221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
895658
Nhiều người đồng tình "tịch thu" phần nhà cao tầng trái phép
1
Article
null
Nhiều người đồng tình 'tịch thu' phần nhà cao tầng trái phép
,

.Ngay sau khi VietNamNet đăng ý kiến:"Đập nhà cao tầng xây trái phép có là cách tối ưu?" nhiều người cho rằng hãy "tịch thu sung công" đó là thượng sách. Trong khi nước ta còn rất nghèo mà lại đem huỷ hoại tài sản đáng giá hàng tỷ đồng thì thật là lãng phí, giải pháp tịch thu phần trái phép là công bằng nhất, vừa lợi dân lợi nước.

Soạn: HA 1026447 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ngôi nhà 23 tầng xây vượt 8 tầng không phép.

Phạm Quang Hòa - Nhà số 4. 349/70. Minh Khai. Hà Nội
Email: quanghoa02@yahoo.com; quanghoa@iucn.org.vn

Tôi tán thành tịch thu nhà không phép.


.Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn Phan Ánh và vị Tiến sĩ luật về việc thay vì đập phá phần nhà không phép, thành phố nên tịch thu để đưa vào sử dụng cho mục đích công. Cách quản lý của TP hiện nay là cứ chuyển từ thái cực này sang thái cực khác. Thí dụ, đầu tiên là buông lỏng quản lý xe máy tiến đến cấm đăng ký xe máy. Rồi từ buông lỏng quản lý trong xây dựng tiến đến cưỡng chế đập phá. Trong khi đó, những ngôi nhà siêu mỏng rất cần được đập bỏ thì có vẻ như TP lại bỏ qua.  Đất nước chúng ta còn nghèo. Người lãnh đạo phải biết cách tiết kiệm tiền của cho dân bằng cách hướng dẫn và giúp đỡ người dân sống và làm việc theo pháp luật. Bây giờ, do TP buông lỏng quản lý, để xảy ra chuyện tày đình như vậy. Lẽ ra người đáng bị trừng phạt là lãnh đạo UBND các cấp và các sở, ban, ngành liên quan thì TP lại trừng phạt dân.  Điều này vừa vô lý, vô tình, vừa lãng phí biết bao tài sản của nhà nước và nhân dân. Bởi vậy, để kịp thời ngăn chặn tình trạng đập phá tràn lan dễ làm lòng dân không yên, tôi đề nghị VietNamNet cũng như các phương tiện thông tin khác nhanh chóng tham khảo ý kiến của nhân dân và truyền đạt những ý kiến đó cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Riêng tôi, tôi khẩn thiết đề nghị TP, thay vì dỡ bỏ, hãy tịch thu sung công quỹ những phần nhà xây dựng không phép đó. Nếu có dỡ bỏ thì hãy dỡ bỏ những cái gọi là "nhà" siêu mỏng để trả lại cảnh đẹp cho thành phố.

Phạm Quang Hòa, Thạc sĩ khoa học về Phát triển xã hội.

Võ Văn Thương  A3 TTBĐ-VT-40 84/30 Phố Ngọc Khánh
Email: vovanthuong@gmail.com

Nhất trí với quan điểm cần dùng giải pháp kinh tế.

Tôi thấy cả 2 ý kiến, đập và và tịch thu khai thác phục vụ nhân dân đều có lý cả. Không kiên quyết đập phá thì không chấm dứt được tình trạng vô tổ chức hiện nay trong xã hội mà đập phá thì cuối cùng đất nước mất một đống của cải vô cùng to lớn, dù là của cải này của cá nhân hay của chung.

