(VietNamNet) - Nếu biết thiếu điện từ 5-7 năm nay thì EVN phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy phát điện, đảm bảo cân bằng công suất cục bộ ở mỗi miền, vừa đảm bảo đầu tư hiệu quả, vừa an toàn vận hành hệ thống điện và giảm tổn thất truyền tải đi xa như hiện nay.
>> Thiếu điện do đâu?
>> Thiếu điện tại Thượng đế
>> Từ 27/3 - 9/4: Cắt điện luân phiên trên toàn quốc
>> Có chỉ định thầu, các dự án điện vẫn chậm tiến độ?
>> Thiếu điện chỉ còn biết cắt điện?
>> Nhật ký mất điện
>> Sôi động thị trường sản phẩm... mùa mất điện
>> Thiếu điện: "Không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ"
Phải nói thẳng, sự thiếu hụt điện năng kéo dài 5-7 năm nay là do nguyên nhân chủ quan là chính, chứ không phải do khách quan như EVN thường nói.
Cách đây hàng chục năm, nhiều nhà khoa học trong ngành năng lượng đã cảnh báo về cách làm quy hoạch điện là cần cân bằng công suất cục bộ từng miền để tối ưu phát triển nguồn và lưới truyền tải.
Tuy nhiên, EVN lại chọn phương án khác để phát triển hệ thống: chỗ nào dễ xây dựng như đường dây 500 kV Bắc Nam mạch hai thì làm trước, và để phát triển nguồn tuỳ thích.
Lẽ ra, nếu biết thiếu nguồn từ 5-7 năm nay thì EVN phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy phát điện, đảm bảo cân bằng công suất cục bộ ở mỗi miền, vừa đảm bảo đầu tư hiệu quả, vừa an toàn vận hành hệ thống điện và giảm tổn thất truyền tải đi xa như hiện nay.
Đây là khuyết điểm hoàn toàn mang tính chủ quan vì nhiều nhà khoa học chuyên ngành đã cảnh báo từ 10 năm nay.
Vì vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo EVN xây dựng chiến lược phát triển hệ thống điện hợp lý hơn: phát triển nguồn điện đồng đều ở mỗi miền, đảm bảo sự cân bằng công suất, đảm bảo an toàn hệ thống trong vận hành, huy động hiệu quả công suất ở mỗi miền.
Đường dây 500 kV về lâu dài chỉ nhằm mục đích khai thác tối ưu năng lượng của các nguồn thuỷ điện, chứ không nhằm truyền tải tối đa công suất giữa hai miền Bắc - Nam, đảm bảo an toàn và kinh tế trong vận hành hệ thống điện Việt Nam.
Với tâm huyết với đất nước, tôi hi vọng Thủ tướng Chính phủ có quyết sách đúng đắn để đảm bảo ngành điện phát triển đúng hướng, tránh lãng phí vốn đầu tư (các công trình cấp bách mà EVN xây dựng thường chỉ để chữa cháy, mang tính chủ quan và thường kém hiệu quả!).
-
Nam Thang, ĐH Bách khoa Hà Nội
Ý kiến của bạn?