221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
936668
Bạn đọc nghĩ gì về đề nghị “ôn bài… sung sướng”
1
Article
null
Bạn đọc nghĩ gì về đề nghị “ôn bài… sung sướng”
,

(VietNamNet) - Các vụ việc bê bối liên tiếp do suy thoái đạo đức người thầy và gần đây nhất là việc một PGS. TS ĐH Sư phạm TP.HCM đề nghị “ôn bài… sung sướng” với sinh viên đã khiến dư luận bất bình, hoang mang về sự đồi bại, xuống cấp đạo đức của một bộ phận không nhỏ những người trong ngành giáo dục. Nhiều bạn đọc VietNamNet đề nghị ngành giáo dục đào tạo cần thanh lọc những giáo viên như vậy ra khỏi ngành, đem lại sự trong sáng, nghiêm túc cho môi trường giáo dục.

Phải lấy lại niềm tin cho phụ huynh, học sinh về một môi trường giáo dục trong sáng, hiện đại.

Nguyễn Đình Bảo Đức,

Q. Thủ Đức, TP.HCM

Đầu tiên, đáng khen cho tinh thần dũng cảm của các bạn sinh viên bởi đã dám đấu tranh với những điều bất công tồn tại trong ngành giáo dục. Thật sự, những sự kiện gần đây liên quan đến ngành giáo dục khiến cho tôi có cảm giác đạo đức của người thầy, người cô đang bị xem nhẹ trong quá trình tuyển chọn giáo viên.

Tôi đã qua thời sinh viên được 6 năm, có thể hiểu được cảm xúc của các bạn trong hoàn cảnh này. Học sinh, sinh viên ví như một tờ giấy trắng mà thầy cô là những người vẽ nên tính cách, nhân cách, quan điểm sống của các em. Người thầy, người cô cũng là tấm gương để các em học sinh noi theo như người cha, người mẹ của mình. Bước khởi đầu được các thầy cô xây dựng tốt sẽ tạo cho các em sự vững tin, sự lạc quan về một xã hội công bằng và văn minh. Nói thế để thấy được việc làm của thầy Lộc là không thể chấp nhận được trong ngành giáo dục.

Tôi có cảm giác là thầy Cẩn đang hướng sự việc sang một vấn đề dễ dàng hơn, đó là đổ lỗi cho phương pháp giáo dục của cá nhân thầy Lộc. Xin được khẳng định rằng, đây là một hành vi lợi dụng chức vụ để đạt được lợi ích cá nhân, không phải là một phương pháp, quan điểm giáo dục sai lầm.

Với những giáo viên như thầy Lộc, tôi nghĩ rằng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nên mạnh tay sa thải ra khỏi ngành để làm gương cho những người khác. Một con sâu, nếu không ngăn cản kịp thời, có thể làm cho một cái cây bị tàn phá. Bởi vậy, mức độ nghiêm trọng của vấn đề này cần được xem xét một cách cẩn trọng và nghiêm khắc. Điều quan trọng là phải lấy lại niềm tin của các bậc phụ huynh, của học sinh và các em sinh viên về một môi trường giáo dục trong sáng, hiện đại (đặc biệt là vấn đề đạo đức).

Trách nhiệm và hi vọng này của chúng tôi chắc phải nhờ đến Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM hoàn thành. Hi vọng, đạo đức sẽ được xem là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong tuyển chọn giáo viên.

 

Phạm Phúc Định, phucdinh0101@yahoo.com

Qua sự việc trên, tôi nghĩ cần phải xử lý mạnh tay để chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, nhất là những người làm công tác trong ngành sư phạm. Không thể vì một lý do gì mà những người công tác trong ngành sư phạm lại có hành động thiếu sư phạm đến vậy.

Trong thời gian vừa qua, nhiều vụ việc tiêu cực đã xảy ra trong môi trường sư phạm, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội về hình ảnh người giáo viên. Chúng ta đang tiến hành cải cách giáo dục, nhất thiết phải cải cách ngay từ những người đào tạo. Nếu giáo viên chưa đủ năng lực, tư cách đạo đức thì không nên cho làm công tác giảng dạy.

