221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
937742
Mời góp ý dự thảo quy định trách nhiệm người đứng đầu
1
Article
null
Mời góp ý dự thảo quy định trách nhiệm người đứng đầu
,

(VietNamNet) - Sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ban, ngành lấy ý kiến của người dân nhằm xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chế độ trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đã có những ý kiến góp ý đầu tiên gửi về Báo điện tử VietNamNet.

>>Lấy ý kiến dân về quy định trách nhiệm người đứng đầu

>>Dự thảo NĐ về trách nhiệm cá nhân với người đứng đầu

 

Khi người đứng đầu được quy định rõ trách nhiệm, nạn tham nhũng sẽ giảm 90-100%. (Ảnh: web Thanh tra CP)
Thanh Long, Điện Biên, Hoaiduc2004200175@yahoo.com
Người đứng đầu cơ quan đơn vị có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của cơ quan đơn vị đó. Công tác quản lý đơn vị đòi hỏi người đứng đầu phải có trình độ trong công tác cán bộ, công tác chính sách và việc hoạch định chủ trương, biện pháp thực hiện nhiệm vụ trên giao. Vì vậy, không có lý do gì mà người lãnh đạo cơ quan không nắm đươc các sai phạm. Việc không nắm được các sai phạm của đội ngũ cán bộ thuộc quyền thường chỉ xuất phát từ các lý do:

 Thứ nhất là người đứng đầu cơ quan biết nhưng làm ngơ vì đã có những lợi ích cá nhân từ những hoạt động sai phạm đó.

 Thứ hai là người đứng đầu cơ quan đó "ngồi nhầm chỗ" nên không thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Vì vậy, quy trách nhiệm người đứng đầu là một trong những biện pháp có tính khả thi cao trong công cuộc cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, quy trách nhiệm cho người đứng đầu thì cũng phải trao cho họ những quyền hạn tương xứng với cương vị họ được giao để họ có công cụ quản lý và điều hành cơ quan đơn vị, đồng thời cũng phải có các chế tài cụ thể để tránh việc người đứng đầu lợi dụng cương vị quyền hạn để gây ra những hậu quả không đáng có.

 

Dương Văn Hà, Lục Nam, Bắc Giang, ha_infovnn@yahoo.com.vn
Theo tôi, quy định này cần được nhanh chóng đưa ra. Việt Nam chúng ta đã gia nhập WTO rồi nên chúng ta không thể mãi duy trì theo lề lối cũ. Nếu không có sự cải cách vượt bậc, đất nước chúng ta sẽ đi vào con đường tụt hậu. Những năm qua, trách nhiệm cá nhân chưa được đề cao nên cán bộ chủ chốt của các cơ quan đơn vị còn dựa nhiều vào tập thể khi quyết định nhiều vấn đề, dẫn đến sai thì tập thể chịu và cuối cùng thì lỗi chẳng thuộc về ai. Trách nhiệm cá nhân chưa được đề cao thì thì người ta "còn muốn làm lãnh đạo" vì làm lãnh đạo "quyền cao hơn nghĩa vụ", và đây chính là mảnh đất mầu mỡ sinh ra tham nhũng, lãng phí. Nếu chúng ta có quy định chặt chẽ về trách nhiệm của người đứng đầu thì sẽ thúc đẩy nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính, tình trạng chạy bằng cấp để "làm quan to" sẽ giảm sút.

 

Trương Quang Nguyên, Hà Nội, quangnguyen0608@gmail.com
Kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển trong những năm gần đây. Đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập vào WTO nên bộ máy hành chính nhất thiết cần có sự thay đổi cho phù hợp. Một thực tế đáng buồn là, ở các cơ quan nhà nước, từ cấp thấp đến cấp cao, hễ có sai phạm là lại xử lý theo công thức chung: Kiểm điểm, rút kinh nghiệm, trách nhiệm được quy kết cho cả tập thể... Và mọi chuyện chỉ là xử lý nội bộ. Những vụ việc tiêu cực gần đây đã làm mất lòng tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước. Thiết nghĩ, cần có những biện pháp xử lý mạnh hơn. Nếu trong cơ quan để xảy ra tiêu cực lớn thì người đứng đầu cơ quan nên từ chức, và phải xem xét, truy cứu trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị. Là người lãnh đạo mà để cấp dưới lộng quyền làm sai phạm mà không biết, dùng người không đúng gây hậu quả nghiêm trọng thì không đủ năng lực để làm thủ trưởng đơn vị đó nữa. Tôi nghĩ, Chính phủ nên kiên quyết hơn nữa trong các vụ việc xử lý tiêu cực, cải cách hành chính thật mạnh mẽ để lấy lại niềm tin trong nhân dân.

