Thuế Thu nhập cá nhân( TTNCN) về ý nghĩa, mục đích, không có gì phải bàn cãi. Người dân đóng thuế để nuôi bộ máy Nhà nước, Nhà nước phục vụ nhân dân. Quan trọng là luật thuế TNCN phải làm sao đi vào cuộc sống để mọi người dân có thu nhập đều tự nguyện, tự giác và... hãnh diện khi nộp thuế. Ngoài việc phải xây dựng luật thuế dễ hiểu, công bằng, dễ thực hiện thì việc tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn người dân kê khai và nộp thuế dễ dàng, thuận tiện là một yếu tố hết sức quan trọng, cần xây dựng cho mọi người thói quen cứ... đến hẹn lại lên tự nguyện đóng thuế.
Cần xây dựng cho mọi người thói quen cứ... đến hẹn lại lên tự nguyện đóng thuế. |
Đào Mạnh Dương,
15 Pasteur, Q.1, Tp.Để có công bằng xã hội thì mọi người dân có thu nhập đều có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập, người thu nhập nhiều, nộp nhiều, người thu nhập ít, nộp ít. Có như vậy mới tạo được sự công bằng (một cách tương đối) trong toàn xã hội. Về nguồn gốc thu nhập, theo tôi, không nên phân biệt nguồn gốc thu nhập vì như vậy sẽ rất phức tạp và khó thực hiện. Tất cả các khoản được cho là thu nhập cá nhân đều phải chịu thuế.
Tôi đã từng sống và làm việc hơn 10 năm tại Cộng hoà Séc, tôi thấy tất cả mọi người dân đều tự nguyện kê khai thu nhập của mình. Đối với các đối tượng làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức thì hàng tháng bộ phận kế toán, tài chính đều tự động tính toán và kê khai thuế thu nhập giúp đối tượng lĩnh lương tại đơn vị mình và tiến hành thu thuế hộ cơ quan thuế. Đối với các đối tượng lao động tự do, cứ 3 hoặc 6 tháng, họ lại tự giác kê khai thu nhập và nộp thuế.
Vấn đề là luật thuế của họ đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, vì vậy, người dân dù trình độ văn hóa không cao cũng vẫn hiểu và tự tính toán mức thuế phải nộp. Họ rất hào hứng, tự nguyện, coi đó là trách nhiệm và quyền lợi của mình, thậm chí họ còn rất tự hào khi cuối năm khoe rằng năm nay họ đã đóng thuế cho Nhà nước được bao nhiêu và quy ra tương đương mua được mấy cái... máy cày.
Thiết nghĩ, thuế thu nhập cá nhân về ý nghĩa, mục đích không có gì phải bàn cãi, quan trọng là luật thuế thu nhập cá nhân phải làm sao đi vào cuộc sống để mọi người dân có thu nhập đều tự nguyện, tự giác và... hãnh diện khi nộp thuế.
Ngoài việc phải xây dựng luật thuế dễ hiểu, công bằng, dễ thực hiện thì việc tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn người dân kê khai và nộp thuế dễ dàng, thuận tiện là một yếu tố hết sức quan trọng, cần xây dựng cho mọi người thói quen cứ... đến hẹn lại lên tự nguyện đóng thuế. Một vấn đề hết sức quan trọng là làm sao để người dân mỗi khi kê khai và nộp thuế không bị cán bộ thuế sách nhiễu, phiền hà và tạo tâm lý sợ thuế như sợ... cảnh sát hình sự.
Ngọc Thuỵ, Long Bien, Hà Nội
Tôi đã từng đi nước ngoài nhiều và thấy người dân các nước từ những người rất bình thường đều tỏ thái độ khá gay gắt mỗi khi họ thấy bộ máy công quyền làm không được như họ muốn. Hỏi ra mới biết, họ có lí do rất đơn giản: “Chúng tôi đóng thuế nuôi bộ máy Nhà nước, Nhà nước có nghĩa vụ phục vụ chúng tôi. Không làm được như vậy thì phản đối”.
Tôi là công chức, có lương và làm việc để được trả lương, nghĩa là có đóng góp cho Nhà nước. Ở các nước, đội ngũ công chức gián tiếp (thông qua công việc của mình để làm cho Nhà nước gián tiếp hoặc trực tiếp thu được nhiều thuế hơn) và trực tiếp (đóng thuế thu nhập cá nhân) nuôi Nhà nước.
Song ở Việt
Hoà Minh Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thuế là nguồn thu chính nuôi bộ máy Nhà nước và đó cũng chính là tiền bán dịch vụ Nhà nước cho công dân, doanh nghiệp (bảo vệ lãnh thổ, giữ gìn trị an, chính sách an sinh và cân bằng xã hội, các dịch vụ khác mà tư doanh không muốn làm). Như vậy, “kẻ bán”, “người mua” cần ngồi lại với nhau để cùng tìm ra phương thức tốt nhất để hai bên cùng có lợi.
