(VietNamNet) - Sau khi đọc bài viết "Cụ già cào ngao trên bãi biển Cửa Lò", nhiều bạn đọc đã gửi thư về bày tỏ sự cảm thông với cụ già cũng như đề xuất biện pháp quyên góp tiền để giúp đỡ cụ.
Lá lành đùm lá rách...
Tôi đã có cơ hội gặp bà cụ khi đi Cửa Lò đợt 30/4, 1/5. Đó là một buổi sáng trời mưa và như các bạn đã được biết qua báo chí, đó cũng chính là cái ngày mà biển đã cướp đi mạng sống của 4 người. Bà cụ vừa đi cào ngao về với cái cào dài trên vai và tay xách một túi lưới nhỏ đựng ngao (tôi áng chừng chỉ ngót nghét mấy lạng). Bà chủ quán ăn nơi tôi đang ngồi gọi bà lão lại và hỏi mua chỗ ngao đó nhưng khách ăn không ai có nhu cầu nên lại thôi, không mua nữa. Tôi chợt cảm thấy lòng mình xót xa khi nhìn thấy đôi chân lấm lem đất và tấm lưng còng khốn khổ của bà.
Cụ già 77 tuổi đang cào ngao trên biển Cửa Lò vào một sớm hè... Ảnh: Ngọc Oanh - Theo Blog CuA
Qua cuộc trò chuyện, tôi được biết
, bà cụ ngoài đứa cháu ra còn đang nuôi 1 cậu con trai bị tâm thần nên cái vất vả, cái khổ chắc cũng chưa đủ diễn tả hoàn cảnh của bà cụ. Lúc đó, chẳng hiểu sao tôi lại nói: "Cháu thì không ăn ngao nên bà mang sang bên cạnh bán nhé, còn cháu có chút tiền... bà mang về đong gạo". Tôi chẳng biết nói gì hơn vì việc này tế nhị quá, cũng may bà chủ quán nói thêm vào: "Thôi, cô ý đã có lòng thì bà nhận đi về đong gạo, cầm cẩn thận không lại rơi mất thì khổ...".
... Trời vẫn đổ mưa một cách tàn nhẫn lên hình hài nhỏ bé bước xiêu vẹo, bộ quần áo chắp vá đã tối sẫm vì ngấm nước mưa nhưng vẫn đồng hành cùng chủ nhân đang dành nốt quãng đời còn lại cho biển và cho gia đình. Tôi không phải một nhà văn, một nhà báo hay một khái niệm nào đó về một nghề viết những câu chuyện, nhưng tôi ghi lại những gì mình đã thấy, đã cảm nhận và đã xúc động. Tôi nhận ra rằng, cuộc sống thật phong phú, đa dạng và còn rất nhiều điều cần trải nghiệm. Trải nghiệm để thấy yêu những gì mình có hoặc đơn giản hơn là đã... từng có.
Danh sách các cá nhân quyên góp giúp đỡ "Cụ bà cào ngao trên bãi biển Cửa Lò" 1. Cháu Lê Thu Trang: Số 3 tổ 36, P. Hoàng Văn Thụ, Hà Nội: 50.000 đồng 2. Anh Nguyễn Văn Sỹ: A Part # 06- Tôi muốn giúp đỡ bà cụ Tôi rất hoan nghênh ý kiến của bạn Diệu An về việc đề nghị VietNamNet đứng ra làm cầu nối để bạn đọc có thể chuyển tiền giúp đỡ bà cụ. Tôi muốn gửi 300.000 đồng, xin cho tôi số tài khoản hoặc địa chỉ, chân thành cảm ơn. Thùy Linh, TP. HCM, email: sgn_mel@hcm.vnn.vn. Cho tôi biết địa chỉ của bà cụ Mình thấy rất thương cho bà cụ, một ngày đi học bãi biển chỉ kiếm được 2-3 nghìn bạc để nuôi sống hai bà cháu cả ngày. Trong khi đó, chúng ta mỗi ngày có thể chi hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu, chục triệu đồng cho những cuộc vui vô bổ. Có thể đối với người giàu, đó là số tiền chẳng đáng gì nhưng đối với những người nghèo như bà cụ thì đó là một gia tài cực lớn. Vậy, tại sao chúng ta không giúp đỡ họ mà chỉ đứng nhìn? Phạm Hiền Trang, tổ 3, thị trấn Chùa Hang, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, email: hientrang_pttn@yahoo.com. Mọi khoản đóng góp xin gửi về: Ban Bạn đọc, báo điện tử VietNamNet, số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Làm ơn cho tôi địa chỉ của bà cụ. Tôi rất nhớ bà ngoại tôi. Cảm ơn rất nhiều. Đoàn Thanh Hoàng, Cầu Diễn, Hà Nội, email: hoangnova@gmail.com.
