221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
883326
Muốn cải cách hành chính người dân phải bỏ lệ "lót tay"
1
Article
null
Muốn cải cách hành chính người dân phải bỏ lệ 'lót tay'
,

(VietNamNet) - “Chúng tôi rất hoan nghênh Chính phủ chủ trương chuyển hành chính từ xin - cho sang phục vụ. Đó là điều mà tất cả người dân đều mong muốn. Tuy nhiên, công cuộc cải cách hành chính muốn hiệu quả, trước hết phải đi từ người dân, làm cho người dân thấu hiểu được quyền lợi của mình trước bộ máy phục vụ chính mình, từ đó, biết cách ngẩng cao đầu đối mặt với những sai trái của các công chức trong bộ máy hành chính

Làm gì để có nền hành chính phục vụ

Soạn: HA 1001011 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Để CCHC, phải có cơ chế kiểm tra, giám sát.

Một bạn đọc, Tp. Hồ Chí Minh
Tôi cũng rất hoan nghênh và cảm ơn quyết định của Thủ tướng. Nhưng tôi nghĩ, để kiểm chứng điều này, chúng ta cần chờ đợi xem các cơ quan công quyền có thực hiện đúng theo tinh thần chuyển cơ chế xin cho sang phục vụ hay không?

Các cán bộ cơ quan cấp trên phải giám sát chặt chẽ hoặc giả làm người dân đến cơ quan công quyền thử làm một thủ tục xem cơ chế xin cho còn hay không, ít nhất là trong thời gian đầu.

Tôi cũng xin khẳng định rằng, nếu không làm quyết liệt thì chủ trương sẽ chỉ là hô hào mà không thể thực hiện vì cơ chế xin cho đã trở thành một thói quen, một hệ thống từ xưa tới nay.

Thanh Huyen, Nha Trang, Khánh Hoà
Rất hoan nghênh Chính phủ chủ trương chuyển hành chính sang phục vụ. Đó là điều mà tất cả mọi người dân nước Việt đều mong muốn (chỉ trừ những người muốn hành dân). Thực hiện cải cách hành chính không dễ nếu không có giám sát chặt chẽ của nhân dân. Do đó, nên quy định cụ thể quyền được giám sát của nhân dân, cũng như các chế tài về hành chính đối với những "công bộc" gây nhũng nhiễu. Nhà nước và Đảng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong mọi hoạt động, hễ nơi nào, lúc nào có kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ, chỉ đạo gắt gao thì đều thành công. Hãy làm tất cả vì sự nghiệp chung của đất nước.

Thái Hoàng Anh, Bình Định
Chuyển nền hành chính từ xin - cho sang phục vụ dân, Thủ tướng đã thấy rõ cốt lõi của vấn đề trong cải cách hành chính mà bấy lâu nay nói nhiều, làm nhiều nhưng chuyển biến rất chậm, nhiều nơi không chuyển biến.

Bác Hồ đã dạy "Cán bộ là công bộc của dân", vậy thì cớ gì khi dân gặp cán bộ lại bị "hành" mà không thể có được sự phục vụ chu đáo?

Nay mọi việc đã rõ nhưng chuyển từ cung cách quản lý xin - cho sang phục vụ dân không phải là dễ. Muốn làm tốt vấn đề này, Chính phủ chỉ trao trách nhiệm cho công chức và rút dần quyền hành của họ để trao trả cho dân, tức là đặt lại vị trí cho đúng "dân là chủ", "mọi quyền lực đều thuộc nơi dân".

Khi đã xác định rõ vị trí, cán bộ công chức cứ thế mà thực hiện. Cũng trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ được trao, mỗi cơ quan, đơn vị giao trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cán bộ công chức phải thực hiện phần việc của mình một cách chu đáo với thời hạn cụ thể phải hoàn thành. Khi tuyển dụng công chức, nhất thiết phải huấn luyện cho họ cách làm việc, tiếp xúc với dân.