Tôi xin đề xuất ý kiến: Cần lập một ban chuyên môn xác định rõ các loại nhà này có đáng để tồn tại hay không? Không an toàn, không đủ tiêu chuẩn tồn tại thì cương quyết đập phá dù biết rằng việc đó quá lãng phí. Phí xác minh chất lượng công trình phải cho chủ nhà xây quá phép chi trả. Nếu sau khi đã kiểm tra mà thấy đủ điều kiện để cho phép tồn tại, thì nên tiến hành phạt thất nặng, tiền phạt phải gấp hàng chục lần hoặc hơn tổng kinh phí mà chủ nhà xây dựng trái phép đã đầu tư vào xây dựng căn nhà đó. Nếu chủ đầu tư công trình không chịu nổi kinh phí phạt đó thì nên tịch thu toàn bộ làm công quĩ.

Xin chớ làm nửa vời, ví dụ nhu huy động bộ máy ồ ạt đập phá một phần nào đó để trấn an dư luận rồi làm lơ cho đến khi nào đó thấy im im thì thôi. Cũng đừng làm nửa vời như cử cán bộ đến lập biên bản phạt năm mười triệu gì đó để rồi hợp pháp hoá thì xin quí nhà có chức có quyền đừng nên làm. Nhân dân bây giờ tinh lắm. Truy tìm thủ phạm giấu tay, quay mặt để làm ngơ cho người ta xây dựng không phép hoặc trái phép hàng ngàn ngôi nhà trong năm 2006 như báo phản ánh. Kỷ luật những cán bộ quay mặt này thật nặng, cán bộ cao chức, có công nhiều với cách mạng càng phạt thật nặng.

Ts. Trần Đại Thắng - Hanoi
Email: thangtrandai@gmail.com

Xử lý nhà xây trái phép: Tại sao chúng ta chỉ đổ mọi lỗi lầm lên chủ đầu tư?


Kính gửi Ban Biên tập,

Việc xây nhà sai phép không phải mới nảy sinh, mà nó đã tồn tại từ rất lâu, cùng với cơ chế xin cho và tư duy quản lý đô thị cũ kỹ của các cơ quan chức năng trong ngành xây dựng. Những sự việc vừa qua chỉ là giọt nước làm tràn ly mà thôi.

Tại sao chúng ta chỉ đổ mọi lỗi lầm lên chủ đầu tư, mà không xem lại trách nhiệm của các cơ quan chức năng, từ phê duyệt quy hoạch, cấp phép xây dựng đến thanh tra, kiểm tra. Tại sao chúng ta không cấp phép theo đề nghị cho các công trình mà vị trí của nó không ảnh hưởng đến quy hoạch chung, cũng như đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Trở lại vụ việc ở số 4 Đặng Dung, phải thấy rằng, chủ đầu tư đã làm sai, vi phạm pháp luật; tuy nhiên, nếu xử lý bằng cách đập bỏ 8 tầng của toà nhà có phải là giải pháp tối ưu không? Theo tôi, hoàn toàn không tối ưu, vì nó gây lãng phí cho tài sản chung của xã hội, mất an toàn trong quá trình xử lý cũng như gây tâm lý ức chế cho cả chủ đầu tư, người sử dụng lẫn cơ quan quản lý nhà nước.

Vậy theo tôi, giải pháp tối ưu là phạt chủ đầu tư thật nặng, có thể bằng giá trị xây dựng của phần vi phạm. Với giải pháp này, nó giải quyết được khá nhiều khúc mắc:

1. Đằng nào chủ đầu tư cũng vi phạm, cũng phải đập bỏ phần vi phạm; tức là mất đi phần đã đầu tư. Vậy giải pháp phạt bằng đúng số tiền đã đầu tư thì chủ đầu tư không phải bỏ tiền thuê người phá dỡ mà vẫn được sử dụng phần diện tích này, xã hội có thêm một phần diện tích nhà ở, những người xung quanh không phai lo sợ khi nhà đó phá dỡ.

