỏ lửng, nay được nhấn mạnh với ý thức quyết tâm.
Việc tự kê khai tài sản phải được hiểu như một thái độ minh bạch, đàng hoàng của những người có chức sắc lớn, nhỏ trong bộ máy công quyền (được hiểu ở cả doanh nghiệp Nhà nước, những tổ chức có sử dụng ngân sách, tài sản công) và vào thời điểm này cũng thể hiện quyết tâm nói không với tham nhũng tiêu cực của mỗi cá nhân.
Dù không còn là sớm nhưng cũng chưa muộn để việc kê khai tài sản trở thành nghĩa vụ của mọi công chức trước đòi hỏi gay gắt của xã hội và rồi việc kê khai tài sản dần trở thành việc đời thường đối với mỗi quan chức. Cho dù hiện nay việc kê khai tài sản cá nhân đang được thảo luận, song tính tích cực tất yếu của nó là rõ ràng. Vậy, liệu chúng ta vào lúc này có được chứng kiến sự dũng cảm gương mẫu của một quan chức nào đó tự công khai tài sản của mình (như đã chứng kiến gương những đồng chí lãnh đạo liêm khiết tự nguyện trả lại biệt thự cho nhà nước)?
Cơ chế kiểm tra giám sát kê khai tài sản cũng hết sức quan trọng để việc kê khai tài sản đạt được mục đích đề ra. Cơ quan nào bộ máy nào gồm những ai sẽ thực thi quyền hạn giám sát kê khai và quản lý hồ sơ kê khai vừa đảm bảo tính chính xác trung thực, minh bạch vừa đảm bảo nguyên tắc bí mật cá nhân. Đây là vấn đề cần nghiên cứu. Nhiều nước đã có kinh nghiệm về việc này, chúng ta có thể học hỏi.
Chống tham nhũng chưa bao giờ được toàn xã hội quan tâm và quyết tâm như lúc này. Kê khai tài sản cũng chỉ là một trong các biện pháp có hiệu quả mạnh trong chiến lược làm trong sạch bộ máy công quyền, là một việc không dễ dàng nhưng phải làm, làm ngay và làm triệt để.
Trần Công Dân, Hà Nội
Vấn đề ở đây là thực hiện kê khai tài sản như thế nào, chứ không nên bàn là nên làm hay chưa nên làm nữa.
Hiện nay, đại đa số những người có chức, có quyền đều là Đảng viên.Thời gian qua, việc buôn lỏng quản lý và ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương của nhiều Đảng viên là chưa tốt. Bây giờ Đảng và Nhà nước, nhân dân cần các Đảng viên phải nêu cao tinh thần tự giác, sức chiến đấu trong mỗi người. Nếu là những Đảng viên chân chính, trung kiên của Đảng tại sao lại ngại, hay sợ một việc phải kê khai và công khai tài sản? Đó là câu hỏi đang được người dân mong đợi câu trả lời bằng hành động. Những lớp cán bộ Đảng viên thời kỳ trước, họ dám hy sinh thân mình, tài sản và hạnh phúc để đi theo cách mạng, họ đâu có quản ngại khó khăn gian khổ. Vậy việc kê khai và công khai tài sản đối với cán bộ, công chức, Đảng viên hiện nay có gian khổ và khó khăn lắm không? Sao lại không thực hiện ngay được?
Chúng ta đang muốn làm gương cho thế hệ trẻ. Đảng đang phát động nâng cao tính chiến đấu của Đảng, tính chiến đấu của Đảng sẽ được tập hợp lại từ tính chiến đấu của mỗi Đảng viên. Mỗi Đảng viên hãy tự chiến đấu và chiến thắng chủ nghĩa cá nhân trong mình bằng hành động là kê khai trung thực tài sản thu nhập của cá nhân và gia đình.
Giải pháp kê khai tài sản chắc thủ trưởng đơn vị mỗi cấp đều biết làm. Nhưng vấn đề chúng ta có cương quyết làm hay không? Hãy làm điểm một Bộ nào đó mọi vấn đề sẽ rõ, có khi là tín hiệu tốt cho người dân tin vào Đảng lãnh đạo. Nếu nói khó, vậy cho phóng viên của cơ quan chống tham nhũng chụp ảnh một số ngôi " Biệt thự" và kèm theo hệ số lương cũng như những hoạt đông kinh doanh của các vị quan chức là rõ ngay. " công khai " trong lúc này đây. Rất cần thiết cho Việt
Ý kiến của bạn?