221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
867606
Mức khởi điểm chịu thuế không có cơ sở khoa học
1
Article
null
Mức khởi điểm chịu thuế không có cơ sở khoa học
,

Dự luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vẫn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của người dân. Cử tri Nguyễn Xuân Phong, TGĐ Công ty Đầu tư và Quản lý vốn T&M Capital đưa ra một số điểm bất hợp lý với mức khởi điểm chịu thuế của dự luật.

 

1. Bộ Tài chính không có cơ sở để đưa ra ngưỡng thu nhập không chịu thuế (hay thuế suất 0%) là 4 hay 5 triệu đồng

 

Soạn: HA 964297 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nộp thuế TNCN

Bộ Tài chính có vẻ như không hề có một tính toán và cơ sở để đưa ra con số này, mà có vẻ thuần túy dựa trên suy đoán và ước tính theo kiểu "vừa cho gia vị vừa nếm". Cho dù có một cơ sở ước tính thô thiển nào theo kiểu bốc thuốc như vậy, thì bản thân việc đưa ra một con số tuyệt đối đã cho thấy là không thể chấp nhận được khi ban hành một dự luật, một chính sách có ảnh hưởng vĩ mô vì đơn giản là nó không phản ánh sự biến đổi của các chỉ số kinh tế vĩ mô như chỉ số lạm phát, chỉ số trượt giá hàng tiêu dùng.

 

Thay vì đưa ra con số tuyệt đối, lẽ ra ban soạn thảo dự Luật nên đưa ra một công thức tính dựa trên căn cứ khoa học, dựa trên các nghiên cứu kỹ lưỡng, ví dụ:

 

Thuyết Maslow về sự tăng nhu cầu của con người trong mối quan hệ với thu nhập: Điều này rất quan trọng, vì nếu không, việc đưa ra chính sách thuế chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng “hôm nay ban hành, mai sửa” thậm chí chưa ban hành đã lạc hậu.

 

Nghiên cứu về các thuế suất thuế thu nhập của các nước trong khu vực, từ khi nền kinh tế của họ có mức thu nhập bình quân đầu người ở mức 400USD/năm cách đây vài chục năm - giống mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay tại Việt Nam - cho đến nay, khi thu nhập bình quân đầu người của họ đạt trên 30.000 USD/năm, như Singapore chẳng hạn. Việc nghiên cứu các thực tế này chính là cách để Việt Nam đưa ra chính sách phù hợp nhất, tránh được tình trạng luật cứ thay đổi liên miên.

 

Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, nếu Luật không dựa trên hai nghiên cứu khảo sát thực tế như vậy, nếu không đưa ra được một công thức xác định, bao hàm đủ các yếu tố ảnh hưởng như các chỉ số kinh tế vĩ mô, chỉ số lạm phát, chỉ số trượt giá hàng tiêu dùng,... thì chắc chắn sẽ không tránh được việc sửa chữa liên miên luật.

 

2. Không lượng hóa và không đưa ra được mức chi phí sinh hoạt tối thiểu để khấu trừ phần miễn giảm thu nhập trước khi chịu thuế TNCN

 

Tôi nghĩ, đây chính là thiếu sót lớn nhất của Bộ Tài chính khi soạn thảo Dự luật Thuế TNCN. Chúng ta cần định nghĩa rõ ràng ý nghĩa của Luật Thuế TNCN là nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhâp quá cao vì lý do đảm bảo công bằng xã hội, chứ không phải nhằm mục đích tận thu và làm ảnh hưởng đời sống của những người làm công ăn lương mà thu nhập trên đồng đồng lương hiện tại vốn đang không đủ để bù đắp các chi phí đang ngày càng đắt đỏ.

 

Thông thường, ở các nước phát triển, người ta đưa ra chỉ số tiêu dùng (CPI), bao gồm toàn bộ các mặt hàng thiết yếu cần thiết để duy trì mức sống ở mức tối thiểu cho một người tiêu dùng thông thường, bao gồm mua lương thực thực phẩm, mua sắm quần áo, xăng xe đi lại, chi phí giải trí, chi phí nuôi và dạy con, khám sức khỏe và chăm sóc y tế,...

 

Như vậy, về nguyên tắc chỉ số hàng tiêu dùng này phải phản ánh được sự khác biệt về giá cả tại mỗi vùng miền khác nhau trên một nước, để làm sao đảm bảo mua được các mặt hàng được lượng hóa thành bao nhiêu kg gạo, thịt, rau, bao nhiêu lít xăng dầu đi lại, chăm sóc sức khỏe y tế, tiền học phí và các khoản đóng góp cho trường, các đoàn thể, các loại phí mà cấp phường hiện đang thu một cách vô tội vạ của dân... trong một  tháng, của chính bản thân người lao động và những người phụ thuộc. 