2. Nhà nước có thêm một khoản tiền mà đáng nhẽ đã bị lãng phí do đập bỏ.

3. Có tính răn đe cao, vì những chủ đầu tư khác sẽ sợ khi xây sai phép. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực hiện ở các khu vực không bị hạn chế về chiều cao công trình, ngoài ra thiết kế hiện tại của công trình phải đảm bảo an toàn cho toà nhà.
Ts. Trần Đại Thắng

Hoàng Vũ Chính Số 1 Đại Cồ Việt - Hà Nội
Email: rtdjsc@gmail.com

Công minh
Bạn có bao giờ cảm thấy xót xa khi tài sản bằng mồ hôi và nước mắt của bạn bị mất, bị tước đoạt hoặc bị không công nhận. Đất nước chúng ta đã hy sinh biết bao xương máu của các thế hệ để giành được độc lập, tự do và tiếp tục xây dựng phát triển. Chúng ta phải biết chắt chiu tài sản của nhân dân cho dù người đó là ai, từ cậu bé đánh giày đến các doanh nhân. Trước khi bàn biện pháp cắt, cưa hay phá tài sản của nhân dân, cho dù họ sai hay đúng, các cơ quan quản lý từ cấp cao nhất đến người thừa hành trực tiếp hãy tự giải phẫu bản thân mình trước dân chúng. Có như vậy mới công minh!

 

Le Van Binh Hoang Mai
Email:
vecto01011972@vnn.vn

 

Đồng ý với ý kiến “Tịch thu, bán đấu giá nộp ngân sách”

 

Tôi đồng ý với cách lập luận của bài báo trên VietNamNet. Cần tịch thu bán đấu giá nộp ngân sách thành phố. Điều quan trọng là phải truy cứu trách nhiệm hình sự với những quan chức người thừa hành công vụ mà để người ta xây lên những ngôi nhà như vậy. Nhân dân vẫn kháo nhau đây là hình thức bảo kê, đặc biệt là bảo kê có tổ chức.

 

Soạn: HA 1026461 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tháo nhà cao tầng Ảnh: Hoàng Hà

 

Ng T.C  Thanh Xuân - Hà Nội
Email:
kelvin2976@yahoo.com


Sao lại đập bỏ ?

Tôi hoàn toàn đồng ý với giải pháp mà bạn đọc Phan Ánh nêu. Rõ ràng tầng đã xây "thừa" đó là những khối tài sản khổng lồ, là mơ ước của không biết bao nhiêu gia đình chúng ta ! Sao lại đập bỏ ? Chi phí đập bỏ, công lao, môi trường, niềm tiếc nuối, sự đố kỵ và ghen ghét,...

Giải pháp tịch thu và trưng dụng cho mục đích quốc kế, dân sinh hoặc các mục đích kinh doanh lấy nguồn thu để phục vụ lợi ích xã hội sau khi đã thẩm định lại độ an toàn của công trình. Để thực hiện việc này cũng phải có chế tài để chủ công trình không cản trở việc sử dụng những tầng trên. Việc sử dụng các tầng trên đó cũng phải thông qua đấu giá hoàn toàn công khai! Không phải đấu thầu. Chủ công trình cũng có thể tham gia đấu giá (đương nhiên muốn toàn quyền sử dụng phải trả giá cao hơn những người đấu giá khác). Cách này cũng làm cho chủ xây dựng khác kinh hãi mà không dám xây trái, xây vượt phép nữa!

Nên lắm ! Cảm ơn bạn đọc Phan Ánh và VietNamNet đã đưa giải pháp này ra cho độc giả và các lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Thủ đô cân nhắc cho có lợi cho đất nước.

Luật sư Minh Châu Đoàn luật sư Thành phố Hà nội

Tôi tán thành ý kiến thay vì đập bỏ hãy xem xét tịch thu
Góp ý kiến thêm với bài báo: "Đập nhà cao tầng xây trái phép: có là cách tối ưu ?"
Tôi tán thành ý kiến của bài báo thay vì đập bỏ hãy xem xét tịch thu nhưng tôi bổ sung thêm là trước khi xem xét nên đập bỏ hay tịch thu cần phải thẩm định lại

Đinh Đức Thủy  Đại học Năng lượng Moscow - LB Nga
Phá dỡ nhà xây trái phép - biện pháp không thuyết phục

Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của bạn đọc Phan Ánh. Những số liệu bạn đưa ra cho thấy việc quản lý quá vô trách nhiệm của của các ngành chức năng thành phố Hà Nội (40% nhà xây dựng không phép, riêng năm 2006 trên địa bàn Hà Nội có hơn 4.000 vụ xây dựng sai phép và 1.933 vụ xây dựng không phép). Chỉ khi báo chí lên tiếng mạnh mẽ, thì các vị có trách nhiệm mới túm nhau họp bàn, chủ yếu là xoa dịu dư luận, rồi hăng hái đưa ra quyết định đập phá, làm ra vẻ kiên quyết đây.

Tôi là 1 công dân tôi cũng rất bức xúc về vấn đề này. Cái quan trọng là phải đưa ra cách quản lý chặt chẽ, giao quyền, giao trách nhiệm rõ ràng cho cơ quan chức năng. Họ phải chịu trách nhiệm trước tiên về những việc này. Có như vậy thì mới giải quyết tận gốc vấn đề!  

Nguyễn Trà My - Hào Nam Hà Nội
Email: tramy@yahoo.com

Nhà nước nên xung công các tầng xây vi phạm

 

Tôi rất tán thành ý kiến Nhà nước nên xung công các tầng xây vi phạm để dùng vào việc công ích, không nên phá bỏ nếu không ảnh hưởng tới cảnh quan. Về toà nhà phố Đào duy Anh, Nhà nước nên lấy lại, làm văn phòng cho thuê hoặc làm cơ quan nhà nước, chứ không nên đập bỏ. Đồng thời phải truy cứu thật nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị đã để xẩy ra các vi phạm này !

 

Nam Ánh  Nguyen Van Cừ Long Biên Hà Nội
Email:
boyu40xuan@yahoo.com

Tịch thu phần sai phép đấu giá đưa vào quỹ Vì người nghèo
Tôi thấy trên các trang web nói về các nhà cao tầng xây sai phép. Vậy thì xử lý ra sao là điều đáng suy nghĩ. Truớc tiên tìm ra ai là người làm ngơ để cho công trình đó sai phép mà cứ sừng sững mọc lên để xử lý. Sau đó thì tôi cũng rất tán thành ý kiến của bạn Phan Ánh là nhà nước sẽ tịch thu phần sai phép đó để đưa vào khai thác có lợi cho ngân sách nhà nước, đưa vào quỹ Vì người nghèo, như vậy có ích chứ sao!

 

Nguyễn Ngọc Điềm  268 Giap Bát HN
Email:
nndiembn@yahôo.com.vn

 

Giải pháp tịch thu phần trái phép là công bằng
Tôi rất đồng tình với bài báo trên, trong khi nước ta còn rất nghèo mà lại đem huỷ hoại tài sản trên thì thật là lãng phí, giải pháp tịch thu phần trái phép là công bằng nhất, vừa lợi dân lợi nước.

 

Nguyễn Tấn Bộ: Ngọc Hà - Hà Nội
Email:
nguyentanbo@yahoo.com

 

Biện pháp xử lý nhà trái phép: cần kết hợp cả những biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế
Đọc bài của bạn đọc Phan Ánh đề cập tới cách xử lý đối với những công trình xây dựng trái phép, tôi thấy đây cũng là một biện pháp có thể áp dụng được. Nếu như theo cách của cơ quan thực thi pháp luật của Hà Nội thì chỉ là cách làm khi sự đã rồi, thể hiện tính thụ động.