Một bạn đọc, Hà Nội
Tôi rất vui mừng khi biết chủ trương của Thủ tướng đổi mới cơ chế quản lý hành chính từ xin - cho sang phục vụ. Tuy nhiên, theo tôi, không phải bây giờ lãnh đạo cấp cao của nước ta mới ráo riết yêu cầu đổi mới cơ chế này. Từ những nhiệm kỳ trước, nhiều lãnh đạo đã yêu cầu các cơ quan công quyền phải giảm thiểu thủ tục hành chính nhưng đâu vẫn vào đấy, đến cơ quan nhà nước để làm việc thì bị "hành là chính" chứ có thấy phục vụ dân đâu? Bây giờ, nếu không có cơ chế kiểm tra cơ quan cấp dưới thì những sốt sắng của chính phủ cũng không thể giải quyết được vấn đề. Cấp dưới họ cầm cái dấu trong tay là quyền lực của họ, chứ cấp trên có đi đóng dấu cho người dân đâu?

Nguyen Van Hoa, Thanh Trì, Hà Nội
Tôi đã đi làm thủ tục nhà đất và thấy rằng, cán bộ nhà đất không giải thích các thủ tục ngay từ đầu. Sau đó, cứ làm đủ giấy tờ này, họ lại đòi các giấy tờ khác và tôi phải đi lại rất nhiều lần, đến phát chán.

Nếu đã đủ giấy tờ rồi, đến ngày trả hồ sơ theo giấy hẹn, họ nói đủ lý do như sếp đi họp, đi học... Và mọi việc chỉ ổn khi đã phải đưa cho họ phong bì tại mỗi một khâu. Cách ăn nói của những cán bộ cũng rất hách dịch và cửa quyền như là ban phát ân huệ cho người khác.

Mặc dù, hiện nay, các luật quy định là sau 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả. Nhưng không biết thế nào là hợp lệ khi mà họ hành đủ các loại giấy tờ, mỗi lần yêu cầu một giấy và không có thiện chí chỉ dẫn ngay từ đầu.

Tại sao một thủ tục đơn giản mà người dân phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí đến như vậy?

Tôi nghĩ, để cải cách thủ tục hành chính, phải có cơ quan giám sát độc lập với cơ quan hành chính tiếp nhận khiếu nại của nhân dân về thủ tục hành chính. Có như vậy, những nhũng nhiễu và phiền hà mới hết được.

 
Soạn: HA 1001385 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một cửa!

Chien, Hà Nội
Tôi nghĩ, cải cách hành chính từ cơ chế xin cho sang phục vụ dân là đúng đắn. Việc này cần được thực hiện nghiêm túc bởi các cơ quan công quyền dưới sự tổ chức khoa học và giám sát chặt chẽ, minh bạch công khai của Chính phủ.

Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn từ nhiều phía. Tại sao cơ chế xin cho hoạt động được và tồn tại lâu? Nếu những người dân không "tiếp tay" cho cơ chế đó thì làm sao nó có thể tồn tại quá lâu như vậy? Chính chúng ta nghĩ cơ chế đó tồn tại nên "tự ý thức phải nuôi duỡng nó" nên nó càng “sống khoẻ”.

Mặc dù Thủ tướng đã ra quyết định nhưng nếu người dân cho rằng cơ chế đó vẫn tồn tại, muốn làm gì thì phải có tiền, có tiền thì mọi chuyện sẽ nhanh chóng... thì chắc hẳn cơ chế đó vẫn cứ tồn tại.

Nếu như việc chuyển đổi dịch vụ hành chính của nhà nước VN được giám sát bởi chính nhân dân (tức là nhân dân có nơi để "kiện" nếu như cơ quan nào đó không làm đúng trách nhiệm) và gắn với "kinh tế" của cơ sở đó thì chắc chắn việc chuyển đổi hành chính của Việt Nam không phải là hình thức mà có ý nghĩa thiết thực với nhân dân và nền kinh tế đất nước.