 

Đây chính là cơ sở của khái niệm sức mua tương đương mà hiện các nước phát triển đang áp dụng để làm cơ cở tính thuế thu nhập cho các cá nhân. Ở đây, Ban soạn thảo cần nhìn thẳng vào sự thật, bằng cách tiến hành một nghiên cứu xã hội ở nhiều vùng miền khác nhau, có nhiều nhóm đối tượng có tính đại diện cao cho các thành phần xã hội ở mỗi vùng miền, phải ghi nhận được và phải công nhận các khoản phí, dù là hợp pháp hay do chính quyền địa phương đã lạm thu bất hợp pháp của người dân, để khấu trừ đi trước khi đánh thuế.

 

Như vậy, về nguyên tắc, khoản thu nhập chịu thuế là khoản tiền còn lại, sau khi đã khấu trừ đi các chi phí tiêu dùng tối thiểu được lượng hóa của cá nhân người có thu nhập và của những người ăn theo mà người đó phải nuôi dưỡng, gồm: con cái, vợ (nếu là người không đi làm), bố mẹ già không có thu nhập đều đặn hàng tháng,... theo công thức chưa đầy đủ dưới đây:

 

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – (Chi phí sinh hoạt được tính định lượng tối thiểu mức sông của của cá nhân người nộp thuế và những người phụ thuộc)

 

3. Không đưa ra được chỉ số trượt giá hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ sinh hoạt

 

Thực tế tại Việt Nam người ta cũng sử dụng khái niệm CPI, nhưng nó không phản ảnh được mức độ trượt giá hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người lao động bình thường theo đúng nghĩa của nó. Trên thực tế, chỉ số CPI tại Việt Nam được tính trên một loạt các hàng hóa thiết yếu cho nền kinh tế ở cấp độ quốc gia như xăng dầu, sắt thép, xi măng,...

 

Rõ ràng chỉ số CPI này đang được dùng để phản ánh mức trượt giá của nền kinh tế nói chung, chứ không phản ánh được mức độ trượt giá các mặt hàng thiết yếu dùng cho cuộc sống sinh hoạt thông thường, mà trong đó tỷ trọng các mặt hàng nhu yếu phẩm, xăng dầu đi lại, mua sắm quần áo,... đang chiếm một tỷ trọng rất lớn, trên 90% hoặc trên 100% của tổng thu nhập[1] của mọi gia đình, đặc biệt là các gia đình viên chức làm công ăn lương tại một nước kém phát triển như Việt Nam.

 

Tôi tin rằng, nếu Việt Nam sử dụng chỉ số CPI theo đúng nghĩa của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho sinh hoạt gia đình, thì chỉ số này trong hơn 10 năm qua chắc chắn không thể dưới 20%-30%/năm được. Như vậy, tôi thấy cần thiết phải tách biệt hai khái niệm này bằng cách đưa thêm một chỉ số nữa, nhằm tránh nhầm lẫn với khái niệm CPI mà người ta đang sử dụng, ví dụ: đưa thêm chỉ số khác như National Gross Domestic Product Price Index (gọi tắt là “NGDPPI” chẳng hạn) nhằm xác định mức độ trượt giá của của các mặt hàng thiết yếu chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế. Còn chỉ số CPI nên chỉ sử dụng để phản ánh mức độ trượt giá các mặt hàng sinh hoạt thiết yếu thông thường mà thôi.

 

Chính vì sự thiếu hụt một chỉ số CPI dùng để đo lường các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho sinh hoạt gia đình hoặc nếu có nhưng chỉ số này không phản ánh chính xác sức mua tương đương các nhu yếu phẩm được lượng hóa thành kg thịt, kg gạo, số điện sử dụng, số xăng cần dùng, số thuốc khám chữa bệnh, các loại phí có tên và không tên,... nên rõ ràng Bộ Tài chính không bao giờ đưa ra được một phương thức tính thuế thu nhập cá nhân sao cho đảm bảo được nguyên tắc điều tiết thu nhập của các cá nhân có mức thu nhập cao hơn mức đa số của xã hội như đã định nghĩa tại phần 1 ở trên. Như vậy, ta có thể thấy trước là sau 1-2 năm, mức thuế TNCN – do không được xây dựng trên cơ sở tính toán khoa học – sẽ phải sửa đổi lại, và sẽ không bao giờ thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này.

 

Theo suy nghĩ của tôi, sau khi đưa ra được chỉ số CPI nêu trên, thì hàng năm Tổng cục Thống kê sẽ công bố chỉ số trượt giá các hàng thiết yêu tiêu dùng hàng năm để Bộ Tài chính làm căn cứ khấu trừ tiếp một khoản tiền trong phần thu nhập của cá nhân người nộp thuế và những người phụ thuộc theo nguyên tắc đủ để đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu. Như vậy phần thu nhập chịu cần phải tính theo công thức đầy đủ dưới đây:

 

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập(100% + CPI) x (Chi phí sinh hoạt tối thiểu của cá nhân người nộp thuế và những người phụ thuộc).

 

Tôi tin rằng, nếu Bộ Tài chính áp dụng nguyên tắc trên đây, thì dự Luật Thuế TNCN sẽ được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và các tầng lớp trong xã hội.

 

  • Nguyễn Xuân Phong, TGĐ Công ty Đầu tư và Quản lý vốn T&M Capital

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,