 Theo tôi nghĩ, cần kết hợp cả những biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế từ trong quá trình xây dựng cho tới thực thi luật pháp trong thực tế. Đương nhiên, đối với từng công trình cụ thể hay với một nhóm công trình nào đó, thì cần phải tính đến khả năng chịu lực, kết cấu công trình... nghĩa là phải thẩm định về mặt kỹ thuật như thế nào để có cách giải quyết thích hợp, mà vẫn đảm bảo sự nghiêm minh của luật pháp. Điều đó giúp tránh cả hai khuynh hướng có thể vấp phải: một là, không có biện pháp thi hành hiệu quả thì dẫn đến "nhờn" luật, luật ban hành nhưng không làm gì được; hai là, chỉ đơn thuần cưỡng chế hành chính không linh hoạt và hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường hôm nay. Cho nên, "lấy độc trị độc" là cách thích hợp trong hệ thống các biện pháp. Đồng thời qua đó, chúng ta sử dụng kết quả "đã rồi" đó vào việc phục vụ lợi ích chung của xã hội và của mọi người dân.

Lê Vũ, 40A HL80 Quan 12
Email:
le_vu20032003@yahoo.com

Có những điều còn quan trọng hơn một vài tỷ là phải đánh động được tình trạng quản lý yếu kém của các cơ quan chức năng
Bạn Phan Anh có nghĩ tới nguyên nhân tại sao họ lại xây nhà vượt phép không?
Theo tôi cũng chỉ vì lợi ích của bản thân họ mà thôi. Anh đề xuất tiết kiệm một vài tỷ, nhưng anh có đề xuất nào hay hơn để đảm bảo cảnh quan kiến trúc chung của thành phố, và quan trọng hơn là đánh động được tình trạng quản lý yếu kém của các cơ quan chức năng. Cao hơn nữa là để mọi người dân có thể còn tin vào tính hiệu lực của pháp luật của nước ta

Lê Văn Long - Sai gon
Email: longsaigon1@yahoo.com.vn

 

Thành phố phải làm rõ việc giám sát của quận, phường
Tôi ủng hộ việc tịch thu và tôi muốn đề xuất thêm nữa là phải bỏ tù ông cán bộ quản lý. Cụ thể là Thành phố phải làm rõ việc giám sát của quận, phường, CA khu vực; các vị này phải chịu trách nhiệm. Phạt chủ nhà bằng tiền thật nhiều trị giá 8 tầng đó là 5 tỷ, phạt 5 tỷ. Còn mấy ông Quận, phường, CA khu vực cho nghỉ việc.

 

Pham Van Minh - 15/23 C Phan van Tri Go Vap
Email:
vanminhp1974@yahoo.com.vn

 

Hoan nghênh một đề xuất có tính khả thi


Giải pháp tịch thu sung công quỹ tôi cho là giải pháp Văn minh và hợp với hoàn cảnh nước ta. Con gà, con vịt  mắc H5N1 thì mới phải chôn, phải đốt trước bao con mắt thèm khát của những người còn thiếu ăn. Nhưng không thể khác. Còn những ngôi nhà tráng lệ này nó chỉ làm đẹp cho cuộc sống thì sao lại phải đập (tôi không nói những nhà không đảm bảo mỹ quan và chất lượng). Điều quan trọng để xảy ra tình trạng xây nhà không phép đó là sự quản lý tiêu cực của các cán bộ Quận, Phường…và các ban bệ ngành xây dựng. Có nhũng nhiễu thì họ mới có thu. Cái gốc của vấn đề là chỗ đó. Phải trị chỗ này

 

Lê Hoàn - Hoàn Kiếm
Về giải pháp của Ban Phan Ánh!
Tôi bất ngờ trước giải pháp này.
Thật tốt khi chính quyền "cưỡng bức văn minh" - tài sản dù của Nhà nước hay của cá nhân thì vẫn là tài sản, không thể lãng phí khi phế bỏ nó. Đồng thời với việc này chính quyền phải xử lý nghiêm minh những cán bộ công chức, những người đã không làm hết trách nhiệm để sự việc đã xảy ra.

Nguyễn Thành Sơn - Du học sinh Pháp
Email: tsoninsa@yahoo.com

Cần phải kiểm tra lại toàn bộ bản vẽ và quá trình thi công.

