221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
944124
Người dân mong cải cách hành chính quyết liệt, mạnh mẽ
1
Article
null
Người dân mong cải cách hành chính quyết liệt, mạnh mẽ
,

(VietNamNet) -Chúng ta phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ rồi nghiên cứu, đề xuất nên gộp một số bộ lại cho tinh gọn. Vì sự nghiệp đổi mới của đất nước và mục tiêu mà Đảng đã đề ra để thực hiện, nếu cứ vì sợ một số người mất chỗ mà không dám đổi mới là không thực hiện nghị quyết của Đảng. Tinh gọn cũng chính là tiết kiệm, chống lãng phí”. Nhiều bạn đọc VietNamNet bày tỏ ý kiến trước chủ trương sáp nhập một số bộ, ban, ngành trong cơ cấu Chính phủ khoá XII.

Sáp nhập một số bộ và cơ quan ngang bộ: Phải làm từ lâu rồi

Trẻ em lang thang: Có đến 5 bộ và cơ quan ngang bộ liên quan?

Le Anh Ngoc,

ngoctsth@yahoo.com

Chúng tôi nhất trí cao với việc sắp xếp, tổ chức theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Hiện nay, sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ quá nhiều khiến việc quản lý không hiệu quả. Các mục tiêu, pháp lệnh các ngành chức năng làm cả, còn các ủy ban chỉ quản lý chung chung, xin số liệu các ngành chức năng để báo cáo. Việc chỉ làm một số dự án, chương trình cụ thể chứ không nắm được tổng thể.

Ví dụ: Về vấn đề trẻ em, các chỉ tiêu trẻ em các ngành làm còn Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em chỉ làm một vài việc cụ thể như UNICEF, PLAN hỗ trợ... để giúp trẻ em lang thang, trẻ em khó khăn chứ không nắm và giải quyết được các vấn đề cơ bản của trẻ em. Đối với công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình cũng thế, Ủy ban Dân số chỉ làm chung chung, chủ yếu ngành y tế thực hiện.

Pham Thi Hong Van, Thanh Hoá

Sáp nhập một số bộ và cơ quan ngang bộ là hoàn toàn đúng, lẽ ra phải làm từ lâu rồi. Uỷ ban Dân số nhập vào Bộ Y tế, Uỷ ban TDTT nhập vào Bộ VHTT… là rất hợp lý. Có đi vào thực tế mới thấy sự chồng chéo. Đài THVN đưa tin một cháu bé lang thang mà có đến 5 bộ và cơ quan tương đương đùn đẩy nhau. Ở cấp huyện có Ủy ban Dân số huyện nhưng về thể dục thể thao, có nơi là phòng TDTT, có nơi là phòng VH – TDTT, không hiểu chức năng của các phòng này là gì.

Trần Lâm, Hà Nội

Chúng ta phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ rồi nghiên cứu, đề xuất nên gộp một số bộ lại cho tinh gọn. Vì sự nghiệp đổi mới của đất nước và mục tiêu mà Đảng đã đề ra để thực hiện, không vì một cái riêng nào, nếu cứ vì sợ vị trí của một số người mất chỗ mà không dám đổi mới là không thực hiện nghị quyết của Đảng. Tinh gọn cũng chính là tiết kiệm, chống lãng phí. Nếu Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ kiên quyết thì nhất định sẽ thực hiện được.

Cải cách là đúng nhưng phải tính toán kỹ lưỡng

Minh Quang, Praha 5, CH Czech

Dù muộn, chúng ta cũng nhận ra không thể cứ “bành trướng” mãi việc lập các bộ, ban, ngành không dựa vào một luận cứ khoa học nào, sáp nhập bộ, ban, ngành để vừa đơn giản bộ máy, vừa tập trung sự quản lý nhà nước, tạo ra một cơ chế năng động để thúc đẩy xã hội phát triển…

Tuy nhiên, tôi tự hỏi, không rõ đây có phải là lần cuối để không trở lại cảnh vừa mới có quyết định sáp nhập thì ngay sau đó lại có căn cứ “khoa học” nào đó để tái lập hoặc lập mới một bộ, cơ quan Chính phủ nào đó như trước đây vẫn thường có hay không? Kể cả việc lập, tái lập, sáp nhập đơn vị hành chính cũng vậy.

Thiết nghĩ, quản lý nhà nước, quản lý xã hội là một khoa học. Do vậy, việc lập, sáp nhập các cơ quan nhà nước cần phải có sự nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, phải có lý luận và thực tiễn chứng minh, không nên làm vội vàng để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội.

Với thực tế xây dựng đất nước mấy chục năm qua, nhất là những gì tích luỹ được trên lĩnh vực quản lý xã hội trong những năm đổi mới, hi vọng lần này chúng ta sẽ đưa ra quyết định đúng.