Mình rất thương bà cụ
Thưa các bạn, tôi rất vui và xúc động khi thấy giữa cuộc sống bộn bề này, vẫn còn có nhiều tấm lòng sẻ chia đến thế... Theo ý kiến cá nhân tôi, chúng ta nên đề nghị VietNamNet đứng ra giúp chúng ta nhận những đóng góp nhỏ bé này và chuyển đến cho gia đình bà cụ. Thời gian dự kiến quyên góp là từ mùng 1 đến 30/8/2007, sau 5 -7 ngày tổng kết và thông báo đến các cá nhân đã đóng góp tổng số tiền nhận được, Báo VietNamNet sẽ là cơ quan đại diện chuyển tới cụ những tấm lòng vàng ở khắp mọi miền trên tổ quốc. Đây chỉ là 1 gợi ý nhỏ của tôi và chúng ta có thể góp ý kiến thêm để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Chúc các điều tốt lành sẽ đến với các bạn của tôi, những người bạn mà tuy chưa 1 lần gặp mặt nhưng đã làm tôi thấy gần gũi lạ kỳ... (Lê Diệu An, Hà Nội).
Gửi cụ già trên bãi biển Cửa Lò
Cụ kính mến! Cháu chắc cũng như mọi người thật sự khâm phục sức lao động dai dẳng và bền bỉ của cụ. Cuộc sống của cụ vất vả quá, vất đến bao giờ? Đọc bài viết về cụ, trong lòng cháu thấy nhói đau, một điều gì đó đang hiện hữu trong cháu, cháu thấy thương gia cảnh của cụ, liệu có còn những gia cảnh nào như cụ nữa không, ở đâu đó? Cháu chẳng biết làm gì để làm cho cuộc sống của cụ khá hơn, vì một mình cháu có muốn thay đổi cuộc sống của cụ cũng không được vì cháu không có điều kiện.
Cháu có thể giúp đỡ cụ bằng những đồng tiền cháu có, nhưng chắc sẽ không gửi được mãi phải không cụ, đó cũng là điều dễ hiểu mà. Thôi thì chẳng biết giúp gì để cụ vơi đi cái vất vả theo đến lúc già? Chỉ biết cầu trời, chúc cụ luôn mạnh khoẻ và can đảm như cụ vốn có. Mong mọi người hãy sống tốt hơn, sống tốt hơn với những gì mà ta đang được nhận và phải biết nâng niu những gì mà ta đang được hưởng từ sự đầy đủ, hạnh phúc. Điều quan trọng là phải biết cảm thông và chia sẻ với những người không được hạnh phúc như mình. (Trần Thị Hằng, Hà Nội, email:tranthihanghn@yahoo.com).
Có phải là một phần của bài học vô tâm kia mà chúng ta học hết?
Điều đầu tiên tôi muốn nói là tôi rất tán thành ý kiến của bạn Diệu An là chúng ta quyên góp giúp đỡ bà cụ, chúng ta thấy bà cụ cào ngao cả ngày được mấy nghìn đồng, nên chúng ta quyên góp để giúp đỡ bà cụ. Nhưng không lẽ lúc nào cũng phải là tiền sao? Theo bạn số tiền bao nhiêu là đủ cho một bài học về lòng vô tâm? Liệu bà cụ có dùng số tiền đó để có một bữa ăn sáng trước khi đi cào ngao hay không? Bạn hãy đặt tình huống, bạn đi trên đường, một người đưa tiền cho bạn bảo là về mua cái áo khác mà mặc vì cái áo bạn đang mặc có một vết rách hay một vết bẩn thì bạn có cầm số tiền đó không? Đâu phải lúc nào chúng ta đưa tiền ra thì cũng sẽ có một ai đó đưa tay ra nhận (liệu đây có phải là một phần của bài học vô tâm kia mà chúng ta học hết?). Có bao nhiêu bà cụ có hoàn cảnh như trên mà bạn chưa biết? Chúng ta có thể giúp đỡ bà cụ bằng những cách khác không? Tôi không biết kết thúc cũng như trả lời những câu hỏi trên như thế nào, nhưng nếu tôi có dịp vào Cửa Lò, tôi sẽ mua tặng bà cụ một tấm áo mới! (Nguyễn Hòa Bình, Cty Trường Xuân, 121 Bùi Thị Xuân, HN, email: nguyenhoabinh.bio@gmail.com).
Tôi đã đọc đi đọc lại bài viết này và tôi nghĩ việc chuyển những tấm lòng của chúng ta đến bà cụ là hoàn toàn có thể. Chúng ta là thế hệ trẻ, nếu có một chuyến đi chơi đến Cửa Lò, có lẽ tôi sẽ bỏ lỡ và các bạn cũng có thể, vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng nếu đến Cửa Lò vì mục đích như bạn Lê Diệu An đã nói, chúng ta làm được. Tôi thấy kế hoạch của bạn Lê Diệu An rất đáng được quan tâm, hy vọng những tấm lòng của chúng ta sẽ biến thành hành động để chung tay xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi sẽ liên lạc với bạn An sớm! Chúc các bạn vui nhiều! (Ngọc Thy, Hà Nội, email: kim_n_v@yahoo.com).
Ý kiến của bạn?