 

Bao Tien Duong, Boston, USA, dtuanq@gmail.com
Theo tôi, đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất mà Chính phủ các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng để chống lại tình trạng tham nhũng. Chính phủ Việt Nam nếu thật sự thực hiện nghiêm nghị định này thì tham nhũng sẽ giảm 90, thậm chí là 100%. Điều quan trọng ở đây là làm sao để các cơ quan nhà nước nằm rõ việc những người lãnh đạo trực tiếp sẽ bị  cách chức ngay nếu để xảy ra sai phạm nghiêm trọng. Người lãnh đạo sẽ là đối tượng cụ thể mà luật pháp nhắm đến khi có sai phạm xảy ra. Ví dụ: dư luận trong thời gian gần đây rất quan tâm đến chuyện một giáo viên buộc cả lớp tát một em học sinh phạm lỗi. Nếu có luật quy định trách nhiệm người đứng đầu thì vị hiệu trưởng trường của trường học nơi xảy ra sự việc trên sẽ không thể ngồi yên như hiện nay được. Nếu thực hiện được Dự luật này thì tất cả những người lãnh đạo sẽ lưu tâm theo dõi, chấn chỉnh các thuộc cấp trực tiếp. Chúng ta cũng có thể lấy thêm một ví dụ điển hình nữa là, trong chuyến đi chống bão Sangxan năm ngoái, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng với quyền hạn của mình đã cách chức các chủ tịch tỉnh đã để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng gây thiệt hại về người và của khi cơn bão đi qua. Và như thế, công việc chống bão đã tiến triển rất tốt.

 

Ngô Quốc Khôi, Hàn Quốc, quockhoihht229@yahoo.com
Là người lãnh đạo trước hết cái đức cái tài phải đi song hành với nhau. Muốn lãnh đạo tốt nhất thiết phải lấy được lòng người bằng những việc làm đem lại lợi ích cho nhân dân chứ không nên cậy chức cậy quyền mà làm nhân dân thiếu tin tưởng. Bởi vậy, muốn có lãnh đạo tốt tại một xã hay phường hay cấp cao hơn thì người đó nên để dân hiểu biết về cách làm cách chỉ đạo và phương hướng phát triểu lâu dài, với tầm nhìn xa trông rộng, yêu dân như con, thân thiện với mọi người,... lúc đó mới được dân bầu làm lãnh đạo trong sự thử thách. Nếu lãnh đạo làm không tốt như điều đã nói trước dân hay ngược lại, còn tồi tệ hơn thế nữa thì sẽ bị nhân dân tố cáo buộc. Người đó phải thôi chức vụ và chờ cơ quan pháp luật điều tra làm rõ. Làm như vậy thì người lãnh đạo sẽ phải nể dân, yêu dân thì mới có thể làm được lãnh đạo tốt được. Và những người xu nịnh lãnh đạo sẽ không còn tồn tại. Ai nấy đều cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình thay vì phải xu nịnh lãnh đạo. Tôi mong các đồng chí lãnh đạo có đức có tài hiểu được ý nghĩa này.

 

Hoài Linh, Hà Nội, hoailinh_71@yahoo.com
Nếu để xảy ra sai phạm, người đứng đầu và cấp phó phải bị cách chức ngay lập tức (kể cả dù không đồng loã vi phạm bởi điều đó chứng tỏ khả năng lãnh đạo yếu kém hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm của họ). Lãnh đạo mới phải được bầu bằng bỏ phiếu kín, và phải loại bỏ những đồng loã đã vi phạm kỷ luật, sau đó, truy trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp để đền bù thiệt hại bằng lương và tài sản cá nhân tuỳ theo mức độ của từng người.

 

Đặng Trần Phương, Kim Ngưu, Hà Nội, dangtran.phuong@gmail.com
Hãy tăng lương cho người đứng đầu và áp dụng nguyên tắc trách nhiệm cho họ, để họ có thể làm tốt hơn vai trò của mình trong việc quản lý vĩ mô. Khi để xảy ra tiêu cực, hãy thực hiện đúng theo điều luật quy định.

 

Văn, TP. HCM
Các cụ nói "Con dại, cái mang", " Mũi dại, lái chịu đòn". Điều này đã quá rõ từ lâu, tại sao nay ta phải lấy ý kiến về trách nhiệm người đứng đầu? Thế nào là thủ trưởng? Thủ trưởng là người đứng đầu, chỉ huy mọi hoạt động. Cái lỗi của ta là hiểu sai tinh thần làm chủ tập thể. Thành tích thì do ta còn sai là do tập thể. Trước đây ta có chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhưng nay ta thay thành Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch... đó là xác định rõ trách nhiệm cá nhân lãnh đạo. Vì vậy, quy định rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan là phân định rõ trách nhiệm rất cần thiết ..Càng cụ thể càng tốt.

 

 

Mời quý vị tiếp tục góp ý cho dự thảo Nghị định về trách nhiệm cá nhân với người đứng đầu,

Tất cả ý kiến của quý vị sẽ được Tòa soạn VietNamNet gửi lên văn phòng Chính phủ. Thời gian góp ý từ 25/5- 25/7/2007.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,