221
450
Bạn đọc - Pháp luật
bandocviet
/bandocviet/
979330
Nên coi mũ bảo hiểm là mặt hàng thiết yếu
1
Article
null
Nên coi mũ bảo hiểm là mặt hàng thiết yếu
,

(VietNamNet) - Gần đến ngày quy định bắt buộc người ngồi trên xe gắn máy đội mũ bảo hiểm, thị trường mũ bảo hiểm càng sôi động, chất lượng, giá cả cũng vì thế rất khó kiểm soát. Nhà nước trong thời gian này nên coi mũ bảo hiểm là mặt hàng thiết yếu, có chính sách trợ giá và chỉ định cho một ngành chịu trách nhiệm cung ứng mặt hàng này đến tay người tiêu dùng.

 

Thị trường mũ bảo hiểm đang bị thả nổi, chất lượng và giá cả không thể kiểm soát.

Trần Thị Hồng,

ĐH Kinh tế Quốc dân

Tháng 12, Chính phủ yêu cầu bắt buộc người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Với thị trường mũ bảo hiểm hiện nay, 60% là mũ không đạt chất lượng, dễ vỡ thành các mảnh vụn nguy hiểm. Trong khi đó người dân đi mua mũ bảo hiểm không có phương tiện kỹ thuật để phân biệt mũ giả và thật. Hơn nữa, người dân đi mua mũ bảo hiểm để đối phó không phải là nhỏ. Tôi nghĩ, Chính phủ cần thông báo công khai những hãng sản xuất và các cơ sở kinh doanh buôn bán mũ bảo hiểm đạt yêu cầu chất lượng, đúng giá để người dân đỡ mất tiền oan mua phải mũ kém chất lượng.

 

Chu Quynh, Hoà Bình

Qua thông tin đại chúng và theo dõi tình hình thị trường mũ bảo hiểm trong thời gian qua, tôi thấy các cơ quan có thẩm quyền không kiểm soát được chất lượng và giá cả mũ bảo hiểm. Theo tôi, Nhà nước trong thời gian này nên coi mũ bảo hiểm là mặt hàng thiết yếu, có chính sách trợ giá và chỉ định cho một ngành chịu trách nhiệm cung ứng mặt hàng này đến tay người tiêu dùng. Điều này đảm bảo cho người tiêu dùng mua được mũ bảo hiểm có chất lượng tốt, chi phí hợp lý; tránh được nạn buôn lậu, sản xuất hàng giả, kém chất lượng, tiết kiệm một khoản ngân sách không nhỏ cho Nhà nước.

Hung, Hà Nội

Nếu mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, người tiêu dùng tiền mất, tật mang thì trách nhiệm thuộc về ai? Thiết nghĩ, Chính phủ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm thì phải có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho người dân, nếu không thì chỉ tạo điều kiện cho bọn buôn mũ giả kiếm lời mà tiêu chí về giảm tai nạn giao thông chỉ là con số không.

Trần Văn Bê, Q.10, TP.HCM

Người dân Việt Nam đa số có thu nhập thấp. Mức lương công nhân trung bình của chúng tôi là 60.000đ/ngày, phải lo cuộc sống hàng ngày như chợ búa, điện nước, tiền học cho con, tôi xin thưa dù ý thức an toàn giao thông có cao đi chăng nữa với đồng lương như thế, để cầm tiền đi mua 1 chiếc mũ chất lượng an toàn với cái giá từ 160.000đồng trở lên, họ không dám bỏ tiền ra để mua đâu?

Thiết nghĩ, Nhà nước ta cần cân nhắc, hỗ trợ người dân mua được 1 chiếc nón an toàn với địa chỉ riêng để người dân lao động được mua chiếc nón bảo đảm, tránh vì không có tiền, đối phó, họ buộc phải mua những chiếc nón bảo hiểm dù biết là giả để sử dụng.

Lê Hương, Hà Nội

Không nên mua mũ bảo hiểm kém chất lượng

Tôi thấy trên báo chí hàng ngày thông tin về việc mũ bảo hiểm kém chất lượng bán tràn lan và người mua cũng mua rất nhiều vì ham rẻ và vì để đối phó. Theo tôi, đội mũ bảo hiểm là tự mình bảo vệ mình, cho nên người tiêu dùng nên mua mũ tốt để đội. Cho dù có đắt một chút thì cũng nên cố vì sự an toàn của mình và những người thân đáng quý hơn tất cả. Nếu mua mũ kém chất lượng thì không những tiền mất mà tật lại mang. Và một lý do nữa là, nếu bạn mua mũ bảo hiểm tốt thì chính là bạn đã góp phần vào việc tẩy chay hàng nhái, hàng  kém chất lượng đang ào ạt tràn vào nước ta.

Ngo Ngoc Anh Trang, Q.10, TP.HCM

Khó chia sẻ công việc vì… nón bảo hiểm

Lợi ích của nón bảo hiểm đã quá rõ ràng, không phải bàn cãi nữa, nhưng trẻ em phải đội nón bảo hiểm khi tham gia lưu thông cùng cha mẹ là một việc cũng khá nan giải.

 

Gia đình chị tôi có 2 con: một học lớp mẫu giáo và một học lớp 3. Cả hai vợ chồng đều đi làm, công việc đưa rước con đi học được bố trí tuỳ theo tình hình công việc của cha mẹ.

 

Sáng trên đường đến sở làm, cha có nhiệm vụ đưa 2 con đến trường vì mẹ đã đi làm từ 5h, buổi chiều mẹ có nhiệm vụ đi đón con về. Ngày nào cả cha và mẹ đều bận (họp hành, công tác đột xuất hoặc tăng ca) không thể đón con thì cha mẹ phải gọi điện nhờ dì hoặc chú đi đón giùm.

 

Trước đây, việc đón giùm là bình thường nhưng nay nếu theo luật, cả 2 bé đều phải đội nón bảo hiểm khi tham gia lưu thông thì anh chị tôi phải sắm bao nhiêu nón bảo hiểm để thực hiện việc đưa đón con đi học này?

 

Nón bảo hiểm không thể theo học sinh đến trường, cha mẹ làm thế nào để chia sẻ công việc đưa đón con mà vẫn bảo đảm không vi phạm luật, và còn họ hàng khi hỗ trợ thì phải làm sao đây? Không biết các bậc cha mẹ khác có gặp hoàn cảnh như anh chị tôi không? Nếu có và quý vị khắc phục được thì xin vui lòng chia sẻ.

 

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,