 

Ngô Văn Hải, Hà Nội

Tôi nghĩ rằng từ khi ông Lộc là một giáo sinh được nhận về trường ĐHSP đến khi ông ta có được học hàm, học vị PGS.TS thì rất nhiều sinh viên bị ông ta bắn tin, nhắn tin như vậy. Biết đâu đã có những người phải "ngậm đắng nuốt cay" mà uất ức ân hận cả đời rồi không? Chúng tôi đề nghị ĐH Sư phạm TP.HCM nên nghĩ đến danh hiệu cao quí của nghề "thày giáo" mà ngay lập tức sa thải ông Lộc ra khỏi trường. Dù cho chỉ là "nhắn đùa" hay "nói chơi" thì cũng không thể cho phép một thày giáo dạy ở trường ĐH sư phạm có thể làm như vậy được.

Sau vụ tương tự của cán bộ Sở GD-ĐT Cao Bằng, giáo viên trường CĐ Phát thanh Truyền hình…, rất nhiều người bắt đầu lo lắng việc đưa con em mình tới trường. Chúng tôi đang theo dõi tin về cách xử lý của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

khoi_nc@yahoo.com

Một nội dung học hoàn toàn nghiêm túc là "phương pháp nghiên cứu khoa học" thì một ông PGS. TS (chắc là "giấy") lại biến thành một phương pháp giảng dạy phản giáo dục, phi đạo đức. Xã hội đang lên án rất nhiều và gay gắt hành vi phản giáo dục của một bộ phận nhà giáo thời gian vừa qua đối với học sinh, sinh viên. Tôi đề nghị Bộ GD - ĐT và các cơ quan chủ quan có liên quan xử lý nghiêm túc các sự việc được dư luận quan tâm thời gian vừa qua về tư cách đạo đức người thày. Nếu cần thì hãy "gạn đục khơi trong" để những người thầy chân chính luôn được kính trọng.

Trần Sinh Lộc, Quy Nhơn, Bình Định

Tôi rất bàng hoàng khi đọc mẩu tin này. Gần đây có rất nhiều chuyện về sự đồi bại của một bộ phận không nhỏ những người làm trong ngành giáo dục. Sự đồi bại của những giáo viên này đã gây nên một tâm lý hoang mang cho toàn xã hội, nhất là những phụ huynh đang có con em đi học. Dù sao đi nữa, tôi muốn pháp luật cần xử lý nghiêm minh và cần có thông tin sớm trên thông tin đại chúng. Tôi hi vọng rằng hiện tượng này sẽ biến mất ở ngành giáo viên, một ngành nghề được xã hội tôn vinh.

letinhdn@yahoo.com.vn

Nếu chuyện "lình xình" của ông Nguyễn Văn Lộc là có thật thì thực sự... không thể hiểu nổi. Nền giáo dục nước nhà đã có không biết bao nhiêu chuyện đáng buồn xảy ra: thầy giáo đòi "đổi tình lấy điểm", bắt học sinh liếm ghế, đánh học sinh gãy sống mũi, cho cả lớp tát một học sinh... Nay lại có thêm ông "phó giáo sư, tiến sĩ" của một trường sư phạm lớn... góp tên. Một PGS. TS đang dạy ở trường sư phạm mà phẩm chất, đạo đức lại quá tồi như vậy thì theo tôi không nên tiếp tục cho đứng trên bục giảng, thậm chí không cho tiếp tục công tác trong ngành sư phạm.

Huong Huyen

Tôi có con gái đang độ tuổi trưởng thành. Tôi thực sự rất lo lắng. Những vụ việc như thế này ngày càng được báo chí phản ánh nhiều. Những người thầy như vậy sẽ dạy cho học sinh những gì? Tôi khẩn thiết đề nghị ngành giáo dục thanh lọc hết những giáo viên có hiện tượng như trên ra khỏi ngành, dù là GS.TS, dù tài ba lỗi lạc cũng không thể để họ làm thầy được. Người thầy trước khi dạy kiến thức về khoa học, xã hội phải là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên.

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,