221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
937578
Nhiều bạn đọc bất bình lên án bạo lực học đường!
1
Article
null
Nhiều bạn đọc bất bình lên án bạo lực học đường!
,

(VietNamNet) - Sau khi đăng ý kiến của bạn đọc Lê Minh Hương (Hà Nội) về nạn bạo hành học đường, toà soạn VietNamNet đã nhận được rất nhiều ý kiến bạn đọc đồng tình lên tiếng, cần kịp thời ngăn chặn tiến đến loại bỏ nạn bạo hành học đường vì một môi trường giáo dục lành mạnh.

Loại bỏ bạo hành học đường vì một thế hệ tương lai của đất nước.
Trần Thị Minh Huệ, Thành phố Nam Định
Con tôi cũng đã bị cô giáo phạt bằng cách cho bạn lớp trưởng đánh 20 roi thước kẻ lim vào vai, vào chân mỗi khi cháu vi phạm lý do đi học muộn hoặc quên đội mũ, quên đi dép quai hậu đến lớp. Khi đó cháu nhà tôi mới học lớp một. Tôi đến gặp cô giáo thì cô nói: "Có yêu cô mới cho roi, cho vọt"!!!

Nguyễn Thu Hiền- Hà Nội
Mặc dù con tôi còn nhỏ, chưa đi học nhưng tôi cũng rất bất bình trước hành vi của các thầy cô giáo. Bản thân tôi lúc nhỏ cũng từng bị cô giáo bảo là "con điên" chỉ vì trời mưa tóc bị ướt nên tôi phải thả tóc ra cho khô. Lúc ấy tôi chỉ đơn giản nghĩ là cô giáo quá lời, nhưng bây giờ tôi lại nghĩ khác. Cần phải giáo dục cho con em chúng ta biết phân biệt đâu là hành vi sai trái của thày cô giáo để biết lên tiếng bảo vệ mình và bạn bè. Một điều tôi rất bức xúc là các cháu đi học mẫu giáo thường bị cô giáo hù doạ đến nỗi ám ảnh, không dám đến trường, đến trường không dám đi vệ sinh vì không tự lau rửa được, các cháu nhỏ qua bị đòn mà không kể ra được.

Đặng Thị Thu Phương, p305/H3, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà  Nội, phuonghieu32@yahoo.com
Là một người mẹ có con đang học mẫu giáo, tôi rất bức xúc trước vấn nạn bạo hành học đường đang xảy ra trong các trường học, thậm chí, ngay cả ở trường mẫu giáo. Một số người thầy, người cô đã vi phạm đạo đước nghề nghiệp. Đáng lý, họ không những là người truyền đạt cho các em kiến thức mà ngay trong cuộc sống, họ còn là những người mẹ, người cha có những đứa con đi học. Tôi nghĩ, cần phải xử lý thật nghiêm khắc những con người này. Họ không đủ tư cách để dạy dỗ con cái chúng ta nữa.

Nguyễn Công Bằng, Quận 6, TP. HCM
Đã đến lúc pháp luật phải can thiệp vào học đường. Tôi không có nhiều thời gian nên chưa thể có những bài viết hay như các bạn. Nhưng, với cương vị một nhà giáo, cũng đồng thời là bậc phụ huynh, tôi tha thiết kêu gọi pháp luật can thiệp vào nạn bạo hành học đường. Chuyện các thầy cô giáo là nhục học sinh, xúc phạm đến danh dự, thậm chí là huỷ hoại cuộc đời các em như vậy không xứng đáng với vai trò làm thầy, không xứng đáng được đứng vào hàng ngũ nhà giáo. Tôi tha thiết mong áp dụng các bản án, hình phạt với những giáo viên, hiệu trưởng nêu trên.

Ngô Thanh Phấn, TP. HCM, ngothanhphan@gmail.com
Chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ nạn bạo lực học đường, nhất là khi nó lại do chính các giáo viên gây ra. Gia đình tôi có truyền thống theo nghề giáo, vì vậy, tôi rất bức xúc cho những giáo viên chân chính. Phải là người có cái tâm của nghề giáo thì mới có thể đứng trên bục giảng được. Còn những người không có cái tâm đó, tốt nhất, nên để họ đi làm nghề khác, chứ đừng làm ảnh hưởng đến danh dự người thầy chúng tôi.

