221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
920268
Người nước ngoài xin con nuôi Việt Nam cần thủ tục gì?
1
Article
null
Người nước ngoài xin con nuôi Việt Nam cần thủ tục gì?
,

Hỏi: Gia đình tôi sang sống ở Anh từ khi tôi còn nhỏ, tôi đã nhập quốc tịch Anh được 10 năm. Nay, tôi có nguyện vọng về Việt Nam để xin con nuôi. Xin hãy tư vấn cho tôi làm thế nào để có thể nhận con nuôi ở Việt Nam, đến đâu để được giúp đỡ? Thủ tục có mất nhiều thời gian không? Tôi còn công việc bên này, nên thời gian về Việt Nam không có nhiều. (Câu hỏi của bạn đọc ở địa chỉ phamnguyen@yahoo.com).

Trả lời:
Việc người nước ngoài (bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài) xin con nuôi Việt Nam được quy định cụ thể tại Nghị định 69/2006/NĐ-CP về hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:

 

1. Người nhận con nuôi


Người nhận con nuôi phải thỏa mãn các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Nếu người xin con nuôi đang có vợ hoặc có chồng thì vợ chồng phải là người khác giới và cả hai cùng đồng ý xin nhận con nuôi.

 

Người nhận con nuôi không thuộc đối tượng đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

 

Người nhận con nuôi là người nước ngoài còn phải thuộc một trong các trường hợp sau:


a. Là công dân của những nước ký hiệp định song phương hoặc điều ước quốc tế về con nuôi mà Việt Nam có tham gia.

 

b. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:


- Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên;
- Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;
- Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi.

 

c. Đối với người nước ngoài tuy không thuộc một trong các trường hợp quy định như trên, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết;

 

d. Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.

 

2. Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi là


a. Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống. Trẻ em từ trên mười lăm tuổi đến dưới mười sáu tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân.

 

b. Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm:
- Trẻ em bị bỏ rơi;
- Trẻ em mồ côi;
- Trẻ em khuyết tật, tàn tật;
- Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự;
- Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học;
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
- Trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác;
- Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

 

c. Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi.

 

d. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết.

 

3. Thủ tục nộp hồ sơ xin nhận con nuôi


Người xin con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan con nuôi quốc tế hoặc thông qua các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Hồ sơ gồm:


- Đơn xin nhận trẻ Việt Nam làm con nuôi;
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Giấy phép còn giá trị của nước mà người xin nhận con nuôi là công dân, cho phép người đó xin nhận con nuôi nước ngoài;
- Giấy xác nhận về y tế;
- Giấy xác nhận về thu nhập;
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Theo Luật Hôn nhân và gia đình, với trẻ là người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, hồ sơ còn bao gồm văn bản chấp thuận của cha mẹ đẻ của trẻ, hoặc của người giám hộ nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được. Việc nhận trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

 

4. Sau khi kiểm tra và thẩm định hồ sơ, cơ quan con nuôi quốc tế gửi công văn lên sở tư pháp tỉnh/thành phố nơi trẻ cư trú. Sau đó, sở tư pháp sẽ trình UBND tỉnh/thành phố xem xét ra quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Sở tư pháp tiến hành việc giao nhận con nuôi với sự có mặt của đại diện sở tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, đại diện người nuôi dưỡng trẻ, cha và mẹ nuôi.

 

Thời gian: 30 ngày làm việc. Trường hợp phải gia hạn cũng không quá 60 ngày.

 

  • Hoài Thu thực hiện

 

(Xin chân thành cảm ơn Luật sư Vũ Ngọc Dũng, Công ty tư vấn Bắc Việt Luật, www.bacvietluat.vn, đã tư vấn cho chuyên mục này).

 

Bạn có thắc mắc về pháp luật, xin gửi theo mẫu dưới đây:




 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,