Chuyện gắn với "kinh tế" của cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính có thể là: nếu trong một năm, cơ quan đó nhận được ít hoặc không có đơn khiếu nại của nhân dân thì cơ quan đó sẽ được hưởng các chế độ như cấp tiền để sửa đổi cơ sở hạ tầng, lãnh đạo, nhân viên được thăng chức, tăng lương... Thực tế là nếu nhân dân không giải quyết được các thủ tục hành chính thì sẽ gặp những thiệt hại vô hình (xét ở phạm vi rộng, đó là những chi phí cơ hội không nhỏ)

Hàn Sĩ Huy, Hạ Đình, Hà Nội
Người dân vẫn chưa bứt lên sự sợ sệt đối với các cơ quan hành chính công quyền - thực ra chỉ là bộ máy thực thi quyết sách. Tâm lý của người dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho hối lộ và tham nhũng. Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thực sự chưa được tuyên truyền và thực thi hiệu quả.

Công cuộc cải cách hành chính muốn hiệu quả, trước hết phải đi từ người dân, làm cho người dân thấu hiểu được quyền lợi của mình trước bộ máy phục vụ chính mình, từ đó, biết cách ngẩng cao đầu đối mặt với các công chức công quyền trong bộ máy hành chính. Khi ý thức được mình đang đứng ở đâu, trước mặt mình là ai, vấn đề còn lại của người dân là hành xử một cách có văn hoá với cán bộ cơ quan công quyền mà thôi.

Nguyễn Tuấn, Quảng Bình
Cứ thử nhìn vào phong cách làm việc của một nhân viên hành chính trong một doanh nghiệp với nhân viên hành chính của một cơ quan nhà nước xem thử phong cách làm việc của họ khác nhau như thế nào. Công ty tôi có một bác từng làm Phó Giám đốc một Sở, nay về hưu xin tiếp tục làm việc tại công ty. Công việc của bác là đi quan hệ để làm thủ tục hồ sơ tại đơn vị cũ của mình. Sau một thời gian làm việc, bác chỉ nói được một câu: "Các cậu khổ quá, vậy mà lâu nay tôi không hề biết. Chắc không chỉ tôi mà là tất cả mọi người". Đó chính là tiếng nói của người trong cuộc. Phải làm sao khi để người dân đừng sợ khi phải đi làm các thủ tục hành chính.

Nguyen Thi Lien, Hà Nội
Việc Chính phủ tiến hành cải cách thủ tục hành chính từ cơ chế xin - cho sang phục vụ dân đã phần nào giúp tôi lấy lại được niềm tin vào nền hành chính của đất nước. Tôi nói “phần nào” bởi thực sự đây mới chỉ là chủ trương của Chính phủ, người dân vẫn chưa được hưởng kết quả của chủ trương này. Tôi thực sự cảm ơn Thủ tướng cùng nội các của ông đã đem lại niềm tin cho tôi cũng như toàn thể người dân.

Nguyên Nhân
Tôi đang là một cán bộ công chức trẻ của một cơ quan hành chính Nhà nước địa phương. Tôi rất hiểu việc phải thực hiện lấy phục vụ dân là tiêu chuẩn phục vụ của công chức. Tuy nhiên, để việc thực hiện quan điểm "phục vụ dân" được triệt để, tôi nghĩ cần có một mức lương  thoả đáng dành cho cán bộ công chức để họ sống được bằng lương đồng thời gắn với trách nhiệm và mức kỷ luật cao hơn.

Một cán bộ công chức với đồng lương hiện nay không thể trang trải đựơc sinh hoạt hàng ngày nên họ phải "gây khó khăn" (cũng phải nói là Luật, qui định hiện nay còn nhiều thiếu sót để lợi dụng) để có thêm chút tiền bồi dưỡng.

Thực lòng tôi cũng mong  thực thi được biện pháp cải cách hành chính phù hợp để thực hiện nền hành chính phục vụ như lời Thủ tướng nói.

Ý kiến của bạn?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,