Hiện nay hầu hết các nguồn thu nhập thực tế của người dân không thể hiện được trên giấy tờ và do vậy đưa ra biểu thuế dựa trên các thu nhập chính thức ( ví dụ như bảng lương) là không có ý nghĩa. Có thể nói những người giầu và siêu giầu ở nước ta (những đối tượng cần phải nộp thuế nhiều nhất) lại không hề có các thu nhập chính thức đáng kể nào!
Vấn đề Thuế thu nhập cá nhân hiện vẫn còn nhiều ý kiến cử tri gửi về Tòa soạn ViệtNamNet
.Mức khởi điểm chịu thuế không có cơ sở khoa học
. Cách nhìn của người dân về thuế thu nhập cá nhân
Cần có một sắc thuế khác?: Thuế thành quả thu nhập
Đánh thuế thu nhập trong điều kiện hiện nay theo tôi là hoàn toàn chưa phù hợp cả về hiệu quả kinh tế (trên quan điểm thu ngân sách) lẫn tác động xã hội.
Thứ nhất do đặc thù của xã hội
Thứ hai là hầu hết những người giầu và siêu giầu ở nước ta (những đối tượng cần phải nộp thuế nhiều nhất) lại không hề có các thu nhập chính thức đáng kể nào. Ví dụ như các quan chức nhà nước có mấy ai nghèo, thế nhưng nếu tìm tên những người này trong danh sách những người nộp thuế thu nhập tôi e hơi khó vì thu nhập chính thức của họ hầu hết là chưa đến mức chịu thuế.
Như vậy vô hình chung thuế thu nhập chỉ đánh vào những người tưong đối nghèo trong xã hội và làm cho xã hội càng bất bình đẳng hơn.
Thật khó mà nói đến bình đẳng xã hội khi bắt một nhân viên xuất thân ở tỉnh xa lên thành phố đi làm với mức lương 5 triệu phải nộp thuế mặc dù anh ta đang ở nhà thuê, phải gửi tiền về quê giúp đỡ gia đình, phải dành tiền lấy vợ, mua nhà ... trong khi đó rất nhiều quan chức nhà nước đi những chiếc xe giá vài tỷ, ở trong những căn nhà trị giá vài ngàn cây vàng và sở hữu vô số đất đai khắp nơi lại không hề phải đóng thuế thu nhập với lý do là theo các tiêu chí của luật thuế hiện hành thì họ đang là người “nghèo”.
Vậy tại sao lại phải đánh thuế theo thu nhập trong điều kiện không thể xác định được thu nhập thực tế của mọi người?
Tại sao không làm một cách đơn giản, hiệu quả và công bằng hơn nhiều là đánh thuế vào “thành quả” của thu nhập? Nếu đánh thuế vào “thành quả” của thu nhập như vậy chắc chắn sẽ thu được rất nhiều thuế, thu được của đúng người cần thu và miễn được thuế cho đúng người cần miễn.
Theo tôi trước hết phải có một sắc thuế đánh vào tài sản (ví dụ như thuế sở hữu bất động sản), như vậy việc thu thuế rất đơn giản và hiệu quả, lại đảm bảo được công bằng xã hội (vì những người thực sự giầu có sẽ là những người phải đóng thuế nhiều nhất). Thuế này còn gián tiếp chặn đứng các hình thức đầu cơ, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai.
Trong hoàn cảnh
Sau này khi xã hội văn minh lên, các nguồn thu nhập của người dân đều chính thức và minh bạch thì lúc đó hãy bàn tới thuế thu nhập cũng không hề muộn.
Hải Bằng Dia chi: Tp HCM
Email: bang.nguyenhai@gmail.com
Thuế thu nhập cá nhân nên tính theo thu nhập gia đình
Bùi Hồng Hải Dia chi: Thành phố Lào Cai
Email: songhong57@yahoo.com
Trong xã hội, người lao động phải làm ra sản phẩm để nuôi mình và nuôi những người chưa lao động, những người không lao động được và những người chưa có việc làm. Đó là trẻ em, người già, người tàn tật, người chưa có việc làm trong gia đình mình. Mức lương của họ có thể đạt 4 - 5 triệu đồng nhưng nếu đem chia bình quân cho những người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng thì chỉ còn 1- 2 triệu/khẩu, một mức sống thật sự còn rất gặn gòi. Vậy mà họ vẫn phải nộp thuế thu nhập thì quả thật là chưa hợp lý. Vì vậy theo ý kiến cá nhân tôi, thuế thu nhập cá nhân nên tính theo bình quân thu nhập của gia đình hoặc những người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.