Nguyễn Việt Bắc, vietbac084th@gmail.com
Tôi không thể tưởng tượng lại có thể có những con người như thế trong môi trường sư phạm. Họ quên rằng, nếu họ không phải là nhà giáo thì chí ít họ cũng là người dân của một nước Việt Nam với hàng nghìn năm văn hiến. Thật là ngu xuẩn khi áp dụng một cách cứng nhắc câu nói  "Yêu cho roi cho vọt..." với học sinh.

Nguyễn Đại Tiếp, Tiểu khu 11, phường Đồng sơn, TP. Đồng hới, Quảng Bình, daitiep_dh@yahoo.com
Thật không thể chấp nhận những người đạo đức kém như thế trong ngành giáo dục. Những giáo viên này đã vi phạm pháp luật quá hồn nhiên như là bản năng. Chúng ta đang cố gắng xây dựng một nền giáo dục tiên tiến thì nhất định phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên tiên tiến. Nếu là phụ huynh của các em học sinh đó, tôi sẽ đau lòng biết bao. Không thể để con em mình lớn lên trong bạo lực. Điều đó sẽ là thảm họa của xã hội. Ngành giáo dục cần có biện pháp loại trừ những người như thế.  

Moonlight, Đống Đa, Hà Nội, nhuy_tran_43c2@yahoo.com
Tối qua tôi có xem thời sự VTV nói về vụ hiếp dâm 3 học sinh nữ của một thầy giáo. Thực sự tôi bàng hoàng trước sự xuống cấp về đạo đức nhà giáo thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Trong Y tế, chúng ta luôn đề cao Y đức, còn trong giáo dục thì sao? Nên chăng cần đưa việc tuyển sinh vào các trường Sư phạm với một môn thi phản ánh được thái độ, đạo đức, quan điểm của các giáo viên tương lai về nhiệm vụ của mình. Có thể là bài thi trắc nghiệm với các câu hỏi về tâm sinh lý và các tình huống sư phạm để qua đó có thể lọc ra được một số đối tượng có thái độ không nghiêm túc với nghề giáo. Việc này có thể hạn chế số lượng đầu vào của ngành sư phạm. Nhưng hoặc là thiếu mà dùng được còn hơn là nhiều mà toàn sâu bọ.

Thành Chí Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội, thanhchikien@yahoo.com
Tôi thực sự không biết phải nói gì mà chỉ biết buồn. Một nỗi buồn xen lẫn niềm vui khi đất nước đang hội nhập, nhà nhà ngày càng no đủ, người người được học hành, cuộc sống khá lên... Xem trên truyền hình, tôi thấy các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước,... ngày đêm lặn lội các vùng sâu, vùng xa, ngày ngày họp hành, giới thiệu, tìm kiếm các hướng đi cho đất nước hội nhập vào thế giới ngày càng mở rộng này, và tôi thấy chúng ta đã dần dần được mọi nơi trên thế giới biết đến, với một lòng khâm phục kính nể... Vậy mà trong đất nước ta, về văn hoá đạo đức có những vụ việc hết sức đau lòng, đang ngày càng báo động.  Tôi chỉ nói vậy thôi. Mong sao, mọi người cùng giúp sức để văn hoá ngàn năm của Việt Nam ta ngày một tốt đẹp không bị đi xuống như những gì mà chúng ta đang phải quan tâm!!!

Vũ Đình Sơn, Hà Nội, anhyeuemthatma_com_142@yahoo.com
Tôi không thể hình dung sẽ có một ngày mà mọi đạo lý giản đơn nhất bị phá bỏ. Hẳn mọi người vẫn chưa quên vụ nữ sinh bị lừa tình ở Hà Nam đã làm xã hội nhức nhối về đạo đức người thầy, người làm cha, làm mẹ. Giờ đây, việc một thầy giáo lạm dụng tình dục đối với rất nhiều em học sinh tiểu học đã gây sốc cho biết bao người. Một hành vi đồi bại không thể chấp nhận và dung thứ cho kẻ ngày ngày đứng trên bục giảng và trong hàng ngũ Đảng  Vậy lòng tin ở đâu, nơi nào là an toàn cho các em - những đứa trẻ ngây thơ bị làm hại bởi những ham muốn tầm thường, đồi bại? Xã hội hẳn đang nhức nhối, dân chúng đánh mất dần lòng tin. Có lẽ hãy để các cơ quan có chức năng, có thẩm quyền giải quyết, và chúng ta hãy đợi chờ sự phản hồi một cách nghiêm túc