Còn việc học tập kinh nghiệm thế giới, nhất là các nước có trình độ quản lý tiên tiến. Tuy nhiên, học cái gì, học như thế nào là điều cần phải tính toán. Cần lấy tiêu chí tập trung, năng động, hiệu quả, không trùng lặp để lập một cơ quan Chính phủ. Các nước trên thế giới có nơi lập bộ để quản lý theo ngành như công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp…, có nơi theo lĩnh vực, chuyên ngành như điện, than, chế tạo máy… Ở ta cũng có vậy.

Để đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh sự phát triển của đất nước hiện nay, tạo ra một cơ chế thông thoáng, năng động, đồng bộ, thống nhất - điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài rất mong muốn, thì việc lập bộ theo ngành, theo lĩnh vực hay kết hợp cả hai là điều cần nghiên cứu.

Nếu lập bộ đa ngành, đa lĩnh vực, vị bộ trưởng tốt nhất nên chọn trong số người có trình độ quản lý, điều hành, tổ chức công việc, không nên là những chuyên gia, chuyên môn giỏi, những người giỏi chuyên nên bố trí làm cấp phó. Tất nhiên, cấp trưởng phải là người quyết định, chịu trách nhiệm đối với Chính phủ.

Ở các nước phát triển, họ đã làm như vậy, nhưng ở ta việc này vừa qua chưa phát huy được hiệu quả. Nguyên nhân là do chưa có cơ chế đúng về tổ chức, cơ chế điều hành công việc, và cũng là do cấp trưởng chưa nắm rõ được khoa học quản lý nhà nước, can thiệp sâu vào chuyên môn của cấp phó trong khi mình lại ít hoặc không biết… Còn tiêu chí để lập một bộ như thế nào, hẳn là các nhà quản lý nhà nước đều rõ: Đối tượng (ngành, lĩnh vực) điều chỉnh của bộ đó là gì? Nội dung, phạm vi điều chỉnh? Phương pháp, công cụ điều chỉnh? Quan hệ ngang, dọc của bộ?

Ngọc Quốc, Hà Nội

Công cuộc cải cách hành chính ở nước ta là rất cần, hơn nữa phải quyết tâm thực hiện. Nhưng đây là công cuộc ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, cần thực hiện bài bản, kế thừa xem xét các bài học kinh nghiệm từ các nước khác. Phương án cải cách cần khả thi và có một lộ trình dài hạn, thống nhất. Nước ta cần xem xét những bài học kinh nghiệm từ những nước có điều kiện KT-XH, trình độ quản lý của con người cụ thể, phong tục, tập quán, tác phong, lề lối làm việc tương tự như ta. Cần xác định rõ ta đang ở đâu, trình độ quản lý của cán bộ nước ta ở mức độ nào.

Một bạn đọc, Hà Nội

Cải cách bộ máy hành chính quốc gia, tinh giảm mà có hiệu lực, lẽ ra đã phải làm từ lâu rồi, nhưng muộn còn hơn không. Nhưng vấn đề là thay đổi tư duy hệ thống, thay đổi chức năng nhiệm vụ: quản lý định hướng dài hạn, cơ chế, chính sách, hướng dẫn kiểm soát, chứ không phải bỏ nhiều bị con vào một bị lớn.

Chất lượng cán bộ là yếu tố quan trọng nhất

Nguyễn Phi Mạnh, Hoàng Mai, Hà Nội

Chính phủ đã không ít lần tách, nhập các bộ nhưng hiệu quả hoạt động của bộ máy vẫn còn nhiều bất cập. Rút bớt đầu mối các bộ là việc cần làm nhưng phân công, phân cấp cho rõ ràng là việc quan trọng hơn. Việc này nên cầu thị học hỏi những nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Nhưng điều quan trọng nhất Chính phủ cần quan tâm là có cán bộ giỏi, muốn vậy lương các chuyên viên phải cao và các chuyên viên này phải có ít nhất 10 năm thực tế ngoài xã hội mới được tuyển vào các Bộ.

Phạm Vĩnh Long, UB Dân số Gia đình Trẻ em Hải Dương

Tôi nghĩ, đã không thể chậm trễ về cải cách hành chính được nữa. Đất nước chỉ có thể bay lên khi bộ máy tinh gọn, con người có tâm huyết, có năng lực, có trách nhiệm và có cả lòng tự trọng dân tộc thì mới tự giác làm việc và làm việc có hiệu quả. Chính vì thế phải làm quyết liệt công tác bộ máy và cán bộ, không vì quyền lợi một số người mà làm thiệt hại đến lợi ích dân tộc, lợi ích của hàng triệu người dân Việt Nam.

Nguyễn Trung Kiên, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

Tôi nghĩ, Chính phủ cần thúc đẩy cải cách hành chính mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, đừng để tình trạng “nói nhiều nhưng thực hiện chẳng được bao nhiêu” như đã xảy ra ở không ít bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua. Để thực hiện tốt công cuộc cải cách hành chính, tôi cho rằng điểm mấu chốt là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức vừa có tài, vừa có tâm, vừa có trách nhiệm với công việc, với người dân.

Ý kiến của bạn?

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,