VO HUU KHOA
Tel: 0955511080
Email: khoaa4@yahoo.com
Vấn đề quan trọng là bảo đảm cuộc sống cho người dân ở mức sống khấm khá. Và theo tôi nghĩ thì luật này chưa rõ ràng, có nhiều yếu tố chưa bền vững. Bộ luật mà còn chung chung và thiếu khung sườn vững chắc thì sẽ gây ra nhiều bất cập. Vậy nên theo tôi nghĩ chúng ta hãy thăm dò thật kỹ ý kiến người dân trước đã. Tiếp đó là những thay đổi logic hơn nếu cần thiết.
camira Tp HCM
Tôi rất đồng tình với cái nhìn của Ông nguyễn Xuân Phong
Đọc bài viết của Ông Nguyễn Xuân Phong tôi thấy hay quá ,đáng tiếc là ông này không được tham gia ban dự thảo Thuế TNCN của Bộ Tài chính . Bài viết này, cho thấy người viết không đơn giản là hiểu mà là hiểu rất rõ những gì phải làm để ích nước lợi dân .. Các bạn đã làm được rất nhiều điều cho xã hội nhưng đưa bài viết lên đây là cần mà chưa đủ . Cảm ơn các bạn đã cho tôi đọc bài viết này ,nếu có dịp cho tôi gởi lời cảm ơn tác giả bài viết .
Phạm Thị Mai -Đà Nẵng
Email: alisaken@yahoo.com
:Luật thuế không triết trừ gia cảch cho người trên 18 tuổi là không hợp lý.
Thứ nhất vì họ chưa làm ra tiền để tự nuôi bản thân. Thứ hai nếu được vào đại học, thì chi phí học tập chính khoá, học thêm ngoại ngữ, vi tính, và chi phí sinh hoạt hằng ngày ( thuê chỗ trọ, ăn uống ...) là rất lớn, nhất là học tại TP HCM và HN. Vậy đề nghị luật thuế nên xem xét lại phần này.
Ngô Hợi Dia chi: Viện KHCN XD
Email: ngohoi_ibst@yahoo.com
Về thuế TNCN: Nếu tính tóan khoa học đa số người dân sẽ đồng tình
Tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của cử tri Nguyễn Xuân Phong. Đây là cách tính có cơ sở khoa học đảm bảo mọi người có thu nhập đều phải nọp thuế (đương nhiên sau khi đã khấu trừ các khoản chi phí tối thiểu). Tôi thật sự ngạc nhiên khi bộ Tài Chính với lực lượng cán bộ hùng hậu mà không đưa ra được một phương pháp tính toán có cơ sở khoa học mà cứ nêu lên những con số mà theo chủ quan các vị ấy là phù hợp. Nếu cứ tính tóan cho có cơ sở khoa hoc theo tôi đa số người dân sẽ đồng tình
Trần Văn Sơn : tp. Buôn ma thuột
Email: tranvanson@gmail.com
Hãy làm việc một cách có khoa học để người dân chúng tôi chấp nhận
Tôi, một người dân bình thường không hiểu nhiều về luật, cũng như các lý thuyết về thu nhập cũng như tiêu dùng. Nhưng tôi mong rằng các nhà làm luật, cũng như những chuyên gia trong ngành này có thể đưa ra những công thức làm sao cho hợp lý nhất để cho những người như tôi có thể chấp nhận được. Đừng để những tình trạng làm luật rồi phải sửa luật, sau đó lại bổ sung triền miên. Tránh tình trạng đưa ra những ý tưởng mà chỉ có ở Việt
DTTEmail: black_catsvn@yahoo.com.vn
Tôi thấy Luật Thuế TNCN chưa khoa học và thuyết phục:
:Rất cám ơn Anh Phong đã thẳng thắn phân tích và chia sẻ những suy nghĩ của mình cho mọi người. Tôi rất tán thành với những ý kiến của Anh Phong, sau khi đọc dự thảo Luật thuế TNCN thực sự Tôi chưa thấy Luật trả lời được những câu hỏi sau đây một cách khoa học và thuyết phục:
(1) Cơ sở nào để Bộ Tài chính tính toán mức khởi điểm chịu thuế,
(2) cơ sở nào cũng để Bộ này tính toán mức chiết trừ cho người phụ thuộc,
(3) cơ sở nào để xác định tỷ lệ (hay phần trăm) mà người có thu nhập phải nộp thuế cho nhà nước trong mối tương quan với các yếu tố kinh tế, xã hội khác,
(4) Liệu nếu được Quốc hội thông qua, Luật có khả thi và đi vào cuộc sống với sự đồng thuận của xã hội dù là nhỏ nhất.
Ở các nước, khi dự thảo một luật mới có tính ảnh hưởng lớn tới người dân thì người dân luôn được hỏi ý kiến và ý kiến của họ được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các diễn đàn chính trị, xã hội để cung cấp thông tin đa chiều cho những người dự thảo luật và đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên thử hỏi Bộ Tài chính đã tiến hành hỏi (phỏng vấn) được bao nhiêu người trước khi trình Quốc hội lần đầu tiên, hay chỉ đến khi dư luận có ý kiến Bộ này mới tiến hành lấy ý kiến?
Nguyen Trong NghiemDia chi: Vung Tau
Email: ntnghiem2007@yahoo.com
Luật Thuế TNCN cần tính đến yếu tố trượt giá hàng năm
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông Nguyễn Xuân Phong khi cho rằng trong luật thuế thu nhập cá nhân cần đưa vào chỉ số trượt giá để tính mức khởi điểm chịu thuế.Đây là một điều hiển nhiên nhưng không hiểu vì sao bộ tài chính lại không tính đến.