Hà Nguyễn, Hà Nội, shenzhengirl1971@yahoo.com.au
Đạo đức của giáo viên bây giờ ở đâu?
Có quá nhiều bài nói về tình trạng giảng dạy của giáo viên và đạo đức của người thầy trên bục giảng đã làm mất đi tình cảm của phụ huynh học sinh đối với nền giáo dục hiên nay ở Việt Nam ta. Tại sao học sinh bây giờ không muốn đi học? Cách giảng dạy ở trường đã thu hút các em chưa? Thầy cô đã thực sự yêu nghề chưa? Thực sự có lương tâm với nghề không? Hãy nhìn cách dạy và học ở các nước bạn mà xem. Giáo viên và học sinh có thể trao đổi với nhau rất thoải mái, không phải như ở các trường ở ta: Học sinh sợ nói chuyện với giáo viên, giáo viên không tâm lý với học sinh và lên lớp đứng dạy như một cái máy. Ai hiểu thì hiểu, ai không hiểu cũng chẳng cần biết. Học sinh không cảm thấy thoải mái khi ngồi học. Học để mà đối phó. Vậy thử hỏi xem làm gì để các em hứng thú học tập và thích đến trường hơn ở nhà? Tôi thiết nghĩ là các giáo viên nên biết điều đó. Ngay bản thân tôi có một con trai, nó học đuợc nhưng vì do ở lớp giáo viên quá để ý và quá trọng vật chất nên cháu chán học. Cháu đã bỏ học dở lớp 11. Tôi quá hiểu giáo viên muốn gì. Tôi đã cho cháu học lại bổ túc chỉ để mong cho nó hết lớp 12 và có cái bằng tốt nghiệp. Tôi còn nhớ, ngày xưa chúng tôi đã thích đi học như thế nào. Mọi thứ đều vô tư, trong sáng. Các thầy cô luôn là giáo viên đúng nghĩa như lời Bác Hồ dạy. Tôi mong là giáo dục của nước ta nên xem lại đạo đức của giáo viên thời nay .

Xoá bỏ bạo lực học đường để các em giữ mãi được nét hồn nhiên. (Ảnh: web ĐHQG HN)

Lê Đình Tú, TP. HCM
Tôi hiện đang là sinh viên, trong suốt những năm tháng phổ thông của mình tôi chưa lần nào phải chứng kiến những cảnh bạo hành với học sinh như thế. Và thật sự trong suốt thời gian vừa qua, dự luận đã dấy lên một làn sóng về tình hình bạo hạnh đối với học sinh của những người làm sư phạm, những người được cả xã hội tôn trọng, những con người sẽ đào tạo nên những nhân tài, những trí thức cho đất nước, một tấm gương để nhiều người noi theo... Vậy mà lại có những hành động phi đạo đức, lương tâm của nghề giáo như thế... Tôi đã theo dõi rất nhiều bài báo viết về tình hình bạo hành học đường, và thiết nghĩ đó chính là hồi chuông để cảnh báo nhưng ai làm sư phạm... nhưng tình hình lại ngày càng thêm nghiêm trọng. Khi đọc được bài báo này tôi rất phẫn nộ. Có chăng những con người làm như thế chỉ muốn biến học trò của mình làm trò giải trí, những công cụ cho những suy nghĩ bệnh tật của mình, hay đó là sự thật của một "nền giáo dục"...?

Minh Duy, bluesky_hiphop@yahoo.com
Tôi không hiểu sao nước ta luôn lên tiếng coi trọng quyền trẻ em mà lại có những chuyện như thế xảy ra! Mới đây thì báo chí lên tiếng thì chúng ta mới biết, chứ trước đây có biết bao nhiêu kiểu bạo hành của giáo viên mà chúng ta ko thể biết! Những chuyện này xảy ra mới biết thế nào là hô hào, khẩu hiệu, cách làm của rất rất nhiều ngành! Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, hô hào như thế mà đối xử quá tệ! Rồi chúng tôi sẽ nhìn thầy cô giáo thế nào đây? Đạo đức xuống cấp, lương tâm nghề vứt bỏ! Đơn giản là thế thôi! Mà như theo cách giải quyết của các cơ quan thì chỉ có một mức phạt duy nhất là kỷ luật cảnh cáo, nặng hơn chút xíu thì kiểm điểm sâu sắc! Tôi không thể hiểu nổi!