Đây là một giải pháp xem ra có lợi, nhưng cần phải kiểm tra lại toàn bộ bản vẽ và quá trình thi công. Thiết kế nhà cho 15 tầng mà xây lên 23 tầng thì cần phải thẩm định lại nền móng, trừ khi khi thiết kế người ta đã dự tính làm 23 tầng. Với con mắt của một người trong ngành xây dựng, giải pháp này cần xem xét kỹ càng".

hotpinkicequeen@gmail.com

Không đồng ý với ý kiến tịch thu mà phải phạt thật nặng

Tịch thu cần xem xét khía cạnh luật pháp. Nên phạt hành chính, có thể sử dụng tiền đó xây dựng công quỹ nhà nước. Thể sẽ thực tiễn hơn!

Nguyễn Thanh Bình Hải Dương

Cần cương quyết xử lý
Tôi chỉ có ý kiến riêng về các nhà cao tầng đã xin phép xây dựng sau đó lại tự tiện xây vượt quá số tầng cho phép, đây không phải là sai phạm về kinh tế mà giấy phép cho xây dựng chắc hẳn đã tính đến mọi vấn đề xã hội. Vì vậy chủ đầu tư đã vi phạm thì phải cương quyết tháo dỡ, không thể thu hồi sử dụng lại, há chi chỉ nhà nước biết kinh doanh còn chủ đầu tư kia không biết kinh doanh sao? Bởi vậy quan điểm của tôi là phải làm theo kỷ cương phép nước.

Dương Quang Vinh  P8 Dãy 42 Bách Khoa
Email:
duongquangvinh01@yahoo.com

 

Đập nhà thì xót thật nhưng không làm thì không bao giờ hết vi phạm...

 

Tôi nghĩ ngay cái tiêu đề của tôi đã đủ nói lên mọi điều. Ai cũng biết cái chuyện phạt rồi cho qua để làm tiếp. Chắc chắn những ngôi nhà kia khi xây dựng đã bị phạt đi phạt lại thì mới xây cao đến thế. Nếu chỉ tịch thu sử dụng mục đích "khác" có chăng cũng chỉ là một hình thức phạt khác mà thôi. Rồi thì đâu vẫn vào đấy cả, nhà thì vẫn xây, tịch thu cứ tịch thu vấn đề là cuối cùng luật pháp là cái gì ở chỗ này đây. Tự viết luật rồi tự sửa luật thì không thể có tính nghiêm minh được. Có thể có những thống kê rất nhiều nhà vi phạm, nếu cứ đập thì gây lãng phí, đúng là lãng phí thật nhưng chính vì lúc nào cũng lo lãng phí nên bây giờ mới phải gánh hậu quả là những cái thống kê dài đó mà không biết xử lý thế nào. Theo tôi cứ sai thì phải xử lý, xử lý đến khi nào đúng thì thôi. Làm kiên quyết thì sẽ không còn những chuyện tương tự trong tương lai và lúc đó sẽ không còn phải những ý kiến lo lãng phí hộ nữa.

 

Nguyễn Mạnh Quân
Email:
sucomenaq@yahoo.com.vn


Đừng xử lý vi phạm theo kiểu nửa vời


Việc đập bỏ một số tầng của những nhà xây trái phép có tác dụng răn đe mạnh đối với những người đang xây dựng hoặc những người đang có ý định xây nhà trái phép. Việc tịch thu các tầng nhà xây dựng trái phép để sung công là sự chấp nhận cho những việc làm trái pháp luật sẽ tiếp tục tiếp diễn và làm giảm nhẹ tội của các quan chức đã dung túng cho hành vi xây dựng trái phép này. Hơn nữa có thể sau một một thời gian vài ba tháng hoặc vài ba năm nữa chủ của ngôi nhà xây trái phép sẽ tiếp tục hối lộ các quan chức để lấy lại được phần xây dựng trái phép dưới hình thức mua lại với một giá cực rẻ nào đó. Vì vậy việc đập bỏ là biện pháp tích cực nhất, triệt để nhất.

