221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
888550
Dân bầu Chủ tịch UBND xã, phường - Tại sao không?
1
Article
null
Dân bầu Chủ tịch UBND xã, phường - Tại sao không?
,

(VietNamNet) - Việc áp dụng cơ chế dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND cấp cơ sở hiện nay hoàn toàn phù hợp với quá trình vận hành của nền hành chính công. Bởi ưu thế của phương thức là không chỉ tạo cơ hội để người dân trực tiếp chọn lựa người đủ năng lực, đủ uy tín mà còn phát huy tính năng động của chính người đứng đầu, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính và củng cố hơn nữa quan hệ giữa Nhà nước với công dân.

 

Soạn: HA 1012101 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Cơ chế dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND cấp cơ sở sẽ củng cố hơn nữa quan hệ giữa Nhà nước với công dân. (Ảnh minh hoạ)

Bên lề Hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung cho biết tới đây, quy trình dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND cấp xã sẽ có thể được từng bước thực hiện thí điểm nhằm đảm bảo hơn dân chủ trực tiếp và nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế ủy ban.  

 

Cơ chế dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn (gọi chung là UBND cấp cơ sở) hiện đã là xu hướng phổ biến trên thế giới. Ở các nước, tuỳ điều kiện và đặc thù địa phương mà bộ máy hành chính “xã, phường” được thiết kế theo mô thức này hay mô thức kia. Và thường cũng như cấp tỉnh, thành phố, người đứng đầu cơ quan hành chính cấp thấp nhất cũng được dân bầu tại nhiều quốc gia.

 

Trong hệ thống chính quyền ba cấp (thành phố - si; quận - gu; phường- dong) tại Seoul, Hàn Quốc, với tính chất là cấp tự quản của cộng đồng, từ 1995 đến nay, người đứng đầu các “dong” đều được dân bầu trực tiếp.

 

Tại Trung Quốc, luật định cán bộ chủ chốt chính quyền cấp cơ sở tất cả đều không do cử tri bầu. Nhưng gần đây, một vài địa phương của vùng đất nổi danh với biểu tượng “Vạn lý trường thành” này đã mạnh dạn mở rộng quyền của dân trong việc đề cử và ứng cử cán bộ chủ chốt cấp hương, trấn và thành công bước đầu của những thí điểm ấy đã có ý nghĩa sâu rộng trong cải cách thể chế quản lý nhà nước ở địa phương.  

 

Ở nước ta, Luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành quy định UBND do HĐND cùng cấp bầu và được UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Với mối quan hệ “song trùng trực thuộc” này, tính chủ động, sáng tạo của UBND cấp cơ sở thực tiễn nhiều năm qua ít nhiều bị ảnh hưởng.

 

Vì thế, việc áp dụng cơ chế dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND cấp cơ sở hiện nay hoàn toàn phù hợp với quá trình vận hành của nền hành chính công. Bởi ưu thế của phương thức là không chỉ tạo cơ hội để người dân trực tiếp chọn lựa người đủ năng lực, đủ uy tín mà còn phát huy tính năng động của chính người đứng đầu, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính và củng cố hơn nữa quan hệ giữa Nhà nước với công dân.

 

Trong 1108 đối tượng được chọn thăm dò về phương án bầu chức danh người đứng đầu cơ quan hành chính phường mà chúng tôi thực hiện vào giữa tháng 8/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh, đa số (788 người, tỷ lệ 71.1%) cho rằng nên để dân bầu trực tiếp. Như vậy, lý luận cũng như thực tiễn cho thấy việc dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND cấp xã là một quy trình tất yếu.

 

Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, trong điều kiện hiện nay, thực hiện phương án trên thật sự là vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi toàn bộ quy trình phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan. Căn cứ đặc thù đơn vị hành chính cấp cơ sở và xuất phát từ tính thống nhất trong điều hành quản lý, thiết nghĩ cần mở rộng quyền đề cử và chú trọng quyền bầu cử của cử tri. Và trình tự thực hiện, theo chúng tôi, nên thí điểm theo ba bước:

 

Bước 1: Tổ chức hội nghị giới thiệu, đề cử ứng viên. Thành phần tham gia gồm có đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và đại diện cử tri tại địa bàn. Hội nghị đề, ứng cử bằng phiếu sau đó chọn ra danh sách ứng viên (khoảng 20 người) đủ tiêu chí dự tuyển. 

 

Bước 2: Trên cơ sở danh sách ứng viên được đề cử, tiếp tục mở hội nghị dự tuyển với thành phần gồm cán bộ, công chức các cơ quan trực thuộc, đứng đầu các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp, đại diện các tổ chức xã hội trên địa bàn, đại diện cử tri. Ứng viên diễn thuyết, trả lời chất vấn và hội nghị tiếp tục bỏ phiếu chọn ra 5 – 7 người có phiếu cao nhất.

 

Bước 3: Tổ chức bầu cử chính thức. Trên cơ sở danh sách ứng viên được chọn lựa qua hình thức diễn thuyết và chất vấn để tổ chức ngày bầu cử cho toàn bộ cử tri, mỗi cử tri tự mình chọn lựa người đủ uy tín và bầu bằng phiếu. Người có số phiếu cao nhất được xem là thắng cử. Kết quả bầu sẽ chuyển đến cơ quan cấp trên trực tiếp. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra trình tự, thủ tục và căn cứ tiêu chí cụ thể để quyết định việc phê chuẩn.

 

Như vậy, thực chất của quy trình lựa chọn người đứng đầu UBND cấp cơ sở cũng chính là sự kết hợp của hai phương án: dân bầu và cấp trên bổ nhiệm. Trong điều kiện hiện nay, áp dụng thí điểm quy trình này tại một số địa phương là khả thi.

 

  • Lê Mận, ĐH Luật Tp.Hồ Chí Minh

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,