Lê Uyên Uyên, U.S.A, yuenyuenli@hotmail.com
Tôi cảm thấy rất bức xúc khi đọc bài báo này. Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói đến điều đó. Tôi nghĩ, trường học và Chính phủ cần phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc và chặt chẽ đối với những giáo viên có hành động thô bạo với hóc sinh. Tôi cảm thấy căm phẫn đối với những bậc làm giáo viên đã có hành động vô đạo đức, vô lương tâm và tàn nhẫn đối với con em của mình.

Trương Tuấn Linh, i_will_live_for_you@yahoo.com
Bạo lực học đường là một vấn đề gây rất nhiều bức xúc cho xã hội. Chúng ta nên nghĩ rằng, các giáo viên đó chưa đủ đạo đức để dạy cho các em học sinh. Nếu chọn biện pháp kỷ luật thì hành vi này cõ lẽ cũng sẽ tiếp tục diễn ra. Tốt nhất chúng ta nên cho họ học thêm khóa về đạo đức của con người, cho họ hiểu ra như thế nào là đối nhân xử thế thì mới có thể dạy các em học sinh. Bác đã từng nói "Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; Người có tài mà không có đức sẽ trở nên vô dụng" như vậy, người giáo viên ở đây phải có đủ hai điều kiện "tài" và "đức" mới có thể dạy các cháu nên người được. Mọi người hãy mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình để giúp cho con em của chúng ta nói riêng và các em nhỏ trên đất nước này nói chung được dối xử như những công dân của đất nước Việt Nam này.

Vũ Nguyên Lượng, Láng Hạ, Hà Nội,  luong_vn04@yahoo.com
Dù các con tôi chưa phải nạn nhân của nạn bạo hành nhưng tôi muốn đóng góp ý kiến để phản đổi tệ nạn này. Dù với bất cứ lý do gì cũng phải kiên quyết loại bỏ các "con sâu" mang danh nghĩa "thày cô giáo" ra khỏi môi trường học đường. Những trường hợp nặng phải có hình thức ký luật nghiêm khắc như loại bỏ ra khỏi môi trường giáo dục, tước hết mọi chế độ, thậm chí khởi tố.

Lê Thị Ngọc Lan, Giáo viên trường Đại Học Vinh, le_ngoc54@yahoo.com
Là một giáo viên trẻ mới ra trường, thời gian qua tôi cũng đã đọc được nhiều thông tin trên mạng về tình trạng của một số giáo viên có hành vi phi giáo dục và tha hoá về mặt đạo đức, nhân cách một cách trầm trọng. Hiện tượng giáo viên xúc phạm học sinh về mặt tinh thần, đe doạ hành hung học sinh về mặt thể xác đã diễn ra nhiều nơi trên cả nước với mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Tôi đang tự đặt câu hỏi: không hiểu những người giáo viên mất hết phẩm hạnh của một nhà giáo kia sao vẫn còn cơ hội để tồn tại trong môi trường giáo dục? Có phải họ mới vi phạm lần đầu hay thực tế họ đã quen với thói hành xử "giang hồ" nhưng trước đây không ai lên tiếng nên công luận không biết? Và tại sao, thời gian qua, một số hiện tượng đã được phản ánh nhưng tình trạng đó không những không giảm mà còn có chiều hướng tăng lên? Phải chăng, khi còn ngồi trên giảng đường, họ không được học môn giao tiếp, ứng xử sư phạm? Và phải chăng, hiện nay một số trường, công tác bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức giáo viên không được chú trọng? Vai trò của nhà trường trong vấn đề này là như thế nào? Tôi hết sức phẫn nộ và lên án những hành động phi giáo dục và hiện tượng tha hoá của một bộ phận giáo viên. Cũng là một giáo viên, tôi thực sự thấy hổ thẹn và đau lòng khi trong ngành giáo dục của chúng ta lại có những "con sâu" làm rầu như vậy tồn tại. Cần phải có những biện pháp nghiêm trị thích đáng những "con sâu" trên để làm gương cho người khác.

(Tiếp tục cập nhật...)

Cùng VietNamNet chung tay loại bỏ học nạn bạo hành học đường! 


   

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,