Người Hà Nội
Không nên phá dỡ đồng loạt

Về lý thuyết, khi cho phép xây dựng đã có nghĩ  tới vấn đề cảnh quan, khi thực hiện chủ xây dựng mà làm vượt phép thì tất nhiên phải dỡ bỏ phần vượt phép để giữ kỷ cương trong xây dựng và bảo đảm cảnh quan chung. Cho nên, nên xét cụ thể từng trường hợp chứ không nên phá dỡ đồng loạt và cũng không nên vì muốn chống lãng phí thì tịch thu và lấy sử dụng những phần vượt hoặc xây trái phép. Cách tốt nhất là hãy nâng cao trách nhiệm của người hữu trách và cán bộ hữu trách trực tiếp ở phường và quận. Phái có thái độ xử lý thật nghiêm những cán bộ, cơ quan thiếu trách nhiệm quản lý. Không vơ đũa cả nắm, nhưng tệ nhất là cán bộ cấp phường, nạn ăn tiền rồi làm ngơ cho qua hoặc phạt cho tồn tại. Tôi cho đây là nguyên nhân chính của tồn tại này. Hãy nghiêm, hỡi nhà quản lý hữu trách

Lê Tấn Phong
Email: phong@yahoo.com

Xin ủng hộ ý kiến tịch thu phần nhà xây trái phép
Hoàn toàn đồng tình với ý kiến tịch thu phần xây trái phép đưa vào phục vụ quốc kế dân sinh.

NKT Hà Nội

 Phạt bằng giá trị xây dựng , hoặc bán đấu giá sung công quỹ, sử dụng cho mục đích công cộng sẽ hay hơn.

Ý kiến của Phan Ánh rất có ý nghĩa, và mang ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống, điều kiện sống hiện nay của Hà Nội, cũng như của VN. Việc đập những tầng quá bản thiết kế đó sẽ đem lại lợi ích gì cho Thủ đô, cho đất nước, hay sẽ làm lãng phí, thất thoát. Trong khi đó, nhu cầu về không gian làm việc, không gian ở cho người thu nhập thấp đang là vấn đề cấp thiết. Có lẽ sung công quỹ, sử dụng cho mục đích công cộng sẽ hay hơn. Có như thế, chẳng có nhà đầu tư nào dám vi phạm bản thiết kế nữa! Chỉ trừ những công trình này vi phạm an ninh quốc gia, hạn chế các vị trí thuộc lĩnh vực quốc phòng, ảnh hưởng đến di sản văn hóa thì nên xem xét mà giải quyết!

 

Quang Doanh  Cát Tiên – Lâm Đồng

 Tôi ủng hộ giải pháp không nên đập phá

Theo tôi thì tất cả những người Việt Nam chân chính sẽ đều ủng hộ ý kiến của bạn Phan Ánh, trong khi chung ta hô hào tiết kiệm, chống lãng phí mà chúng ta phá bỏ những tầng lầu tiền tỷ như vậy có phải là lãng phí? Cho dù đó là những ngôi nhà sai phạm, nhưng đó cũng là tiền, là  tài sản trên đất nước ta. Chẳng lẽ cứ những tài sản vi phạm là đem tiêu huỷ hay tiền tham ô hối lộ cũng đem tiêu huỷ hay sao? Mặt khác công việc dỡ bỏ những căn nhà cao tầng như vậy đâu có đơn giản, mà tháo gỡ thì lại một lần nữa tốn tiền tốn công và vậy là lại lãng phí. Mà tội lãng phí còn nặng hơn tội tham ô, quý vị thấy có đúng không?