Cơ quan thảo dự luật ở ta có vẻ như xem mình là Nhà nước và Nhà nước là có thể áp đặt một chính sách thuế liên quan đến gần như tất cả mọi người Việt Nam mà không hề trưng cầu dân ý, không hề có kế hoạch nghiên cứu khoa học. Cho dù Nhà nước có quyền nhưng nếu không làm cho dân rõ, lòng người không phục thì chính Nhà nước tự gây khó cho mình.
Tôi chỉ hiểu đơn giản rằng Nhà nước bán dịch vụ thì người dân mua dịch vụ và trả lại bằng tiền thuế. Thế nhưng, nếu đúng nghĩa cơ chế thị trường thì khách hàng mới quyết định chứ không phải nhà sản xuất hay người cung cấp dịch vụ. Người nộp thuế hoàn toàn có quyền từ chối trả tiền cho dịch vụ Nhà nước nếu họ không hài lòng và họ sử dụng quyền năng ấy chính là lá phiếu để bầu ra Nhà nước của họ để họ mua bán trao đổi những công việc và dịch vụ mà chỉ dành cho bộ máy Nhà nước.
Cao Minh, Hà Nội
Một đạo luật ra đời nếu không có tính thực thi cao thì cũng có thể coi như một thất bại. Luật thuế thu nhập cá nhân có diện đối tượng điều chỉnh rất rộng đó là các công dân Việt
Khi mọi công dân đều hiểu rằng ai cũng cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế thì sẽ tạo ra một hiệu ứng tâm lý rất thuận lợi cho công tác thuế và cho các bước cải cách thuế sau này. Mọi người dân đều được đóng góp thì cũng chính là đều có quyền và lý do giám sát việc sử dụng sự đóng góp đó như thế nào, nó giúp ích rất tốt cho phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Việc đơn giản luật để nó mang tính khả thi cao có thể được hiểu thế này: Thay vì việc bộ máy thuế phải “phình to” ra để tính toán, hướng dẫn, kiểm tra các cá nhân có thu nhập cao theo những phương cách phức tạp thì hoàn toàn có thể quản lý dễ dàng số lượng đối tượng nộp thuế đông đảo hơn nếu như tự đối tượng nộp thuế đã rất hiểu cách tính và coi việc đóng thuế là một nghĩa vụ ai cũng phải thực hiện. Tính khả thi của luật là rất quan trọng.
nguyentrongtri333@yahoo.co.uk
Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tôi là công dân Việt
T.Bắc, Palouky@hotmail.com
Tôi hoàn toàn ủng hộ việc thu thuế thu nhập cá nhân khi sắc thuế này được đáp ứng đủ các ý nghĩa:
1. Nghĩa vụ nộp thuế TNCN: Tất cả mọi người có phát sinh thu nhập đều phải nộp thuế. Mức thu nhập từ bao nhiêu trở lên thì phải nộp thuế do Nhà nước quy định.
2. Quyền lợi của người nộp thuế: Nhà nước cần nêu rõ dự chi khoản thuế này cho những mục đích gì. Tôi ở nước ngoài (trong liên minh EU), việc đóng thuế thu nhập cá nhân là đương nhiên, và nước sở tại thực hiện luật thuế này rất chặt chẽ. Tôi được giải thích là thuế này dùng để làm các việc sau: - Khi tôi có thu nhập thì phải nộp thuế TNCN, khi tôi không có thu nhập thì được trợ cấp (trợ cấp thất nghiệp); - Khi sinh con thì được trợ cấp cho đến khi con 18 tuổi…
Đất nước ta từ nghèo nàn, lạc hậu tiến được đến hôm nay đã là một kỳ tích. Trong đó ngành thuế có vai trò quan trọng, tạo ra ngân sách nhà nước, là nhiên liệu để vận hành đất nước đi đến chặng đường ngày nay. Không lẽ ta tăng thêm một sắc thuế mới, một sắc thuế rất nhạy cảm, chỉ để phục vụ các mục đích cũ?
Lê Văn Hóa, Đà Nẵng
Về vấn đề thuế thu nhập, tôi hoàn toàn nhất trí là cần phải có, nhưng vấn đề kiểm soát mức thu nhập làm sao cho đảm bảo tính thực tế và công bằng, minh bạch. Khi tôi có việc làm ở mức thu nhập cao phải đóng thuế thu nhập, nhưng vì một lý do nào đó tôi bị mất việc làm (gọi là thất nghiệp) thì Nhà nước có chính sách bảo trợ gì? Mức bảo trợ là bao nhiêu để tôi bảo đảm cuộc sống trong lúc tôi không có thu nhập? Hoặc người có tham gia đóng thuế thu nhập sẽ được hưởng ưu đãi gì từ phúc lợi xã hội? Có như vậy mới thực sự gọi là công bằng xã hội, chúng ta không thể cào bằng giữa người có công đóng góp với những người không bao giờ hoặc chưa từng tham gia đóng góp gì cho công quỹ được.
Ý kiến của bạn?