 

Hồng Vân - Hà Nội
Email: vanNH@vtv.org.vn


Cần làm rõ
một cách đầy đủ nguyên nhân dẫn đến vi phạm

Tại sao hiện tượng xây nhà không phép, trái phép ở Hà Nội lại phổ biến đến như vậy? Tôi thấy hình như dư luận chỉ tập trung chỉ trích người vi phạm và cơ quan công quyền đã làm ngơ không xử lý mà không phân tích một cách đầy đủ nguyên nhân dẫn đến vi phạm. Theo tôi một trong những nguyên nhân dẫn đến xây dựng không phép, trái phép thường xuyên xẩy ra là cơ quan cấp phép không công minh, cửa quyền. Tự bản thân tôi cũng như tiếp xúc với rất nhiều người đã đi xin phép xây dựng nhà ở, công trình, tất cả đều chung một nhận xét là việc cấp phép rất tùy tiện, không theo một nguyên tác nào cả, trong cùng một khu vực, thậm chí hai nhà gần kề nhau, cái thì cho xây 5 tầng, cái thì 3 tầng... xin xây 20 tầng thì duyệt 10 tầng, muốn được duyệt thêm thì phải lót tay, bồi dưỡng... Tóm lại không theo một đạo lý nào cả... dẫn đến phản ứng tiêu cực của người dân. Theo tôi, nhân đợt này Thành phố cần phải điều tra làm rõ những tiêu cực ở cơ quan cấp phép xây dựng, minh bạch việc cấp phép xây dựng, sửa đổi lại những quy định đã lạc hậu để Thủ đô ta phát triển hiện đại

 

 

AIT Asian Institute of Technology
Email:
AQD007262@ait.ac.th

 

Tôi chia sẻ và đồng thuận với suy nghĩ về biện pháp là tịch thu và đưa vào công quỹ

 

Lâu nay chúng ta buông lỏng quản lý xây dựng nhà ở của dân do sự thiếu trách nhiệm của một số cán bộ công quyền. Vấn đề cấp giấy phép xây dựng hiện nay đã không ít gây phiền hà làm mất thời gian và tốn kém cho nhân dân. Những biện pháp xử phạt hành chính dường như không đủ sức răn đe và ngăn chặn tạo tâm lý coi thường kỷ cương phép nước. Việc chiếm dụng không gian chung đô thị trong xây dựng xảy ra phổ biến ở nhiều phường và địa phương trong cả nước.

 

Như vậy chúng ta cũng cần có những chế tài nghiêm khắc để đảm bảo lợi ích cho xã hội và mang tính giáo dục nhất định của nó. Nhưng khi sử dụng những giải pháp cứng rắn, chúng ta cũng cần nghiêm khắc nhìn lại những nguyên nhân sâu xa và những tồn tại của nó. Việc xây dựng trái phép của người dân và doanh nghiệp có phải do thiếu trách nhiệm của các cán bộ quản lý hay không? lỗi ấy thuộc về ai và nếu đúng là do những cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm thì tại sao chúng ta chỉ xử lý nghiệm với dân còn cán bộ có trách nhiệm thì không xử lý?

 

Vì vậy chúng tôi rất hoan nghênh biện pháp và cách giải quyết đúng đắn của UBND TP. Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo về việc xử lý nghiêm túc những cán bộ thiếu trách nhiệm trong quản lý xây dựng và cho đây là động thái tích cực cho thấy cách nhìn nhận và phương pháp giải quyết hoàn toàn đúng đắn. Việc phá dỡ số tầng xây dựng trái phép theo tôi chúng ta cũng có cách nhìn nhận khoa học và tính hợp lý của nó để đưa ra những phán quyết cuối cùng. Như vậy chúng ta cũng cần tham khảo ý kiến đánh giá của các nhà kiến trúc về phương diện kỹ thuật? Việc dỡ bỏ theo tôi rất đơn giản nhưng sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp và người dân. Tôi xin được chia sẻ và đồng thuận với suy nghĩ của Tiến sĩ ngành lập pháp là tịch thu và đưa vào công quỹ của Nhà nước nếu như có những đánh giá của các nhà khoa học về chất lượng và sự hiện diện của nó nhằm tránh sự lãng phí không cần thiết cho xã hội mà vẫn đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước luật pháp.

 

Bạn có ý kiến gì về vấn đề này, xin bày tỏ ý kiến tại đây

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,